Chính sách thương mại của mỗi quốc gia

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 57 - 64)

gồm: Chính sách thương mại nội địa; Chính sách thương mại xuất nhập khẩu và Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. Với mỗi vai trò khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau thì các chính sách này là các chính sách cơ bản nhằm tạo nên sự phát triển bền vững của quốc gia đó. Và để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế cũng như tình hình thực tiễn thì các chính sách này cần phải sử dụng linh hoạt nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế của giai đoạn đó.

2.1.3.1. Chính sách thương mại của Trung Quốc

Trước khi thực hiện cải cách mở cửa (1982), về cơ bản, ngoại thương của Trung Quốc do các công ty chuyên ngành về ngoại thương của Trung Ương quản lý. Tuy nhiên, thể chế kinh doanh ngoại thương kiểu tập trung cao dộ đã dần dần bị xóa bỏ trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Năm 1984 đánh dấu thể chế ngoại thương của Trung Quốc chính thức bước vào cải cách. Từ đó, tiến tới xóa bỏ độc quyền về quản lý ngoại thương và xóa bỏ về tình trạng bao cấp trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Các đơn vị ngoại thương được tự do hơn trong kinh doanh và đóng vai trò chủ thể của thị trường đối với cơ chế mới. Đặc biệt, cơ chế quản lý sẽ phát huy tính năng chủ động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế.

Về xuất khẩu, Cơ chế định giá xuất nhập khẩu được áp dụng linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi của quan hệ cung cầu và hệ thống giá cả trên thị trường quốc tế. Trung Quốc đã áp dụng tỷ giá hối đoái thống nhất dựa theo tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ năm 1994. Cũng trong năm đó, Trung Quốc cũng thông qua Luật Ngoại thương.

Về nhập khẩu, Trung Quốc đã thay đổi chính sách nhập khẩu thiết bị kỹ thuật. Chỉ những thiết bị đã được chọn lọc nhằm phục vụ cho các công trình lớn, cá biệt mới được Trung Quốc nhập khẩu trong thời điểm này. Sự ưu tiên đối với nhập khẩu hàng hóa được Trung Quốc giành cho các kỹ thuật và công nghệ để cải tạo các xí nghiệp cũ đã lạc hậu. Với quan điểm như trên, Trung Quốc đã nhập công nghệ và kỹ thuật của trên nước, chủ yếu là của các nước tư bản phát triển như CHLB Đức, Anh, Mỹ, Pháp…

thương mại quốc tế. Năm 1991, Trung Quốc tham gia APEC. Việc này góp phần thúc đẩy Trung Quốc hội nhập kinh tế vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Việc bình thường hóa quan hệ Trung –Mỹ và ký kết Hiệp ước thương mại Trung –Mỹ (1999) đã tạo tiền để để Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2001 sau 16 năm đàm phán. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã tiến hành rà soát 2300 Luật, quy tắc, và quy định của chính phủ trước đó. Đối với các văn bản nào không phù hợp với quy tắc của WTO và cam kết khi gia nhập WTO của Trung Quốc đều bị bãi bỏ hoặc sửa đổi.

Giai đoạn đầu thế kỷ 21 nhằm gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và cải thiện đời sống cho hơn 1,4 tỷ dân số của nước này, Trung Quốc đã định hướng về thương mại quốc tế của nước mình theo hướng hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, lợi thế về đinh hương xuất khẩu càng yếu thế do sự gia tăng về chi phí nhân công và biến động giá nguồn nguyên liệu trong nước, năng lượng và các yếu tố sản xuất khác. Với sự gia tăng chi phí nhân công và biến động giá nguồn nguyên liệu trong nước, năng lượng và các yếu tố sản xuất khác, lợi thế chi phí thấp của các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu càng yếu thế. Trước tình hình mới, Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu về chiến lược chuyển hướng mô hình thương mại quốc tế từ phát triển các yếu tố bên trong sang phát triển các yếu tố bên ngoài. Trong giai đoạn 2006-2010, Sự điều chỉnh về các chính sách thuế xuất nhập khẩu và thực hiện các chiến lược khuyến khích thương mại quốc tế đã được Chính phủ Trung Quốc thực hiện. Trong đó, các vấn đề trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhằm đa dạng hóa thị trường và ưu tiên chất lượng là vấn đề trọng tâm của sự điều chỉnh. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tiến hành thêm các dự án thử nghiệm nhằm chuyển đổi và cải tiến quy trình trao đổi thương mại quốc tế, nâng cấp dịch vụ tài chính và bảo hiểm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tập trung cải tiến kỹ thuật và tối ưu về sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Với những biện pháp này, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được các hiệu quả tốt, được thể hiện ở sau cuộc khủng khoảng tài chính quốc tế năm 2009. Phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Trung Quốc đều đứng vững trước những khó khăn của khủng hoảng kinh tế mang lại. Điều này đã góp phần thúc đẩy ngành ngoại thương của Trung Quốc

nhanh chóng phục hồi.

Trong giai đoạn 2011-2015, Trung Quốc tiếp tục nỗ lực duy trì các lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Các định hướng nhằm tập trung về phát triển công nghệ, thương hiệu, chất lượng cũng các dịch vụ mới với tốc độ nhanh hơn. Đồng thời, Trung Quốc cũng đẩy mạnh việc chuyển đổi trong lĩnh vực công nghiệp và nâng cấp, mở rộng các chuỗi cung ứng thương mại gia tăng giá trị cũng như năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của các doanh nghiệp và sản phẩm. Bên cạnh đó, sự mở rộng các dịch vụ thương mại ở quy mô quốc tế và đặc biệt đẩy mạnh dịch vụ cung ứng nhân lực cũng được thực hiện. Với các định hướng như trên, Chính phủ Trung Quốc Đã ban hành thêm các chính sách trong nhiều lĩnh vực như tài chính, thuế quan, ngân hàng, bảo hiểm, quản lý ngoại hối, thủ tục hải quan và vận tải.

Như vậy có thể thấy, Chính phủ Trung Quốc đã sớm nhìn nhận và đánh giá lợi thế của quốc gia này. Từ đó, Trung Quốc đã đưa những cơ chế chính sách phù hợp với từng giai đoạn, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế của nước này trên cơ sở định hướng xuất khẩu. Đồng thời, tích cực tiếp thu, học hỏi và nhập khẩu các công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Để từ đó biến nó thành thế mạnh của nền sản xuất trong nước phục vụ hàng xuất khẩu. Nhờ vậy, Trung Quốc đã từ một nước đang phát triển và có thể nhanh chóng vươn lên trở thành nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo Thương mại thế giới, năm 2010, Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và đạt giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỷ USD, vượt qua các cường quốc như Mỹ, Đức, Nhật Bản, và Pháp. Trong 5 năm tiếp theo, Trung Quốc đã liên tục đứng vị trí số 2 thế giới về giá trị xuất khẩu, chỉ sau các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu EU.

2.1.3.2. Chính sách của Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đây là xu thế khách quan của nền kinh tế thế giới đầu thập niên 80 thì hầu hết các nước trên thế giới đã có sự điều chỉnh hoặc cải cách kinh tế ở các mức độ và hình thức khác nhau. Các làn sóng về cải cách kinh tế rộng khắp trên thế giới vô hình chung đã tạo nên áp lực mạnh đối với nền kinh tế Việt Nam đang còn chập chững bước vào công cuộc đổi mới. Trong báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội VI đã chỉ rõ “Cùng với việc mở rộng xuất

khập khẩu, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài hạn cần vận dụng nhiều hình thức đa dạng để phát triển kinh tế đối ngoại”. Nhằm thực hiện chủ trương đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách “mở cửa” nhằm thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật từ nước ngoài, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, từng bước gắn nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước với thị trường quốc tế.

Về ngoại thương, cải cách ngoại thương được thực hiện theo hướng từng bước mở cửa và hội nhập quốc tế. Chủ trương chính sách của Nhà nước tập trung đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, coi xuất khẩu là một trong ba chương trình trọng điểm của chặng đường đầu tiên.

Kim ngạch ngoại thương tăng rất nhanh từ sau khi đổi mới chính sách quản lý kinh tế. Nước ta đã có một số mặtt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, dệt may, giày dép, gạo, thủy sản, cao su, cà phê, than đá với số lượng lớn và chất lượng các mặt hàng ngày càng được cải thiện.

Nhà nước tiếp tục thực hiện các chính sách xóa bỏ chế độ độc quyền ngoại thương trong giai đoạn từ 1990- 1998. Thời giai đoạn này, kim ngạch xuất nhập khẩu có bước tăng trưởng đáng kể và có sự thu hẹp dần khoảng cách xuất- nhập. Mối quan hệ kinh tế nước ngoài được mở rộng đã hình thành thị trường thống nhất trong cả nước gắn liền với thị trường thế giới. Nền kinh tế từ chỗ phải bù lỗ thì ngân sách nhà nước đã bắt đầu có khoản thu đáng kể từ thuế xuất nhập khẩu. Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật Thương mại vào ngày 10/5/1997; ngày 23/5/1997, Chủ tịch nước ký Lệnh số 58L/CTN công bố ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1998. Sau đó đó, Chính phủ ra Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết về thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua, bán hàng hoá với nước ngoài. Có thể nói, đây là một bước tiến nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, tạo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Năm 1997 đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Trước tình hình đó, để tránh việc nhập khẩu quá mức bình thường hàng hoá rẻ của các nước, bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế mức nhập siêu, Chính phủ chủ trương hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu. Nghị định

57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn 1998 – 2001.

Giai đoạn 2001-2010, điều kiện trình độ phát triển kinh tế, công nghệ nước ta còn thấp, chính sách nhập khẩu đã tạo thuận lợi để Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, giải quyết sự thiếu hụt về nguyên, nhiên liệu, máy móc thiết bị. Nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện trình độ công nghệ của nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn và tốt hơn. Tuy nhiên, chính sách phát triển xuất khẩu của Chính phủ Việt nam trong giai đoạn này đang còn quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng và chưa thật sự quan tâm đến chất lượng cũng như hiệu quả xuất khẩu. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh về xuất khẩu như dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao và có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong giai đoạn 2011-2020, theo Quyết định số 2471/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ:

Về mục tiêu:

- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng.

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 – 12%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021 – 2030.

- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm.

- Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm

2020; thặng dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030.

Về xuất khẩu:

-Tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như thuỷ sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình. đồng thời chuẩn bị điều kiện để gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến.

-Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu hàng thô, nông sản, thuỷ sản, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, đồ gỗ…

-Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao động rẻ, ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp. Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng và tài nguyên.

-Tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn. Trước hết là khai thác cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu và các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN. Khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, châu Phi và châu Mỹ La tinh.

Về nhập khẩu:

-Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển.

-Hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa sản xuất trong nước, nhập khẩu hàng xa xỉ, có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu.

Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, thông qua việc xây dựng các biện pháp phi thuế quan phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp tự vệ khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật.

-Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc để bảo vệ hàng sản xuất trong nước. Tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTA mới để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn

Khi nghiên cứu hai nước về các chính sách thương mại xuất nhập khẩu trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, tác giả thấy răng, cả Trung Quốc và Việt Nam đều có những chính sách riêng định hướng phát triển xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng có thể sản xuất được trong nước và khuyến khích nhập khẩu công nghệ kỹ thuật cao của các nước tiên tiến. Điều này nhằm nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của nước sở tại. Tuy nhiên, thực tế là các chính sách thương mại quốc tế của

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w