Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ trong việc cải thiện cán cân thương

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 104 - 109)

cân thương mại Việt Nam –Trung Quốc

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ trong việc cải thiện cán cân thương mạiViệt Nam- Trung Quốc Việt Nam- Trung Quốc

Nhập siêu từ Trung Quốc vẫn đang là vấn đề nan giải cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Nếu tính từ năm 2000 trở về trước, Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc thì từ năm 2001 trở đi, Việt Nam hoàn toàn nhập siêu từ quốc gia này và thậm chí còn tăng nhanh chóng.Trong chương 2, tác giả đã nghiên cứu thực trạng của cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong một giai đoạn dài và cụ thể thời kỳ 2010-2019. Qua đó cho thấy chính sự thâm hụt cán cân thương mại kéo dài cùng khoảng cách chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng lớn đã đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Giai đoạn 2016-2018, tình hình cán cân thương mại của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong đó mức thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc cũng có chiều hướng giảm dần và có tăng lại vào năm 2019. Tuy vậy, điều này cho thấy những chủ trương định hướng của Chính phủ trong giai đoạn này được đã ít nhiều thành công đối với “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 đã nêu rõ các vấn đề trọng điểm sau:

Một là thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu:

Đây được coi là giải pháp chủ yếu, lâu dài để giảm nhập siêu từ Trung Quốc. Để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương đã chủ động đàm phán và ký kết với phía Trung Quốc các thỏa thuận hợp tác nhằm tạo hành lang pháp lý quan trọng, minh bạch và ổn định cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt

là các nhóm hàng có thế mạnh như nông sản, thủy sản. Trong đó, Bộ Công Thương đặc biệt tăng cường cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm thiểu các thủ tục thông quan hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua các văn phòng Xúc tiến thương mạị tiếp cận và có thể thành lập một số các văn phòng moliws tại các địa phương trọng điểm tại thị trường Trung Quốc nhằm tạo cầu nối xúc thiến thương mại với từng vùng như: thành phố Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam), Trùng Khánh và thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô)...để đẩy mạnh xuất khẩu.

Hai là đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu chuyên ngành

Bộ Công Thương cần liên tục phối hợp với các bộ ngành khác thuộc Chính Phủ để rà soát các danh mục quản lý để loại bỏ các thủ tục không cần thiết, rườm rà. Thông qua các diễn đàn tiếp xúc và trao đổi thông tin nhằm tư vấn, tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp đang vướng mắc. Bên cạnh đó, cần tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước trì trệ, nâng cao về năng lực quản trị, đẩy mạnh hiệu quả về kinh doanh.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần rà soát lại các thủ tục về hành chính, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đặc biệt chú trọng cải cách hành chính về các lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và doanh nghiệp như: lĩnh vực hải quan, thuế, Chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, và giải quyết các thủ tục đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Ba là các biện pháp xử lý nhập siêu

Thực tế cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc liên tục tăng mạnh trong các năm qua cho thấy nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hoá từ Trung Quốc của Việt Nam rất lớn. Bên cạnh đó, cùng với chính sách miễn giảm thuế theo khuôn khổ ACFTA, điều này càng khó khăn hơn bao giờ hết. Trong khi đó, hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc này thể hiện sự chậm chạp trong tăng trưởng. Một phần nguyên nhân là do các giải pháp hạn chế nhập siêu của Việt Nam chưa thể phát huy hiệu quả. Nhìn về cán cân thương mại của Việt Nam có thể thấy sự gia tăng về mức độ thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc, trong giai đoạn 2016- 2019. Tuy nhiên, hạn chế nhập siêu bằng mọi giá không phải là vấn đề mà Chính phủ cần siết chặt bằng mọi biện pháp. Chính phủ cần khống chế mức nhập siêu trong giới hạn cho phép, tức là

mức nhập siêu có nhưng không ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô như nợ nước ngoài, cán cân thanh toán.

Mặc dù giai đoạn 2010-2015 là giai đoạn nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ phục hồi sau suy thoái toàn cầu năm 2008-2009 nên tăng trưởng chậm và nhu cầu nhập khẩu giảm so với giai đoạn trước thời kỳ nghiên cứu. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Tuy mức độ tác động từ cuộc suy thoái này đến Việt Nam không nhiều nhưng việc tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có phần giảm sút so với giai đoạn trước nhưng ở mức không đáng kể ( Bảng 3.1 dưới đây). Từ năm 2015 đến 2019, nền kinh tế Việt Nam đã hồi phục và trở lại tăng trưởng như thời điểm trước thời kỳ khủng hoảng. Có được điều này một phần do đóng góp của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2019

Đơn vị tính: %

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tăng trưởng 6,24 5,25 5,42 5,98 6,68 6,21 6,81 7,08 7,02

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Thủ Tướng Chính Phủ qua các năm từ năm 2011 đến 2015, có thể thấy Chính phủ đã thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung vào các nội dung trọng điểm trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng công nghiệp chế tạo có giá trị gia tăng cao và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô; phát triển công nghiệp hỗ trợ, chủ động hợp tác sản xuất các thiết bị công nghệ cao trong một số ngành công nghiệp mà nước ta có thế mạnh. Nhờ đó cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu liên tục tăng từ năm 2010 đến 2019 (Biểu đồ 2.3, chương

2) và tỷ trọng các ngành công nghiệp trọng điểm cũng có nhiều chuyển biến tích cực: Năm 2011, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 35,2% là nhóm hàng đóng góp vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất với mức 47,5%; nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm 40,6%. Trong năm 2012, nhiều sản phẩm thuộc

nhóm hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như: Điện thoại và linh kiện 12,6 tỷ USD, tăng 97,7%; điện tử máy tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 69.1%; máy móc, thiết bị phụ tùng 5.5 tỷ USD, tăng 26.9%. Năm 2012 là năm đầu tiên xuất khẩu gạo đạt trên 8 triệu tấn, tương đương 3.7 tỷ USD. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 cũng có sự thay đổi so với năm 2011: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 51,7 tỷ USD, tăng 49,9% và chiếm 45,1% (Năm 2011 là 35.6%), chủ yếu do tăng kim ngạch của điện thoại và linh kiện, tăng 97,7%. Năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2014, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 66,5 tỷ USD, tăng trưởng 12% so với năm trước. Các mặt hàng thuộc nhóm này đã chiếm 44,3% về tỷ trọng của tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Các mặt hàng chính thuộc nhóm này là điện thoại và linh kiện ước đạt 24,1 tỷ USD, tăng trưởng 13,4% so với cùng kỳ và chiếm 16,1% về tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu

Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,8%. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại. Điều này đã đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Sự chuyển dịch về cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế đã đi đúng hướng. Cụ thể là tăng tỷ trọng giá trị các mặt hàng về công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong khi đó, các mặt hàng về khai khoáng, gia công có xu hướng giảm về tỷ trọng. Chính Phủ đã kiểm soát tốt mức nhập siêu ở mức 2%, dưới mức kế hoạch 5% đẫ được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, Chính phủ đảm bảo về an ninh năng lượng cho nền kinh tế, đặc biệt là là điện cho các huyện đảo, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, Chính phủ đã tích cực đẩy mạnh về tái cơ cấu ngành, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương đạt 93% kế hoạch đề ra.

Năm 2016, lần đầu tiên cán cân thương mại với Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi và giảm mức thâm hụt thương mại 13,4% so với mức đỉnh điểm của năm 2015. Tình trạng tâm thụt thương mại được cải thiện do tốc độ tăng về giá trị hàng hóa nhập khẩu giảm mạnh trong năm này. Bên canh đó, cơ cấu hàng hóa cho thấy sự dịch chuyển nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc sang một số thị trường khác trong đó điển hình là Hàn Quốc (tốc độ tăng nhập khẩu 14,6% so với 2015) phục vụ các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam.

Năm 2019, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt kết quả ấn tượng, với tốc độ tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6-6,8%. Động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm nay tiếp tục là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 11,29%) và các ngành dịch vụ thị trường (như ngành vận tải, kho bãi tăng 9,12%; bán buôn và bán lẻ tăng 8,82%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,62%). Cơ cấu kinh tế năm 2019 cũng có những chuyển biến tích cực với tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống 13,96% GDP, so với mức 14,68% của năm 2018. Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 500 tỉ USD. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 500 tỉ USD, trong đó ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước với tốc độ cao hơn rất nhiều khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cán cân thương mại với Trung Quốc tuy có sự thâm hụt tiếp so với năm 2018, tuy nhiên xét tổng thể thì cán cân thương mại của Việt Nam vẫn thặng dư 11,1 tỷ USD tăng 63,5% so với mức thặng dư 6,83 tỷ USD của năm 2018.

Bốn là cần có giải pháp nhằm tăng cường quản lý đối với các hoạt động thương mại tiểu ngạch giữa hai quốc gia, đặc biệt là thương mại giữa biên giới hai nướ. Đặc biệt ngăn chăn các hoạt động buôn lậu và các mặt hàng cấm, ảnh hưởng đến tình hình an ninh quốc gia.

Trong hoạt động kinh doanh thương mại với Trung Quốc, hình thức buôn bán thấp nhất trong thương mại quốc tế, thiếu tính ổn định và rất phức tạp là hình thức buôn bán tiểu ngạch qua biên giới. Bên cạnh đó, hình thức buôn bán này chứa đựng nhiều yếu tố của kinh tế ngâm, bất hợp pháp và gây ảnh hưởng bất lợi đối với an sinh xã hội do không được bảo hộ nhiều từ Nhà nước. Các vấn đề như buôn lậu hàng hóa trái phép đã làm tràn ngập thị trường trong nước những hàng kém chất lượng, các mặt hàng độc hại và thậm chí là cả những loại ma tuý tinh chế… gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước nói riêng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn đối với an ninh quốc gia nếu vấn nạn về buôn bán bất hợp pháp và vận chuyển hàng hóa qua biên giới hai nước không được kiểm soát tại các cửa khẩu. Có thể nói, những hành vi này đã xâm phạm

đến chủ quyền quốc gia đối với cả Việt Nam và Trung Quốc. Tuy rằng, Chính phủ hai nước cũng đã có nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn chặn trong thời gian qua nhưng vẫn còn đâu đó tồn tại nhiều bất cập, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động về thương mại song phương giữa hai nước.

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w