Nhìn vào công thức (1) ở trên cho thấy hai nhân tố cấu thành lên cán cân thương mại chính là Xuất khẩu hàng hóa và Nhập khẩu hàng hóa. Như vậy, để phân tích cán cân thương mại của một quốc gia, ta cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia đó. Qua đó, ta sẽ thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến cán cân thương mại ra sao.
Cán cân thương mại về hàng hóa được biểu thị bằng giá trị chứ không phải là khối lượng hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Do đó, ta sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến trị giá xuất khẩu và trị giá nhập khẩu để quan sát sự tăng giảm của cán cân. Từ công thức cho thấy, cán cân thương mại thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này có nghĩa là, cán cân thương mại sẽ thặng dư khi quốc gia đó có giá trị xuất khẩu ròng là dương và ngược lại cán cân thương mại sẽ thâm hụt khi giá trị xuất khẩu ròng là âm. Do vậy, một nhân tố nào đó làm tăng giá trị xuất khẩu thì đồng thời sẽ làm giảm giá trị nhập khẩu và ngược lại, nên tác giả sẽ xét cả yếu tố xuất khẩu và nhập khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng sau đây.
a) Tỷ giá hối đoái
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại của một quốc gia. Đồng thời, tỷ giá hối đoái cũng là bộ phận chính cấu thành lên cán cân thanh toán của quốc gia đó. Hiện nay, khi ở nhiều quốc gia trên thế giới có cán cân thanh toán quốc tế không thuận lợi thì chính phủ của quốc gia đó thường có mục tiêu là cải thiện cán cân thương mại. Và tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ nhằm thực hiện cải thiện cán cân thương mại do tính chất của tỷ giá hối đoái. Sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái nhiều hay ít đến cán cân thương mại phụ thuộc và độ co giãn của xauats khẩu và nhập khẩu đối với tỷ giá.
Khi một quốc gia phá giá đồng nội tệ hay nói cách khác là giảm tỷ giá hối đoái mà chính phủ cam kết ủng hộ sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu của quốc giá đó. Từ đó, tổng giá trị xuất khẩu tăng lên và/hoặc làm giảm tổng giá trị nhập khẩu do độ co giãn của xuất khẩu và/hoặc nhập khẩu đối với tỷ giá hối đoái là lớn. Điều này sẽ phần nào cải thiện được cán cân thương mại.
Tuy nhiên, trong thực tế có thể xảy ra trường hợp mà mức độ co giãn của cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước khác bằng 0 hay nói cách khác người tiêu dùng của quốc gia đó cho rằng không có một loại hàng hóa nào có thể thay thế cho hàng nhập khẩu. Trong trường hợp đó, giá hàng nhập khẩu có sự thay đổi trong khi giá hàng hóa nội địa vẫn giữa nguyên. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa cần nhập khẩu và đồng thời phần nào đó còn thúc đẩy giá trị hàng nhập khẩu tăng. Trong trường hợp này thì cán cân thương mại sẽ không cải thiện mà còn xấu đi theo hướng tiêu cực.
tr.270) và các vấn đề về việc cải thiện cán cân thương mại ta thấy: Phá giá đồng nội tệ có thể làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm. Tuy nhiên không vì thế mà cán cân thương mại sẽ phải được cải thiện. Trong ngắn hạn, cán cân thương mại bị xấu đi do hiệu ứng giá cả sẽ có tính trội so với hiệu ứng khối lượng; và trong dài hạn, cán cân thương mại sẽ được cải thiện do hiệu ứng khối lượng lại có tính trội so với hiệu ứng giá cả. Ngoài ra, các nước công nghiệp phát triển có khả năng dễ thành công khi áp dụng phá giá đồng nội tệ nhưng điều này lại không hoàn toàn đúng đối với các nước đang phát triển. Do đó, đối với một nước đang phát triển, để có thể áp dụng giải phép phá giá đồng nội tệ thì cần thiết phải tạo được các điều kiện tiền đề để có thể phản ứng tích cực với những lợi thế mà phá giá đem. Có như vậy thì trong ngắn hạn cán cân thương mại mới có thể được cải thiện.
b) Tỷ lệ Đầu tư, Tiết kiệm trong nước
Trong Kinh tế học, theo cách tiếp cận chi tiêu, thì tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng là 4 thành tố tạo thành tổng sản phẩm trong nước (GDP).
GDP có thể viết dưới dạng phương trình sau: GDP = C + I + G + NX (
Trong đó:
C: tiêu dùng; I: đầu tư;
G: chi tiêu của Chính phủ;
NX: xuất khẩu ròng và còn được gọi là cán cân thương mại. Đây là khoản chênh lệch giữa giá trị hàng xuất khẩu trừ đi giá trị hàng nhập khẩu.
Để thấy rõ được mối quan hệ giữa 3 thành tố: tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại thì chúng ta biến đổi biểu thức lại như sau:
NX = (GDP – C – G) – I (2).
Trong đó:
(GDP – C – G) chính là tổng thu nhập còn lại của nền kinh tế sau khi đã trừ đi các khoản tiêu dùng của người dân và chi tiêu của Chính phủ. Và nó được gọi là tiết kiệm quốc dân (Sn). Từ phương trình (2) ta có thể viết lại thành: NX = Sn - I (3).
Từ đẳng thức trên, ta có thể thấy mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư với cán cân thương mại hay là giữa luồng vốn quốc tế sử dụng để tích lũy vốn (Sn - I) và luồng hàng
hóa, dịch vụ quốc tế (NX).
Cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt khi mức tiết kiệm không đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư. Và các nước sẽ dược vào lượng vốn FDI (từ nước ngoài) để tài trợ cho các nhau cầu đầu tư của nền kinh tế trong nước. Ngược lại, khi nhu cầu đầu tư nhỏ hơn tiết kiệm của nền kinh tế thì nó sẽ làm thặng dư cán cân thương mại.
c) Các chính sách kinh tế của chính phủ
Trước tiên, có thể thấy, Chính sách thương mại quốc tế luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nói chung của một quốc gia. Nó bao gồm rất nhiều biện pháp được thực hiện đồng thời và là công cụ để can thiệp vào hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong các giai đoạn. Tuy nhiên, trong đo sẽ có một số các biện pháp và công cụ được sử dụng thường xuyên hầu hết trong mọi thời kỳ kinh tế như: Hạn ngạch nhập khẩu; Thuế quan; Hạn ngạch thuế quan; Giấy phép; Hạn chế xuất khẩu tự nguyện; Các rào cản kỹ thuật; Tín dụng xuất khẩu; Trợ cấp xuất khẩu; Bán phá giá. Chính phủ thông qua các chính sách này nhằm điều chỉnh cán cân thương mại khi cần thiết để đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính sách đầu tư: Các chính sách và biện pháp liên quan đến đầu tư cũng có tác động quan trọng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cán cân thương mại thông qua các kênh cơ bản là:
(1) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
(2) Nguồn thu nhập chuyển giao từ nước ngoài như viện trợ, thu nhập ròng từ các dự án đầu tư ngoài nước, kiều hối
(3) Nguồn vốn vay.
(4) Chính sách đầu tư trong nước.
d) Một số yếu tố cơ bản khác cũng tác động qua lại với cán cân thương mại như:
- Lạm phát
Nếu giả định các nhân tố khác không đổi, tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn ở nước ngoài, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước này trên thị trường quốc tế, do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm,
- Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu
Với giả định về các nhân tố khác không đổi, nếu giá cả trên thế giới của hàng hóa xuất khẩu của một nước tăng. Điều này sẽ làm gia tăng về cầu nội tệ và đồng thời
gia tăng về cung ngoại tệ trên thị trường tài chính thế giới. Nói một cách khác, khi giá cả trên thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng sẽ làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và ngoại tệ. Điều này sẽ tác động đến cán cân thương mại của quốc gia đó.
-Thu nhập của người không cư trú bao gồm: các cá nhân, hộ gia đình, công ty và các nhà chức trách, các tổ chức quốc tế (Khoản 2 và 3, điều 3, Nghị định 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ)
Với các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập thực tế của người không cư trú tăng, làm tăng cầu xuất khẩu bởi người không cư trú, do đó làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại tệ, tức là tăng cả giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và ngoại tệ
- Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài
Cũng với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu áp dụng mức thuế quan cao hoặc hạn ngạch nhập khẩu thấp với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài thì giá trị hàng nhập khẩu sẽ có xu hướng giảm. Ngoài ra, điều này sẽ xảy ra tương tự đối với các hàng hóa bị áp dụng hàng rào phi thuế quan mang tính chất kỹ thuật như: yêu cầu về chất lượng hàng hóa, yêu cầu về kiểm dịch;…. Kết quả của các biện pháp trên sẽ làm giảm cầu ngoại tệ nước ngoài.