Đặc điểm của cán cân thương mại: cán cân thương mại về hàng hóa là cân đối
giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Vi vậy, từ khái niệm cán cân thương mại về hàng hóa đã trình bày ở trên, ta có đẳng thức sau:
TB =(X-M) (1)
Trong đó:
TB: Cán cân thương mại X: Giá trị xuất khẩu hàng hóa M: Giá trị nhập khẩu hàng hóa
- Khi (X-M) >0 tức cán cân thương mại ở trạng thái thặng dư hay xuất siêu hay thu từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu.
-Khi (X-M) <0 tức là cán cân thương mại ở trạng thái thâm hụt hay nhập siêu hay thu từ xuất khẩu thấp hơn chi cho nhập khẩu.
-Khi (X-M) = 0 tức là cán cân thương mại ở trạng thai cân bằng hay thu từ xuất khẩu bằng chi cho nhập khẩu.
Về ý nghĩa thực tiễn
Cán cân thương mại về hàng hóa là một bộ phận chính cấu thành cán cân vãng lai. Số liệu của cán cân thương mại được cập nhập thường xuyên bởi cơ quan hải quan thường cung cấp kịp thời các số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa. Chính vì vậy, khi phân tích tác động của cán cân thanh toán lên các biến số vĩ mô, thì trạng thái của cán cân thương mại luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi tình trạng của cán cân thương mại (thâm hụt hay thặng dư) thể hiện trạng thái của nền kinh tế.
Thứ nhất, cán cân thương mại về hàng hóa cung cấp những thông tin liên quan
đến cung và cầu tiền tệ của một quốc gia.
Thứ hai, dữ liệu trên cán cân thương mại về hàng hóa có thể được sử dụng để
đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một nước.
Thứ ba, trạng thái thâm hụt hay thặng dư cán cân thương mại về hàng hóa có
thể làm tăng về khoản nợ nước ngoài hoặc gia tăng về mức dự trữ ngoại tệ, hay nói cách khác là thể hiện mức độ an toàn hoặc bất ổn của nền kinh tế.
Thứ tư, trạng thái thâm hụt hay thặng dư cán cân thương mại về hàng hóa đều
phản ánh hành vi tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng của nền kinh tế.