Một số vấn đề về năng lực cảm thụ văn học

Một phần của tài liệu Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 30)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.1.4. Một số vấn đề về năng lực cảm thụ văn học

1.1.4.1. Cảm thụ văn học

Cảm thụ văn học là gì? Ta có thể hiểu: Cảm thụ văn học là hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Cơ sở, nguồn gốc của cảm thụ là sự nhân hoá tự nhiên bên trong của con người thông qua quá trình hoạt động. Cấu trúc của cảm thụ là sự đan xen phức tạp của các yếu tố tri giác, lý giải, tưởng tượng, cảm xúc. Cũng còn có thể hiểu: Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc(nghe) một câu chuyện, một bài thơ,... ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc... Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị, đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm(cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ).(Trần Mạnh Hưởng - Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học)

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”(Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) chỉ giải thích các thuật ngữ: Tiếp nhận văn học, thưởng thức văn học, không có thuật ngữ cảm thụ văn học. Như vậy có thể suy ra rằng, cảm thụ văn học không được coi là một thuật ngữ, một khái niệm hay nó được coi là một thuật ngữ bao trùm tất cả các khái niệm sau đây. Có thể hiểu cảm thụ văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ, hệ thống tín hiệu thứ hai của loài người. Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tinh tế, đẹp đẽ của văn học được thể hiện trong tác phẩm. Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất, người đọc không chỉ nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin, phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho người khác.

Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ hệ thống tín hiệu thứ hai loài người. Đó là quá trình tiếp nhận khiếu cảm thụ được của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật tính hình tượng của văn chương. Đây là quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Những tính chất này do đối tượng nhận thức là tác phẩm văn học quy định. Mỗi một tác phẩm văn học đều mang một vẻ đẹp toàn diện về cả nội dung và cả giá trị nghệ thuật. Đó chính là vẻ đẹp về ngôn ngữ, về các hình thức nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm đó. Quá trình nhận thức cái đẹp trong văn thơ là quá trình nhận thức cái đẹp về ngôn ngữ mà là ngôn ngữ nghệ thuật. Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật là giàu hình ảnh, có sức biểu cảm và có tính đa nghĩa.

Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp nhất của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm... Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất. Cảm thụ văn học có nghĩa là không chỉ nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin, đồng thời phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả với bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho người khác. Dù hiểu theo cách nào thì cảm thụ văn học cũng bao gồm ít nhất là khả năng nhận thức và rung cảm trước nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn chương, các hoạt động tâm lí đó mang tính chủ quan và cảm tính.

1.1.4.2. Khái niệm năng lực cảm thụ văn học

Năng lực cảm thụ văn học được hiểu là khả năng nắm bắt một cách nhanh nhạy, chính xác các đặc điểm đặc trưng, bản chất của các tác phẩm về nội dung và nghệ thuật; là khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế với những điều tâm sự thầm kín nhất của tác giả gửi gắm qua hình tượng; là khả năng đánh giá chính xác và sâu sắc tài năng cũng như sự độc đáo trong phong cách nhà văn.

Năng lực cảm thụ văn học là tổ hợp các yếu tố như kiến thức, kĩ năng, vốn sống, kinh nghiệm, ý chí, hứng thú… được huy động, vận dụng vào việc phát hiện, khám phá, thưởng thức và thể nghiệm những giá trị độc đáo, đặc sắc của tác phẩm văn học.

Những điều nói trên về năng lực cảm thụ văn học cho thấy: mỗi người đều có thể rèn luyện, trau dồi cách đọc để từng bước nâng cao trình độ cảm thụ văn học cho bản thân, từ đó cũng có thể có khả năng cảm nhận cuộc sống tốt hơn.

1.1.4.3. Đặc trưng của cảm thụ văn học

Đây là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mĩ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Những tính chất này do đối tượng nhận thức tác phẩm văn học quy định.

Cũng cần nói thêm, cảm thụ văn học diễn ra ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố quyết định như: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ khi tiếp xúc với văn học,… Ngay cả ở một người, sự cảm thụ về một bài văn, bài thơ trong những thời điểm khác nhau cũng có nhiều biến đổi.

Phương thức chiếm lĩnh đối tượng văn học chủ yếu là bằng tình cảm, bằng những xúc động mang tính trực quan, bằng sự tham gia của yếu tố vô thức. Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn, cấn đến vốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của con người. Đấy là một bước quan trọng, là cơ sở không thể thiếu để quá trình tiếp nhận văn học diễn ra. Hiểu và cảm thụ văn bản nghệ thuật thuộc hai mức độ nông sâu khác nhau: Chúng ta có thể gọi hiểu là việc chạm tới nội dung bề mặt của ngôn từ nghệ thuật(còn gọi là hiển ngôn), còn cảm thụ là việc hiểu sâu sắc với những xúc động, trước những gì mà ngôn từ gợi ra để nhận thức được chiều sâu ý nghĩa của văn bản (còn gọi là hàm ngôn).

Cảm thụ văn học là hoạt động nhận thức thẩm mỹ có tính đặc thù. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, bạn đọc không tiếp xúc với những vật thể cụ

thể trong tự nhiên mà là những hình tượng được nhà văn xây dựng trong trí tưởng tượng theo một lý tưởng thẩm mĩ .

Cảm thụ văn học cần đến những cảm xúc cao cấp. Cảm thụ văn học không chấp nhận sự thông tục, những nhu cầu sinh lí, khoái cảm. Sống theo cái đẹp, thưởng thức cái đẹp, khát vọng sáng tạo cái đẹp... là nguồn sức mạnh kì diệu của con người vươn lên chống cái giả dối, cái tầm thường. Cảm thụ thẩm mĩ thực chất là chiếm lĩnh một đối tượng thẩm mĩ thông qua con đường cảm xúc hoá bản thân chủ thể.

Cảm thụ văn học gắn liền với tâm trạng chủ quan trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Trong cảm thụ văn học, tâm trạng là tiền đề quan trọng để tạo được hứng thú cho bạn đọc - chủ thể thẩm mĩ.

Tính chủ quan trong cảm thụ văn học: Cảm thụ văn học là cảm xúc thẩm mỹ, cảm thụ cái đẹp. Cảm xúc thẩm mỹ không phải là là cảm xúc thông thường mà là cảm xúc trừu tượng, khái quát, nảy sinh từ bên trong nhằm thoả mãn nhu cầu hưởng thụ tinh thần cao cấp, không vụ lợi bản năng, là loại cảm xúc “thanh lọc” tâm hồn. Vì thế cảm xúc thẩm mĩ đậm màu sắc chủ quan.

1.1.4.4. Các cấp độ cảm thụ văn học

Có bốn cấp độ cảm thụ văn học như sau:

Thứ nhất là cấp độ ngôn từ và sự cảm thụ ngôn từ: Cảm thụ phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các thủ pháp nghệ thuật,...

Thứ hai là cấp độ hình tượng và sự cảm thụ hình tượng: Hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, tác giả…

Hình ảnh Bác Hồ hiện ra thật thân thương, trìu mến. Lúc Bác Hồ và các cán bộ tạm biệt Việt Bắc để về xuôi, người đọc cảm nhận thấy cái bịn rịn, cái lưu luyến diễn ra trong tâm trạng người đi, người ở. Có bốn từ “nhớ” trong tám câu thơ, thể hiện nỗi nhớ sâu đậm, da diết, thiết tha… Nỗi niềm lưu luyến, bịn rịn dồn lại trong hai chữ “trông theo”…Từ những tình cảm chân thành ấy đã xây dựng lên trong lòng người đọc, hình tượng về Bác - hình ảnh một vị lãnh tụ rất thân thiết với nhân dân:

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường Nhớ người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Thứ ba là cấp độ ý nghĩa và sự cảm thụ ý nghĩa của tác phẩm: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn,…

Thứ tư là cấp độ tư tưởng và sự cảm thụ tư tưởng của tác phẩm.

1.1.4.5. Đặc trưng của năng lực cảm thụ văn học lứa tuổi Tiểu học

Trước khi đến trường, học sinh Tiểu học đã có vốn văn học nhất định. Đây không phải là lần đầu tiên các em được tiếp xúc với hình tượng văn học. Ngay từ nhỏ, học sinh đã được bố, mẹ, ông bà kể chuyện cổ tích, truyện kể nhi đồng, nghe và thuộc các bài đồng dao, một số bài ca dao, dân ca….

Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng nhạy cảm, tinh tế trong cảm thụ của các em mang những đặc thù riêng. Tình cảm tâm hồn của các em rất hồn nhiên, trong sáng, rất dễ rung động trước những kích thích, trong đó có kích thích thẩm mĩ. Dù chưa có ý thức rõ rệt nhưng các em đã tiếp xúc với thơ, văn từ rất sớm, từ thuở ấu thơ trong lời bà, lời hát mẹ ru.

“Con ong làm mật yêu hoa

Con cá yêu nước, con chim ca yêu trời”

Âm điệu ngọt ngào của lời ru đã đưa những câu ca ấy đến với các em, giúp các em tiếp xúc với “thơ” một cách hồn nhiên. Tình yêu cuộc sống đặt trong sự gắn bó hài hòa giữa thế giới bao la, một hình ảnh khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết… được tác giả dân gian khái quát bằng hình thức những câu thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đã đi vào đời sống tâm hồn của mỗi con người và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Ngay cả khi còn chưa biết chữ, mỗi lần được đắm mình vào thế giới những câu chuyện cổ tích kì diệu, trong trí tưởng tượng của các em có thể phần nào hình dung và nhớ được một số chi tiết. Sở dĩ các em có cảm giác

yêu nhân vật này hơn nhân vật khác, thích câu chuyện này hay không thích câu chuyện kia… là vì các em đã có những “cảm nhận chủ quan” về câu chuyện được nghe.

Trong cảm thụ văn học, học sinh Tiểu học có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên lợi thế trong cảm quan tuổi thơ. Đó là sự nhạy cảm, trong sáng, hồn nhiên, chân thật, ngộ nghĩnh rất đáng quý ở các em. Trong con mắt trẻ thơ, thế giới luôn đầy tính ngạc nhiên. Người ta thường nói tới “nhãn quan trẻ thơ” tức cách nhìn từ góc độ trẻ thơ. Thật vậy, dưới nhãn quan này, cuộc sống luôn hiện ra những điều mới mẻ. Ngay cả những gì bình thường nhất đang diễn ra hàng ngày, đối với trẻ thơ cũng có thể đầy sự mới lạ, hấp dẫn. Đó chính là “tính ngạc nhiên” trong quan sát và thể hiện trong cuộc sống của tuổi thơ.

“Tính ngạc nhiên” là sự tất yếu trong cách nhìn của trẻ. Đó là vì lần đầu tiên, các em được chứng kiến tất cả những gì đang diễn ra, đang phát triển trước mắt mình. “Tính ngạc nhiên” làm nên đặc trưng riêng biệt cho nhãn quan trẻ thơ: vừa ngộ nghĩnh, đáng yêu, lại vừa cho ta thấy vẻ đẹp trung thực, trong sáng, cội nguồn của tinh thần con người.

Trong văn học của trẻ em và dành cho trẻ em, “tính ngạc nhiên” là điều kiện không thể thiếu trong mọi tác phẩm. Do vậy, cảm thụ văn học đối với trẻ thơ cũng phải luôn chứa đầy “tính ngạc nhiên”.

Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng nhạy cảm, tinh tế trong cảm thụ của các em mang những đặc thù riêng. Tình cảm, tâm hồn của các em rất hồn nhiên, trong sáng, rất dễ rung động trước những kích thích, trong đó có kích thích thẩm mĩ. Chẳng hạn: Học sinh lớp Một chuẩn bị được nghỉ hè để năm học tới lên học lớp Hai, trong buổi cuối các em luyện đọc:

“Lớp Một ơi! Lớp Một Đón em vào năm trước Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước! Chào bảng đen cửa sổ

Chào chỗ ngồi thân quen Tất cả! Chào ở lại

Đón các bạn nhỏ

Chào cô giáo kính mến Cô sẽ xa chúng em Làm theo lời cô dạy Cô sẽ luôn ở bên.”

(Gửi lời chào lớp Một – Hữu Tƣởng)

Chia tay lớp Một, các em như đang trong tâm trạng khó tả: vừa vui mừng khôn xiết vì đã được nghỉ hè, vì sắp được lên lớp Hai; song nghỉ hè, cũng phải chia tay cô giáo đã dạy mình để sang năm cô sẽ đón những học sinh lớp Một mới. Ngập ngừng, lưu luyến, các em chào cô giáo kính mến, đồng thời không quên chào bảng đen, cửa sổ, chỗ ngồi, những đồ vật biết bao thân thiết từng gắn bó với mình. Đọc bài thơ mà trào dâng nỗi niềm da diết, trào dâng nỗi xao xuyến, bồi hồi!

Từ ví dụ trên cho ta thấy: từ nghe đến đọc, rõ ràng không phải chỉ là việc chúng ta nghe hay đọc một cách thuần túy, mà thực sự là trong nghe có hiểu, trong đọc có hiểu, vừa nghe – hiểu vừa đọc – hiểu. Hiện tượng đó dù là ở những dấu hiệu sơ khai nhất chính là các em thực sự đã tham gia cảm thụ văn học.

Tuy nhiên, lứa tuổi Tiểu học cũng gặp khó khăn trong việc phát hiện những nội dung trừu tượng, khái quát và một số kĩ năng diễn đạt. Đó là do tư duy logic ở các em chưa phát triển như ở người trưởng thành.

Đến bậc Tiểu học, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với tác phẩm văn học bằng chữ viết, chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn nữa trong việc cảm thụ thế giới văn chương. Mở trang sách Tiếng Việt ở trường Tiểu học: học chữ, học vần, học tập đọc, làm văn, kể chuyện… dần dần các em thấy tự tin hơn, hứng thú hơn với việc mình tự đọc một đoạn văn, đoạn thơ và có khi các em thuộc lòng đoạn văn, đoạn thơ ấy từ lúc nào không biết. Trường Tiểu học sẽ trang bị cho các em một số tri thức và rèn luyện một số kĩ năng, năng lực

cần thiết cho cảm thụ văn học. Học sinh bắt đầu làm quen với các thao tác, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đó là những câu hỏi, những bài tập yêu cầu phát hiện ý của đoạn văn, đoạn thơ, ý chính hay nội dung của bài thơ, bài văn hoặc tìm từ ngữ “chìa khóa” làm nên cái hay cái đẹp của đoạn văn bản… Học sinh cũng được trang bị một số kiến thức về hình tượng, về ngôn ngữ nghệ thuật thông qua hệ thống câu hỏi, bài của bài tập đọc.

1.2. Cơ sở thực tiễn (thực trạng dạy học cảm thụ văn học ở Tiểu học thông qua hình tƣợng nghệ thuật) học thông qua hình tƣợng nghệ thuật)

1.2.1. Thực trạng của dạy học cảm thụ văn học ở Tiểu học

Hiện nay, không ít giáo viên chỉ dạy “chay” theo khối lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, dạy sao cho đủ, cho đúng phân phối chương trình, cho kịp thời gian mà không quan tâm đến việc tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của học sinh, rèn luyện cho các em kĩ năng cơ

Một phần của tài liệu Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)