7. Cấu trúc của khóa luận
3.2. Minh họa trên một số tác phẩm cụ thể trong chƣơng trình Tiếng Việt ở
ở Tiểu học
3.2.1.Tác phẩm “Ai ngoan sẽ đƣợc thƣởng” – Tiếng Việt 2
(tập 2 trang 100)
3.2.1.1. Phiếu đọc hiểu tác phẩm “Ai ngoan sẽ được thưởng”- Túy Phương và Thanh Tú
Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:
Ai ngoan sẽ được thưởng
1. Một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác, các em nhỏ đã chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
Bác đi giữa đoàn học sinh, tay dắt hai em nhỏ nhất. Mắt Bác sáng, da Bác hồng hào. Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,...
2. Khi trở lại phòng họp, Bác ngồi giữa các em và hỏi : - Các cháu chơi có vui không ?
- Thưa Bác, vui lắm ạ ! Bác lại hỏi :
- Các cháu ăn có no không ? - No ạ !
- Các cô có mắng phạt các cháu không ? - Không ạ !
Bác khen :
- Thế thì tốt lắm ! Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu. Các cháu có thích kẹo không ?
Tất cả cùng reo lên : - Có ạ ! Có ạ !
Một em bé giơ tay xin nói :
- Thưa Bác, ai ngoan thì được ăn kẹo,ai không ngoan thì không được ạ! - Các cháu có đồng ý không ?
- Đồng ý ạ !
3. Các em nhỏ đứng thành vòng rộng. Bác cầm gói kẹo chia cho từng em. Đến lượt Tộ, em không nhận, chỉ khẽ thưa :
- Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.
Bác cười trìu mến :
- Cháu biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm ! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.
Tộ mừng rỡ nhận lấy kẹo Bác cho.
TheoTUÝ PHƢƠNG và THANH TÚ I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Khoanh vào đáp án đúng
Câu 1(1.0 điểm) : Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
A. phòng ăn, phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh. B. phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa. C. phòng học, phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh.
D. phòng ngủ, phòng ăn, phòng học, nơi tắm rửa.
Câu 2 (0.5 điểm): Bác Hồ hỏi các em học sinh mấy câu hỏi?
A. 7 câu B. 6 câu C. 5 câu D. 4 câu
Câu 3 (0.5 điểm): Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
A. Ai ngoan thì được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được. B. Chia cho tất cả các bạn.
C. Chỉ chia cho các em nhỏ tuổi. D. Chỉ chia cho các bạn tay sạch.
Câu 4 (1 điểm): Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia?
A. Vì bạn Tộ không thích ăn kẹo. B. Vì bạn Tộ đã ăn no.
C. Vì các bạn khác không muốn Bác chia kẹo cho Tộ. D. Vì bạn Tộ thấy hôm nay mình chưa ngoan.
II. Tự luận (7.0 điểm)
Câu 5 (1 điểm): Khi thấy Bác Hồ đến thăm tình cảm của các em nhỏ nhƣ thế nào?
... ...
Câu 6 (1.5 điểm): Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì?
... ...
Câu 7 (1 điểm): Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
... ...
Câu 8 (1.5 điểm): Bạn Tộ có đức tính gì đáng quý?
... ...
... ...
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHIẾU ĐỌC HIỂU I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Câu Đáp án chi tiết Biểu điểm
1 Khoanh vào đáp án B 1 điểm
2 Khoanh vào đáp án C 0.5 điểm
3 Khoanh vào đáp án A 0.5 điểm
4 Khoanh vào đáp án D 1 điểm
II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 5 (1.0 điểm)
Các em chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
Câu 6 (1.5 điểm)
Cho thấy Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang kẹo đến phát cho các em.
Câu 7 (1 điểm):
Vì bạn Tộ biết nhận lỗi. Vì bạn Tộ thật thà dám nhận mình là người chưa ngoan.
Câu 8 (1.5 điểm):
Vì Tộ thật thà, dám dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan.
Câu 9 (2 điểm):
Học sinh trả lời được ý chính: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm thiếu nhi ăn, ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.
3.2.1.2. Hướng dẫn đọc diễn cảm tác phẩm “Ai ngoan sẽ được thưởng” – Túy Phương và Thanh Tú
- Giọng điệu: Xuyên suốt câu chuyện là giọng vui tươi, trò chuyện, thân mật, nhẹ nhàng.
- Ngữ điệu thể hiện đối thoại nhân vật:
+ Giọng đọc lời Bác: ôn tồn, trừu mến, khi đọc các câu hỏi, cần nhấn giọng ở các từ dùng để hỏi.
+ Giọng các cháu: ngây thơ, vui vẻ, nhanh nhảu nhưng kéo dài giọng vì là đáp đối thoại.
+ Giọng Tộ : khẽ, rụt rè.
- Cách ngắt giọng: Cho học sinh đọc nối tiếp câu hỏi và lời đáp, chú ý nhấn giọng ở các từ dùng để hỏi và kéo dài giọng ở lời đáp.
- Các cháu chơi có vui không ? / Những lời non nớt vang lên : // - Thưa Bác, vui lắm ạ ! /
Bác lại hỏi : //
- Các cháu ăn có no không ? / - No ạ ! /
- Các cô có mắng phạt các cháu không ? / - Không ạ ! /
- Các cháu có thích kẹo không ? Tất cả cùng reo lên :
- Có ạ ! Có ạ !
Một em bé giơ tay xin nói :
- Thưa Bác, ai ngoan thì được ăn kẹo,ai không ngoan thì không được ạ!
- Các cháu có đồng ý không ? - Đồng ý ạ !
- Cường độ giọng đọc: Đọc ở mức độ vừa phải, đủ nghe. - Tư thế, cử chỉ, nét mặt:
+ Khi nghe Bác nói sẽ chia kẹo: nét mặt người đọc thể hiện sự vui mừng, hớn hở.
3.2.2. Tác phẩm “Cháu nhớ Bác Hồ” – Tiếng Việt 2(tập 2 trang 105)
3.2.2.1. Phiếu đọc hiểu tác phẩm “Cháu nhớ Bác Hồ”- Thanh Hải
Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:
Cháu nhớ Bác Hồ (Trích)
Đêm nay bên bến Ô Lâu,
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ. Nhớ hình Bác giữa bóng cờ Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu.
Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
Nhớ khi trăng sáng đầy trời Trung thu Bác gửi những lời vào thăm.
Đêm đêm cháu những bâng khuâng Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu.
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu, Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ.
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ, Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.
TheoTHANH HẢI I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Khoanh vào đáp án đúng
Câu 1 (1 điểm): Bài thơ gồm bao nhiêu câu?
A. 6 câu B. 7 câu C. 8 câu D. 9 câu
Câu 2 (0.5 điểm): Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu?
A. Ô Lâu B. Kim Lâu
C. Cà Mau D. Hà Nội
Câu 3 (0.5 điểm): Đâu là thời điểm bạn nhỏ ngắm ảnh Bác?
A. Buổi sáng B. Buổi trưa C. Buổi chiều D. Đêm tối
Câu 4 (1 điểm): Bạn nhỏ nhớ những đặc điểm gì của Bác Hồ?
A. đôi má, mái đầu, vầng trán, mắt. B. đôi má, vầng trán, mắt, mái đầu.
C. chòm râu, đôi má, mái đầu, mắt, vầng trán. D. chòm râu, đôi má,vầng trán, mái đầu.
II. Tự luận (7.0 điểm)
Câu 5 (1.0 điểm): Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác?
... ...
Câu 6 (1.5 điểm): Hình ảnh Bác hiện lên nhƣ thế nào qua 8 dòng thơ đầu?
... ...
Câu 7 (2.0 điểm): Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ?
... ...
Câu 8 (1.5 điểm): Nội dung chính của bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ” là gì?
... ...
Câu 9 (1.0 điểm): Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ các em nên làm gì?
... ...
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHIẾU ĐỌC HIỂU I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Câu Đáp án chi tiết Biểu điểm
1 Khoanh vào đáp án B 1 điểm
2 Khoanh vào đáp án A 0.5 điểm
3 Khoanh vào đáp án D 0.5 điểm
4 Khoanh vào đáp án C 1 điểm
II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 5 (1.0 điểm):
Học sinh trả lời được ý chính: Vì ở trong vùng tạm chiến, địch cấm nhân dân ta treo ảnh Bác Hồ, vì Bác là người lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu giành độc lập, tự do.
Câu 6 (1.5 điểm):
Gợi ý: Hình ảnh Bác hiện lên đẹp như một ông tiên trong truyện cổ tích, gần gũi, thân thương, hiền từ: Mái đầu bạc phơ, đôi má hồng hào, chòm râu dài, đôi mắt hiền mà sáng như sao.
Câu 7 (2.0 điểm):
Gợi ý: Đó là những chi tiết: “Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ”; “Nhớ hình Bác giữa bóng cờ”; “Đêm nay cháu những bâng khuâng, giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu”; “Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ”; “Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn”.
Câu 8 (1.5 điểm):
Học sinh trả lời được ý chính: Bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ” là nỗi niềm của người bạn nhỏ hướng về miền Bắc, về Bác Hồ trong giai đoạn đất nước ta tạm thời chia cắt hai miền (1954 - 1975). Thông qua thể thơ lục bát giàu cảm xúc, hình ảnh thơ chân thực, Thanh Hải đã khái quát được tình cảm của thiếu niên, nhi đồng cả nước đối với Bác.
Câu 9 (1.0 điểm):
cha mẹ, đọc hoặc nghe kể các câu chuyện về Bác Hồ,...
3.2.2.2. Hướng dẫn đọc diễn cảm tác phẩm “Cháu nhớ Bác Hồ” – Thanh Hải
- Giọng điệu: Bài thơ đọc với giọng tha thiết, trầm lắng, thể hiện cảm xúc, tâm trạng bâng khuâng của bạn nhỏ.
- Ngữ điệu: Đọc ở mức độ tăng tiến, tám câu thơ đầu đọc chậm với giọng nhẹ nhàng, các câu thơ tiếp theo đọc với giọng cao hơn.
- Cách ngắt giọng: Nhịp thơ 2/2/2, 2/4, 4/4.
Nhớ hình / Bác giữa bóng cờ / Hồng hào đôi má,/ bạc phơ mái đầu./
...
Nhìn mắt sáng,/ nhìn chòm râu,/ Nhìn vầng trăng rộng,/ nhìn đầu bạc phơ./
Càng nhìn/ càng lại ngẩn ngơ,/ Ôm hôn ảnh Bác/ mà ngờ Bác hôn./
- Cường độ giọng đọc: dựa vào dấu câu, các dấu chấm phẩy, giọng đọc nhẹ nhàng, da diết.
- Tư thế, cử chỉ, nét mặt : Nét mặt có đôi chút buồn, ngẩn ngơ thể hiện nỗi nhớ của bạn nhỏ với Bác Hồ.
3.2.3. Tác phẩm “Luôn nghĩ đến miền Nam” – Tiếng Việt 3 (tập 1 trang 100) trang 100)
3.2.3.1. Phiếu đọc hiểu tác phẩm “Luôn nghĩ đến miền Nam”- Nhiều tác giả
Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:
Luôn nghĩ đến miền Nam
Đầu năm 1969, một chị cán bộ miền Nam ra Bắc được gặp Bác Hồ. Chị thưa với Bác:
- Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác... trăm tuổi.
Chị đã nói ra cái điều mọi người hằng nghĩ nhưng không ai dám nhắc đến.
Năm ấy, Bác bảy mươi chín tuổi. Nghe vậy, Bác mỉm cười, hóm hỉnh : - Còn hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi cơ. Bác kêu gọi các cô, các chú đánh Mĩ năm năm, mười năm, hai mươi năm chứ có nói hai mươi mốt năm đâu. Nếu hai mươi năm nữa mà ta thắng Mĩ thì Bác cũng còn một năm để vào thăm đồng bào miền Nam.
Thật ra, lúc ấy Bác đã yếu rồi. Tối mồng 1 tháng 9 năm 1969, Bác mệt nặng. Những lúc tỉnh lại, Bác vẫn hỏi :
- Trong Nam mấy hôm nay đánh giặc thế nào ? Sắp ra đi mãi mãi, Bác vẫn nghĩ đến miền Nam.
Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Khoanh vào đáp án đúng
Câu 1 (1.0 điểm): Câu chuyện đƣợc viết theo thể loại nào?
A. Thơ B. Kịch C. Nghị luận D. Văn xuôi
Câu 2 (0.5 điểm): Chị cán bộ đến từ đâu?
A. Miền Bắc B. Miền Trung C. Miền Nam D. Tây Nguyên
Câu 3 (0.5 điểm): Câu “Chỉ sợ một điều là Bác... trăm tuổi” có ý chỉ việc gì?
A. Bác mất B. Bác sống thọ C. Bác rất khỏe mạnh D. Sức khỏe Bác yếu
Câu 4 (1 điểm): “Chỉ sợ một điều là Bác... trăm tuổi” là cách nói?
A. Nói trực tiếp
B. Nói giảm nói tránh C. Chơi chữ
D. Trần thuật
II. Tự luận (7.0 điểm):
Câu 5 (1 điểm): Chị cán bộ miền Nam thƣa với Bác điều gì?
... ...
Câu 6 ( 1,5 điểm): Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác nhƣ thế nào?
... ...
Câu 7 ( 1,5 điểm): Khi ấy Bác đã nói gì với chị cán bộ miền Nam?
... ...
Câu 8 ( 1.5 điểm): Tình cảm của Bác Hồ đối với đồng bào miền Nam nhƣ thế nào?
... ...
Câu 9 ( 1,5 điểm): Nội dung chính của câu chuyện là gì?
... ...
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHIẾU ĐỌC HIỂU I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Câu Đáp án chi tiết Biểu điểm
1 Khoanh vào đáp án D 1 điểm
2 Khoanh vào đáp án C 0.5 điểm
3 Khoanh vào đáp án A 0.5 điểm
4 Khoanh vào đáp án B 1 điểm
II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 5 (1 điểm):
Chúng cháu đánh giặc Mĩ một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác... trăm tuổi.
Câu 6 ( 1,5 điểm):
Đồng bào miền Nam rất dũng cảm, yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh miễn là thắng giặc để Bác vui nhưng đồng bào lại lo sợ không được gặp Bác. Đồng bào miền Nam kính yêu Bác như một người cha trong gia đình. Đồng bào chỉ mong Bác sống thật lâu để Bác vào thăm miền Nam.
Câu 7 ( 1,5 điểm):
Bác nói: “Còn hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi cơ. Bác kêu gọi các cô, các chú đánh Mĩ năm năm, mười năm, hai mươi năm chứ có nói hai mươi mốt năm đâu. Nếu hai mươi năm nữa mà ta thắng Mĩ thì Bác cũng còn một năm để vào thăm đồng bào miền Nam.”
Câu 8 ( 1.5 điểm):
Bác rất yêu thương đồng bào miền Nam. Bác rất mong nước nhà độc lập để vào thăm đồng bào miền Nam. Bác luôn mong tin chiến thắng.
Câu 9 ( 1,5 điểm):
Tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác.
3.2.3.2. Hướng dẫn đọc diễn cảm tác phẩm “Luôn nghĩ đến miền Nam” – Nhiều tác giả
- Giọng điệu: giọng thong thả, tình cảm. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm: một trăm năm, trăm tuổi, mới trăm tuổi cơ để thể hiện lòng kính yêu của nhân dân đối với Bác.
- Ngữ điệu thể hiện đối thoại nhân vật:
+ Giọng chị cán bộ: câu đầu to, rõ ràng dứt khoát, câu thứ hai hạ giọng ở cuối câu.
+ Giọng Bác Hồ: giọng vui vẻ, hóm hỉnh.
- Cách ngắt giọng: Ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu. Ngắt nghỉ hơi rõ, dừng hơi lâu hơn ở dấu chấm lửng trong câu nói của chị cán bộ, đọc rành rẽ các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
+ Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ.// Chỉ
sợ một điều là/ Bác …// trăm tuổi.
+ Còn hai mươi mốt năm nữa bác mới trăm tuổi cơ // Bác kêu gọi các cô/các chú đánh Mĩ năm năm / mười năm / hai mươi năm/chứ có nói hai mươi mốt năm đâu // Nếu hai mươi năm nữa thì ta thắng Mĩ / thì Bác cũng còn một năm/ để vào thăm đồng bào miền Nam.//
- Cường độ giọng: đọc ở mức vừa phải, nhẹ nhàng. - Tư thế, cử chỉ, nét mặt :
+ Nét mặt chị cán bộ có đôi chút buồn thể hiện nỗi lo sợ khi không được gặp Bác nữa.
+ Nét mặt Bác : tươi cười, đùa vui.
3.2.4. Tác phẩm “Ngƣời công dân số Một”- Tiếng Việt 5(tập 2 trang 4) trang 4)
3.2.4.1. Phiếu đọc hiểu tác phẩm “Người công dân số Một”- Hà Văn Cầu và Vũ Đình Phòng
Đọc bài và trả lời các câu hỏi:
Người công dân số Một (Trích)
Nhân vật : Anh Thành Anh Lê
Anh Mai
Cảnh trí : Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.
Lê : - Anh Thành ! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể đến nhận việc đấy
Thành : - Có lẽ thôi, anh ạ.