Đọc diễn cảm có tính sáng tạo

Một phần của tài liệu Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 74 - 77)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.1.4. Đọc diễn cảm có tính sáng tạo

3.1.4.1. Đọc diễn cảm sáng tạo là gì?

Đọc diễn cảm: Là thể hiện sáng tạo bài tập đọc bằng giọng đọc, nhằm tác động đến người nghe. Vì qua thưởng thức giọng đọc, người nghe sẽ sản sinh ra những ấn tượng, xúc động tự nhiên về bài tập đọc. Chính vì thế, bằng giọng đọc diễn cảm của giáo viên sẽ tạo cho học sinh những bất ngờ hứng thú dù các em đã đọc nhiều lần nhưng vẫn thấy mới lạ khi nghe. Và khi cho học sinh đọc diễn cảm, đó chính là dịp các em bộc lộ cảm xúc của bản thân qua cảm thụ của chính mình. Cần lưu ý đọc diễn cảm không phải là khoe chất giọng mà là thể hiện xúc động từ trái tim, từ cảm nhận chính mình. Bởi thế, không nên gò ép học sinh đọc diễn cảm y hệt giáo viên.

3.4.1.2 . Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm

Đọc diễn cảm là một phương pháp đọc sáng tạo: Từ biết đọc đến đọc sáng tạo là cả một quá trình rèn luyện đòi hỏi người dạy và người học phải có sự nỗ lực rất lớn.

a ) Phương pháp đọc sáng tạo: Là phương pháp tiếp nhận nghệ thuật tác phẩm nghệ thuật ngôn từ một cách sáng tạo chủ yếu bằng sự cảm thụ trực tiếp tác phẩm. Phương pháp đọc sáng tạo bao gồm hệ thống điện pháp, cách thức tổ chức hướng dẫn giảng dạy của giáo viên và những hình thức hoạt động của học sinh. Bản chất của đọc sáng tạo trước hết là đọc lời văn, đọc văn bản ngôn từ của tác phẩm. Nó khác với loại văn bản khác phải chú ý đến từng từ, từng câu, từng nhịp điệu, âm hưởng để gây cảm xúc với người đọc, người nghe .

b ) Nội dung của phương pháp đọc sáng tạo: Có 3 mức độ đọc đó là đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm.

Đọc đúng là trả lại hoàn toàn đúng nội dung văn bản. Đọc đúng là giải quyết kĩ năng, năng lực ngôn ngữ cho học sinh, là không được đọc sai văn bản, là quá trình tri giác chính xác văn bản.

Đọc hay là bước tiếp theo của đọc đúng, phải trên cơ sở đọc đúng đọc hay mới thành công. Đọc hay là bước đầu chuyển tiếp từ lĩnh vực ngôn ngữ sang lĩnh vực văn chương. Đọc đúng có nghĩa là đọc nghĩa còn đọc hay là đọc ra ý. Khi giảng văn thơ, điều quan trọng là nắm bắt được giọng điệu văn học, tức là đọc được hướng vào giọng điệu của văn bản.

Đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm là hệ thống phương pháp đọc sáng tạo, bản chất của đọc sáng tạo là xác định mọi quan hệ cảm xúc riêng tư của người đọc về giá trị nội dung và hình thức đọc của tác phẩm. Đọc diễn cảm đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có cảm xúc. Đọc diễn cảm có tác dụng phát triển trí tuệ cho học sinh, thông qua việc đọc diễn cảm giúp học sinh khám phá tác phẩm văn chương, giúp học sinh hiểu rõ được giá trị đích thực của tác phẩm văn học.

Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục bồi dưỡng đạo đức, thẩm mĩ cho các em học sinh, giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn học làm cho các em yêu thích văn học từ đó có ý thức rèn luyện đọc diễn cảm.

Cùng quan điểm với Giáo sư Trần Đình Sử, cố Giáo sư Hoàng Ngọc Hiển nhấn mạnh yêu cầu cần đạt được của việc đọc văn bản là phải nắm bắt trúng giọng điệu của tác phẩm. Theo ông, “Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt được trùng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết. Bắt được giọng đã khó, làm cho học sinh cảm nhận được cái giọng càng khó, công việc này đòi hỏi sáng kiến và tài tình của giáo viên...”.

Tục ngữ có câu: “Ăn không nên đọi, nói không nên lời”. “Nói không nên lời” là một sự đau khổ của con người. Năng lực văn nhất thiết phải bao hàm năng lực nói nên lời. Không biết đọc diễn cảm, không tìm được ngữ điệu thích hợp trong giảng bài, đó là sự bất lực của người dạy văn. Có nhiều giáo viên có kiến thức, nhưng khi giảng bài, học sinh thấy chán, buồn ngủ, bởi vì giáo viên đó thiếu khẩu khí, thiếu hơi văn, chưa tìm được ngữ điệu, giọng điệu phù hợp cho mình. Như vậy, người dạy văn giỏi, ngoài kiến thức cần

phải có ngữ điệu, giọng điệu phù hợp, đa dạng. Có như vậy tác phẩm mới tác động sâu vào cảm nhận của học sinh. Đọc diễn cảm và hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tác phẩm văn học chính là một phần quan trọng để phát huy tiềm lực, kích thích hứng thú học văn của học.

Mỗi tác phẩm có một giọng điệu riêng. Nắm bắt được giọng điệu của tác phẩm chính là nắm bắt đúng tư tưởng và tình cảm của tác giả. Tác phẩm trữ tình cần đọc khác với tác phẩm tự sự, đọc đoạn đối thoại khác đoạn độc thoại nội tâm, đọc văn tả khác đọc văn kể, văn tường thuật, đọc văn chính luận khác với đọc bài tùy bút... Tuỳ từng văn bản cụ thể mà giáo viên và học sinh có thể chọn cho mình một “tông giọng” phù hợp.

Có thể xem đọc diễn cảm là nghệ thuật của trình diễn. Đọc diễn cảm không phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Thơ là âm vang của cảm xúc. Đọc thơ là để làm cho tác phẩm thơ vang lên như một bản nhạc, làm cho nó ngân nga trong hồn người. Đọc ở đây là thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc về tác phẩm, là làm sao để người khác cũng có thể sản sinh những ấn tượng tương tự như mình. Diễn cảm ở đây hoàn toàn không phải là ở sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại của tâm hồn.

Việc đọc diễn cảm của người giáo viên dạy văn có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh thâm nhập tác phẩm, nên người thầy cần phải có sự chuẩn bị kĩ, thầy phải đọc đúng, đọc hay, đọc thật diễn cảm, bộc lộ được cảm xúc của nhà văn. Người giáo viên có thể có nhiều hình thức hướng dẫn học sinh đọc: Đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc, vừa đọc vừa bình vừa tóm tắt tác phẩm, đọc phân vai, khơi gợi cảm xúc của các em, khích lệ các em đọc một cách hứng thú.

Bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ, hứng thú, giúp các em có cảm nhận mới mẻ về văn bản, kích thích khả năng liên tưởng, trí tưởng tượng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Có thể nói, rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là biện pháp hữu hiệu trong rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh.

Biện pháp đọc diễn cảm phải được áp dụng đối với cả giáo viên và học sinh thì mới có tác dụng luyện kĩ năng cảm thụ văn học tốt cho các em học sinh.

Giáo viên đọc diễn cảm một đoạn văn nào đó có thể khơi nguồn cảm hứng của những em học sinh. Có thể ở nhà các em có đọc và tiếp xúc với văn bản nhiều rồi nhưng lại không mang tới nhiều cảm xúc. Khi đến lớp được giao viên đọc diễn cảm đoạn văn đó lại mang đến sự bất ngờ và hứng thú, giúp các em học sinh có cảm nhận mới mẻ về văn bản.

Để rèn luyện kỹ năng cảm thụ tốt thì các em học sinh cũng phải luyện tập kỹ năng này. Bởi khi chính các em đọc diễn cảm đoạn văn hoặc đoạn thơ nào đó cũng là cơ hội giúp các em bộc lộ bản thân, bộc lộ cảm nhận rõ nét nhất của bản thân về văn bản. Từ đó có thể nêu lên những cảm nhận hay về văn bản.

Giáo viên nên cho các em đọc diễn cảm trước khi bước vào phân tích văn bản cụ thể để các em dễ dàng cảm thụ được văn bản hơn.

Một phần của tài liệu Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)