Quan tâm và gần gũi

Một phần của tài liệu Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 55)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.3. Quan tâm và gần gũi

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt không chỉ về vật chất mà cả tinh thần cho các cháu thiếu niên và nhi đồng yêu quý. Hằng năm, cứ vào dịp Trung thu, Bác thường đi thăm hoặc gửi quà cho thiếu nhi. Có một số năm vào dịp Trung thu, Bác còn gửi thư khen hoặc làm thơ tặng thiếu nhi với tất cả tấm lòng trìu mến và một tình thương bao la, nồng ấm.

Không chỉ nói, Bác hành động cụ thể. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, cùng chiến sỹ hành quân; Bác đi thăm chỗ ở, nhà bếp, nhà vệ sinh của các gia đình, tập thể; Bác trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn bà con về sâu bệnh, về thủy lợi; Bác đến thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học; Bác viết thư thăm hỏi người già, trẻ em… Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu.

“Một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác, các em nhỏ đã chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ. Bác đi giữa đoàn học sinh, tay dắt hai em nhỏ nhất. Mắt Bác sáng, da Bác hồng hào. Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,...”

(Ai ngoan sẽ đƣợc thƣởng – Túy Phƣơng và Thanh Tú)

Chi tiết này cho thấy Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi từ nơi ăn, chỗ ngủ đến cả nhà bếp hay nơi tắm rửa. Bác con mang kẹo đến phát cho các em. Tất cả những điều trên càng chứng tỏ Bác luôn yêu thương, quan tâm trẻ em nhất mực.

Hay trong truyện:

“Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang tới bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân ngã. Bác dừng lại đợi anh chiến sĩ đi tới, ân cần hỏi:

- Chú ngã có đau không? Anh chiến sĩ vội đáp:

- Thưa Bác, không sao đâu ạ! Bác bảo:

- Thế thì tốt. Nhưng tại sao chú bị ngã? - Thưa Bác, tại hòn đá bị kênh ạ.

- Ta nên kê lại để người khác qua suối không bị ngã nữa.

Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy, hai Bác cháu mới tiếp tục lên đường.”

(Qua suối – Theo Những ngày đƣợc gần Bác)

Khi thấy anh chiến sĩ bị ngã Bác đã dừng lại, ân cần hỏi thăm. Hành động gần gũi, quan tâm thân mật như thế này thật hiếm vị Chủ tịch hay lãnh đạo nào trên thế giới có được. Không chỉ quan tâm anh chiến sĩ mà Người còn nghĩ xa hơn nữa. Bác lo người đi sau chẳng may bị ngã nên đã bảo anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Bác quả đúng là nhà lãnh đạo tài ba, vừa có tầm nhìn xa lại rất quan tâm, yêu thương mọi người.

Trước đây, đất nước trong cảnh nô lệ lầm than, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, trẻ em:

“ Học hành giáo dục đã không

Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa Sức còn yếu, tuổi còn thơ

Mà đã khó nhọc cũng như người già Vì ai nên nỗi thế này?

Vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn!”

( Kêu gọi thiếu nhi- Hồ Chí Minh)

Người đau với nỗi đau của nhân dân trong cảnh nước mất, nhà tan, trẻ em phải: “Có khi lìa mẹ, lìa cha/ Để làm tôi tớ người ta bên ngoài” (Kêu gọi thiếu nhi). Bởi vậy, tuy phong tục đón Tết Trung thu có từ lâu đời, nhưng chỉ đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước được tự do, độc lập, Trung thu mới thực sự trở thành Tết của thiếu nhi nước ta.

Vì thế, vào mỗi dịp Tết Trung thu, tùy theo điều kiện hoàn cảnh của đất nước mà Bác Hồ có những lời dạy bảo ân cần các cháu.

Trong số 16 bài thơ Bác dành cho thiếu nhi có tới một nửa được Bác viết vào những dịp Tết Trung thu. Đó là những câu văn, vần thơ rất đỗi giản dị và dễ hiểu, dễ thuộc mà luôn chan chứa tình yêu thương của Người.

Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941, Bác trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nhân dịp Tết Trung thu năm đó, Người viết bài thơ kêu gọi thiếu nhi vào ngày 21/9/1941 thể hiện sự quan tâm của mình đối với các cháu thiếu nhi:

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan Chẳng may vận nước gian nan Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng Học hành, giáo dục đã thông

Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa...”

Những lời thơ viết cho thiếu nhi mà cũng là cho tất cả mọi người. Trẻ em là lớp măng non, là búp trên cành mơn mởn, xanh tơ, dễ bị chà đạp, ngược đãi. Nhưng búp trên cành cũng là phần tươi non, đẹp đẽ, là cành lá xum xuê trong tương lai. Chăm sóc thiếu nhi, chăm sóc, bảo vệ “búp trên cành” là chăm lo cho hạnh phúc của chính chúng ta hôm nay, của tương lai chúng ta mai sau. Đáng lẽ phải được nâng niu, chăm sóc nhưng chẳng may vận nước gian nan khiến các cháu chịu nhiều thiệt thòi, cực khổ. Từ đó, Bác chỉ ra nguyên nhân của nông nỗi ấy là vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn. Người gợi mở, dẫn dắt để mở rộng nhận thức rồi đi đến vận động, giác ngộ các cháu:

“Vậy nên trẻ em nước ta Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh

Người lớn cứu nước đã đành Trẻ em cũng góp phần mình một tay...”

Thực tế là các cháu thiếu niên, nhi đồng đã vâng lời Bác dạy, hưởng ứng lời kêu gọi đó, tham gia các hoạt động yêu nước như: Kim Đồng, Vừ A Dính... góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám 1945.

Còn nhớ Trung thu đặc biệt năm 1945 - Trung thu đầu tiên nước nhà giành được độc lập từ tay đế quốc thực dân, chỉ trong một tuần lễ, Bác Hồ kính yêu đã 2 lần gửi thư cho thiếu nhi cả nước. Trong thư gửi ngày 17/9/1945, Người truyền hơi ấm yêu thương trong từng câu, từng chữ, khen tặng những Tiểu chủ nhân của một nước độc lập và không quên gửi tặng những cái hôn. “Các em vui cười hớn hở, Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Đố các em biết vì sao? Một là vì Già Hồ rất yêu mến các em. Hai là vì… Trung thu năm nay, nước ta đã được tự do và các em đã thành những người Tiểu quốc dân của một nước độc lập…”. Cuối thư, Người gửi tới các cháu “trăm cái hôn thân ái”. Thật yêu thương xiết bao! Trong lá thư lịch sử này, Bác đã khéo léo gắn kết tình thương yêu con trẻ với niềm tự hào lớn lao khi đất nước giành lại được độc lập, tự do.

Bức thư thứ hai gửi ngày 22/9/1945, Người lại cặn dặn: “Các em phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng; đối với bầu bạn phải yêu kính… Mong các em mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do”.

Cũng trong mùa thu năm ấy, Bác còn gửi thư cho các em học sinh nhân ngày khai trường, bày tỏ niềm tin vào thế hệ trẻ nước nhà: “Non sông Việt có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu.”

Trung thu năm 1946, mặc dù bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước nhưng Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi cho các cháu:

“Bác mong các cháu chăm ngoan Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng

Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”

Vẫn là sự quan tâm và niềm mong mỏi các cháu thiếu nhi chăm học và làm được nhiều việc tốt góp phần xây dựng và giữ gìn nền độc lập còn rất non trẻ của đất nước, Bác nhắc đến những danh từ thiêng liêng như: Lạc Hồng,

Tiên Rồng, Việt Nam như muốn gợi lại truyền thống yêu nước bốn nghìn năm của dân tộc gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng nhỏ tuổi như: Thánh Gióng, Trần Quốc Toản... Đây là những tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc đáng để các cháu noi theo.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, khi mọi việc đã tạm thời ổn định, từ năm 1948 đến 1954, Bác luôn viết thư, làm thơ gửi cho thiếu nhi trong ngày 1-6 hoặc Tết Trung thu. Nếu như thư năm 1948, Bác động viên các em nhỏ vui Trung thu, tin tưởng thắng lợi của kháng chiến thì thư Trung thu năm 1949, Người khen ngợi “các cháu tiến bộ hơn năm ngoái” cả “về mặt thi đua học hành” và “về mặt tham gia kháng chiến”. Những lời động viên đó đã giúp thiếu nhi thêm hăng hái. Năm 1950, lần đầu tiên, Bác gửi thư cho thiếu nhi nhân ngày 1-6 đăng trên báo Sự Thật. Trong thư, sau khi lý giải vì đất nước đang kháng chiến nên điều kiện dành cho thiếu nhi chưa đủ đầy, Bác đã hứa với các cháu: “Đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng...” Một năm sau, Người lại có thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi. Cũng lời lẽ thiết tha, trìu mến, Người gửi lời thăm hỏi các cháu, khuyên các cháu thi đua, tăng cường đoàn kết thiếu nhi trong nước với thiếu nhi quốc tế.

Cũng trong năm 1951, Bác có “Thư Trung thu gửi các cháu nhi đồng” với những câu thơ mở đầu đã đi vào lòng bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam:

“Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.”

(Thƣ Trung thu gửi các cháu nhi đồng- Hồ Chí Minh)

Thư Trung thu năm 1952, sau khi tỏ lời khen ngợi, động viên, căn dặn các cháu, Bác kết thúc bức thư bằng những vần thơ giản dị, đầy tình thương:

“Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh Tính các cháu ngoan ngoãn Mặt các cháu xinh xinh Mong các cháu cố gắng Thi đua học và hành Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình... Các cháu hãy xứng đáng Cháu Bác Hồ Chí Minh.”

(Thƣ Trung thu ngày 25/9/1952 – Hồ Chí Minh)

Ở những dòng thư dịu dàng, đằm thắm này, Bác Hồ không chỉ vui mừng, tự hào về lớp lớp măng non Việt Nam sống trong chế độ mới luôn xinh xắn, ngoan ngoãn, giỏi giang, mà Bác còn khẳng định, Bác là người yêu quý các cháu nhi đồng nhiều nhất. Chính tình thương yêu bao la đó đã nâng tầm sự “vĩ đại” của Bác, làm cho mỗi cháu nhỏ, mỗi chúng ta ngày càng kính yêu, tin tưởng và trân trọng Bác nhiều hơn.

Cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cuối, quân - dân ta trên khắp các chiến trường liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng. Tết Trung thu năm 1953, Bác phấn khởi gửi thư kể tin chiến thắng, chia vui với các cháu thiếu nhi. Trong những chiến thắng đó có sự đóng góp không nhỏ của các cháu:

Chín Tết Trung Thu, Tám năm kháng chiến, Các cháu khôn lớn, Bác rất vui lòng.

Thu này Bác gửi thơ chung,

Bác hôn các cháu khắp vùng gần xa, Thu này hơn những Thu qua.

Kháng chiến thắng lợi gấp ba bốn lần ...

Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông

Được tin thắng trận cờ hồng tung bay Các cháu vui thay

Bác cũng vui thay

Thu sau so với thu này vui hơn.”

Trong bài thơ này, Người đã tiên đoán chính xác, đồng thời khẳng định về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. “Thu sau so với thu này vui hơn”. “Thu sau” tức là mùa thu năm 1954 sẽ vui hơn “thu này” - mùa thu năm 1953. Quả đúng như vậy, ngày 7/5/1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân, dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, trong tư thế của người chiến thắng và mùa thu năm 1954 là mùa thu mà một nửa đất nước đã sạch bóng quân thù - mùa thu mà các cháu thiếu nhi thực sự được sống trong độc lập, tự do.

Đặc biệt, những năm cuối đời, Bác luôn da diết nhớ tới đồng bào miền Nam ruột thị, trong đó có nỗi nhớ vô hạn đối với thiếu niên, nhi đồng miền Nam. Trong hoàn cảnh kháng chiến cam go, ác liệt, thiếu nhi miền Nam phải chịu bao đau thương, tang tóc dưới ách xâm lược của đế quốc Mỹ. Bác Hồ luôn lạc quan, tin tưởng sắt đá nhân dân ta nhất định thắng, Nam - Bắc nhất định thống nhất, Bác nhất định sẽ được gặp các cháu thiếu nhi miền Nam vô cùng yêu quý của mình. Để khẳng định điều này, trong thư gửi thiếu nhi miền Nam nhân dịp Tết Trung thu năm 1965, Bác nhấn mạnh:

“Bắc - Nam sẽ sum họp một nhà Bác cháu ta gặp mặt trẻ già vui chung Nhớ thương các cháu vô cùng

Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi.”

Năm 1957, Bác viết thư gửi thiếu niên, nhi đồng cả nước và bao giờ Bác cũng dành tình cảm thân thương, trìu mến mà rất mộc mạc chân tình:

"Thân ái chúc các cháu Vui vẻ mạnh khỏe

Đoàn kết chặt chẽ Thi đua học hành Tiến bộ mau lẹ.”

Năm 1960, Đây là năm Bác gửi lá thư cuối cùng của mình cho thiếu niên, nhi đồng, Bác viết: “Theo chuyện đời xưa Việt Nam thì trên mặt trăng có chú cuội chăn trâu: Chú cuội ngồi ở trong trăng. Để trâu ăn lúa nhăn răng mà cười...”. Cuối bài Bác viết: “Nhờ cách mạng tháng Tám thành công và kháng chiến cứu nước thắng lợi, các em đã sinh trưởng trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhờ Đảng săn sóc và Đoàn giúp đỡ, các em sẽ cố gắng về nhiều mặt để xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Đáp lại lời kêu gọi của Bác Hồ, cùng với thiếu nhi miền Bắc, các cháu thiếu niên, nhi đồng ở miền Nam cũng thi đua lập công như anh hùng Lê Văn Tám, anh hùng Kim Lịch... góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước, Bắc – Nam sum họp một nhà thỏa lòng Bác mong...

Dù Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng hình ảnh của Người vẫn luôn gần gũi với mọi thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Tình cảm thiêng liêng của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và của các cháu thiếu nhi dành cho Bác mãi mãi sáng soi, dịu hiền như ánh trăng đêm rằm. Đọc lại thư Trung thu của Người, chúng ta lại được tắm mình trong tình thương yêu bao la, mát lành tỏa ra từ một tâm hồn lớn, nhân cách lớn.

2.2. Đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện hình tƣợng Bác Hồ 2.2.1. Ngôn ngữ hàm súc, biểu cảm

Ngôn ngữ thơ có tính hàm súc. Đây là đặc điểm chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, nhưng do đặc trưng của thể loại mà nó biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ. Nếu ngôn ngữ văn xuôi tự sự là ngôn ngữ của cuộc sống đời thường, nó chấp nhận mọi lớp từ, mọi biến thái, mọi chiều kích, thậm chí cả sự xô bồ, phồn tạp đến cực độ để tái hiện bộ mặt cuộc sống, tâm lý con người trong sự sâu rộng, đa chiều

vốn có của nó thì ngôn ngữ thơ lại mang nặng tính "đặc tuyển". Là thể loại có một dung lượng ngôn ngữ hạn chế nhất trong các loại tác phẩm văn học, nhưng thơ lại có tham vọng chiếm lĩnh thế giới. Nói như Ôgiêrốp: "Bài thơ là một lượng thông tin lớn nhất trong một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất", nghĩa là phải phát huy sự tư duy ngôn ngữ để lựa chọn từ ngữ cho tác phẩm. Bởi thế, Maiacôpxki gọi lao động nghệ thuật ngôn từ của nhà thơ là "trả chữ với với

Một phần của tài liệu Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)