Thực trạng của dạy học cảm thụ văn học ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 37)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.2.1. Thực trạng của dạy học cảm thụ văn học ở Tiểu học

Hiện nay, không ít giáo viên chỉ dạy “chay” theo khối lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, dạy sao cho đủ, cho đúng phân phối chương trình, cho kịp thời gian mà không quan tâm đến việc tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của học sinh, rèn luyện cho các em kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, cảm thụ một tác phẩm. Giáo viên “áp đặt” những kiến thức và sự cảm thụ văn chương của mình cho học sinh trong khi học sinh là “ngọn lửa” cần thắp sáng chứ không phải “cái bình” chứa kiến thức. Vì thế, giáo viên phải là người bạn đọc lớn tuổi có kinh nghiệm, người bắc cầu cho quá trình đối thoại giữa nhà văn và học sinh, tổ chức, định hướng để tự học sinh từng bước chiếm lĩnh tác phẩm và tự phát triển dần. Ngoài ra, trong dạy học phẩm văn chương, giáo viên là người tổ chức, định hướng cho học sinh cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm đôi khi lại thiếu sự rung động, cảm xúc đối với tác phẩm mình dạy khiến không khí giờ học văn nặng nề, thiếu sự rung cảm thẩm mỹ.

1.2.2. Thực trạng của hoạt động cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học

Học sinh ngày nay do ảnh hưởng quá nhiều từ cuộc sống hiện đại, bên cạnh văn học nói riêng và việc học tập nói chung, các em còn mải mê nhiều hoạt động khác nhau nên không dành nhiều thời gian cho văn học. Một bộ phận học sinh còn bàng quan, thờ ơ với môn tiếng Việt.

Thực trạng dạy học môn tiếng Việt ở trường Tiểu học đã cho chúng ta thấy được hầu hết học sinh chỉ đến với các tác phẩm thông qua các bài giảng

của thầy cô. Học sinh lâu nay chỉ được coi như một khách thể, một đối tượng tiếp thụ của giáo viên, giáo viên cảm thụ như thế nào thì học sinh cảm thụ như thế ấy theo kiểu “áp đặt”, học sinh không cần thiết phải nói lên cảm nhận, suy nghĩ trước một tác phẩm. Điều này đã làm giảm đi khả năng cảm thụ sáng tác của các em. Hơn nữa, vì chỉ là đối tượng tiếp thụ của giáo viên nên học sinh không trực tiếp rung cảm với tác phẩm, thiếu sự giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc – học sinh.

Phần lớn, hiện nay vì các em là học sinh Tiểu học còn bỡ ngỡ chưa hình thành được kỹ năng cảm thụ văn học hoặc kỹ năng cảm thụ văn học yếu nên các em cảm thấy lúng túng, khó khăn tự mình đọc hiểu, tiếp nhận tác phẩm văn học. Một bộ phận học sinh dù rất thích học văn nhưng lại không có những phương pháp, những kĩ năng cơ bản để tìm hiểu tác phẩm văn chương. Các em cũng không thể khám phá và hiểu sâu sắc được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, cũng như thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc. Giờ học Tiếng Việt nhất là phân môn Tập đọc vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của học sinh.

Điều mà giáo viên cần quan tâm và khắc phục hơn cả là một số học sinh hầu như không tiếp xúc kĩ, không tìm hiểu văn bản. Không đọc kĩ để giải mã được những từ khó ghi ở phần chú thích. Không thực hiện được điều đó thì khó có thể hiểu được tác phẩm, mà không hiểu được tác phẩm thì không thể rung động cho dù đó là kiệt tác.

Hiện nay, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học đã theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh áp dụng chủ yếu ở phân môn Tập đọc. Trước đây, chúng ta thường coi phân tích hay bình giảng theo hướng áp đặt một chiều thì bây giờ một số giáo viên đã áp dụng đổi mới từ cách dạy truyền thống thiên về đọc chép sang cách dạy đọc - hiểu. Giáo viên giúp học sinh biết cách đọc, cách tiếp cận, khám phá nội dung và nghệ thuật của văn bản theo các mức độ khác nhau, từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu; từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo, khơi dậy ở các em khả năng liên tưởng, tượng tượng. Phương pháp định hướng phát triển năng lực cho học sinh thông qua môn Tập

đọc đã một phần giúp các em tìm hiểu bài và cảm nhận về tác phẩm một cách tỉ mỉ hơn nhưng các em vẫn chưa thực sự khám phá và hiểu sâu về tác phẩm.

Do vậy, từ thực trạng năng lực cảm thụ của học sinh Tiểu học đã nói trên, vấn đề năng lực cảm thụ văn học của học sinh là một trong vấn đề cần được quan tâm hơn trong quá trình dạy học văn hiện nay.

1.2.3. Đánh giá chung

Sự bất cập, quá tải của chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu hoc hiện nay và những hạn chế của cách dạy truyền thống trong nhà trường là những nguyên nhân quan trọng làm cho học sinh gần như chỉ nắm được nội dung các bài học ở mức nền tảng mà chưa có sự đi sâu vào việc cảm nhận về các nhân vật hay hình tượng nghệ thuật. Học sinh chủ yếu chỉ được nghe các bài văn mẫu hay những “áp đặt” cảm nhận theo những mô típ quen thuộc mà thiếu đi tính sáng tạo. Chính vì vậy muốn nâng cao khả năng cảm thụ văn học ở học sinh, giáo viên cần định hướng đồng thời khuyến khích các em viết các bài cảm thụ lồng ghép suy nghĩ, tình cảm của bản thân cũng như thể hiện được sự mới lạ trong cách tiếp cận và sáng tạo trong cách viết.

1.3. Thống kê và khảo sát các tác phẩm trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học về hình tƣợng Bác Hồ Việt ở Tiểu học về hình tƣợng Bác Hồ

1.3.1. Thống kê

STT Tác

phẩm Tác giả

Lớp

Thể loại Chủ Điểm Tuần Trang 1 Ai ngoan sẽ được thưởng Túy Phương và Thanh Tú 2 Truyện ngắn Bác Hồ 30 100 2 Cháu nhớ Bác Hồ

Thanh Hải 2 Thơ lục bát

Bác Hồ 30 105

suối ngắn 4 Chiếc rễ

đa tròn

Nhiều tác giả 2 Truyện ngắn Bác Hồ 31 107 5 Việt Nam có Bác Lê Anh Xuân 2 Thơ lục bát Bác Hồ 31 109 6 Thăm nhà Bác Tố Hữu 2 Thơ tự do Bác Hồ 31 110 7 Bảo vệ như thế là rất tốt

Nhiều tác giả 2 Truyện ngắn Bác Hồ 31 113 8 Bác Hồ rèn luyện thân thể

Nhiều tác giả 2 Truyện ngắn Ôn tập cuối học kì II 35 144 9 Luôn nghĩ đến miền Nam

Nhiều tác giả 3 Truyện ngắn Bắc – Trung – Nam 12 100 10 Em vẽ Bác Hồ Thy Ngọc 3 Thơ bốn chữ Nghệ thuật 23 43 11 Người công dân số Một (Trích) Hà Văn Cầu và Vũ Đình Phòng 5 Kịch Người công dân 19 4 12 Người công Hà Văn Cầu và Vũ Đình 5 Kịch Người công dân 19 10

dân số Một (Tiếp theo) Phòng 1.3.2. Nhận xét

Sử dụng các câu chuyện về Bác Hồ để giáo dục, hình thành các chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh là một cách làm nhẹ nhàng mà hiệu quả. Bởi vì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có phong cách sống, phong cách quản lý, phong cách đối xử giao tiếp đầy chất nhân văn, nhân ái, nhân đạo.

Việc giảng dạy những tác phẩm văn học về đề tài Bác Hồ không chỉ giúp học sinh bồi dưỡng tình cảm yêu mến, biết ơn, kính trọng của các em với Bác Hồ mà còn giúp các em hình thành những thói quen, phẩm chất tốt đẹp nhờ noi theo tấm gương của Bác.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chương 1, khóa luận tìm hiểu một số vấn đề có tính chất lí luận và thực tiễn của đề tài. Đầu tiên, khóa luận nghiên cứu về lịch sử vấn đề nghiên cứu, khái niệm, các cách phân loại và đặc trưng của thơ và truyện ngắn từ đó thấy được kiến thức nền tảng về những thể loại tác phẩm và đặc trưng cơ bản của chúng. Tiếp đó, khóa luận đi vào tìm hiểu cơ sở lí luận về hình tượng nghệ thuật: Khái niệm, đặc điểm của hình tượng nghệ thuật. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đề cập tới khái niệm về cảm thụ văn học, khái niệm năng lực cảm thụ văn học, các cấp độ cảm thụ văn học, đặc trưng cảm thụ văn học và đặc trưng của năng lực cảm thụ văn học ở lứa tuổi học sinh Tiểu học. Tiếp theo khóa luận tìm hiểu về thực trạng dạy học cảm thụ văn học ở Tiểu học và thực trạng của hoạt động cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học. Phần cuối của chương 1 là thống kê những tác phẩm văn học trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học viết về đề tài Bác Hồ, cùng với đó là một số nhận xét khái quát.

CHƢƠNG 2: ĐẶC SẮC HÌNH TƢỢNG BÁC HỒ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

2.1. Đặc sắc về nội dung hình tƣợng Bác Hồ 2.1.1. Yêu thƣơng và bao dung 2.1.1. Yêu thƣơng và bao dung

Trong muôn vàn tình thương yêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho nhân dân, Người dành cho thiếu niên, nhi đồng với một tình thương yêu đặc biệt. Trước lúc đi xa, Bác để lại muôn vàn tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam, trong đó Người không quên nhắc đến thế hệ thiếu niên, nhi đồng: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. Tuy Bác đã đi xa nhưng những lời căn dặn, hành động, tình cảm của Bác sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí thiếu niên, nhi đồng nói riêng và mỗi người dân Việt nói chung.

Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày Quốc tế Thiếu nhi năm 1969, thiếu nhi Việt Nam không còn được Bác gửi thư. Nhưng tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên, nhi đồng cả nước. Tình yêu trẻ thơ của Bác không đơn giản là một tình cảm thông thường. Lòng thương yêu sâu sắc, bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thiếu niên, nhi đồng không gì có thể so sánh nổi. Đó vừa là tình cảm của một lãnh tụ cách mạng kiệt xuất vừa là của người ông kính yêu vô cùng gần gũi, luôn đồng cảm và chan hòa với các cháu.

“Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy :

- Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé !

...Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.”

Mặc dù chỉ thông qua một việc rất đơn giản - một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành vòng lá tròn - nhưng lại thể hiện được rất nhiều điều. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. Chứng tỏ Bác luôn luôn quan tâm cũng như suy nghĩ, mong muốn đem lại những gì tốt đẹp nhất cho các em. Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.

Ở mỗi giai đoạn cách mạng, khi vận động tập hợp quần chúng, khi tiến hành hai cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Bác Hồ đều có thư và thơ cho thiếu nhi.

Trước Cách mạng Tháng Tám, trong khi kêu gọi thiếu niên đoàn kết đấu tranh góp phần vào công công cuộc giải phóng dân tộc, Người không quên nhắc đến trách nhiệm của các em: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình”. Đó là những “việc nhỏ, nghĩa lớn”. Bác khích lệ các em rằng biết lễ phép, vệ sinh, biết giúp đồng bào khi gặp khó khăn, nghĩa là tự rèn luyện mình cũng là tham gia kháng chiến. Mở đầu bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi” là những lời lẽ hết sức giản dị, thực tế và chứa chan tình yêu thương:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan Chẳng may vận nước gian nan Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng Học hành giáo dục đã không

Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa Sức còn yếu, tuổi còn thơ

Mà đã khó nhọc cũng như người già Có khi lìa mẹ, lìa cha

Để làm tôi tớ người ta bên ngoài".

(Kêu gọi thiếu nhi – Hồ Chí Minh)

Lời kêu gọi ấy của Bác Hồ có sức lan tỏa mãnh liệt trong thiếu niên, nhi đồng cả nước tham gia đánh Tây, đuổi Nhật, giải phóng dân tộc thống nhất

nước nhà. Đã có biết bao tấm gương thiếu niên, nhi đồng anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc mà tiêu biểu là Kim Đồng, Vừ A Dính, Lê Văn Tám, các đơn vị nổi tiếng như: Đội Thiếu niên du kích Đình Bảng, Đội Thiếu niên du kích thành Huế, Đội Thiếu niên du kích Đồng Tháp Mười...

Sau Cách mạng Tháng Tám, trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác chỉ rõ, học sinh được may mắn tiếp nhận một nền giáo dục mới, độc lập: “... Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Từ sau Cách mạng tháng Tám, gần như năm nào cũng vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, hay Tết Trung thu, Bác Hồ đều viết thư cho thiếu niên, nhi đồng với lời lẽ ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn căn dặn các cháu phải ngoan ngoãn, đoàn kết, thi đua học tập, lao động, chú ý rèn luyện cả về nhân cách và thể lực để trở thành công dân có sức khoẻ và tiến bộ, để đưa nước nhà “tiến kịp các nước khác trên toàn cầu”.

Sinh thời Bác từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Hình ảnh Bác Hồ bón cơm cho em nhỏ, hình ảnh Người vui Tết Trung thu với các em thiếu niên, nhi đồng thật gần gũi, giản dị mà chan chứa yêu thương! Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi thiếu niên nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, ngày khai trường, Tết Trung thu... mãi mãi khắc sâu, trở tài sản vô giá đối với thế hệ măng non nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Mỗi bài thơ, bức thư, câu nói của Bác, bên cạnh tình yêu thương bao la còn là những lời chỉ bảo, dặn dò chu đáo đối với thiếu nhi: “Các em phải ngoan, ở nhà phải vâng lời bố mẹ, đi học phải siêng năng...”. Người động viên, nhắc nhở thế hệ trẻ cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới, cuộc sống của người dân một nước độc lập, tự do: “Thanh, thiếu nhi cần thực hành đời

sống mới. Phải cương quyết, không sợ khó, không sợ khổ, phải siêng học, siêng làm”.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tháng 5-1961, Bác gửi thư chúc các cháu thiếu nhi cả nước cùng Năm lời dạy của Người:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.”

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng luôn được treo trang trọng ở các lớp học, in trong các cuốn vở, trở thành nội dung rèn luyện và phấn đấu của mỗi thiếu nhi Việt Nam. Lời dạy của Bác đối với thiếu nhi đã, đang và sẽ

Một phần của tài liệu Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 37)