Tác phẩm “Ngƣời công dân số Một” – Tiếng Việt 5(tập 2 trang 4)

Một phần của tài liệu Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 89)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2.4. Tác phẩm “Ngƣời công dân số Một” – Tiếng Việt 5(tập 2 trang 4)

trang 4)

3.2.4.1. Phiếu đọc hiểu tác phẩm “Người công dân số Một”- Hà Văn Cầu và Vũ Đình Phòng

Đọc bài và trả lời các câu hỏi:

Người công dân số Một (Trích)

Nhân vật : Anh Thành Anh Lê

Anh Mai

Cảnh trí : Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.

Lê : - Anh Thành ! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể đến nhận việc đấy

Thành : - Có lẽ thôi, anh ạ.

Lê : - Sao lại thôi ? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đòi cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào... (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ : anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.

Thành : - Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống...

Lê : - Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ?

Thành : - Anh Lê này ! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh là người nước nào ?

Lê : - Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy. Thành : - Đúng ! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau.

Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không ?

Lê : - Sao lại không ? Hôm qua ông đốc học nhắc lại nghị định của giám quốc Phú Lãng Sa tháng 5 năm 1881 về việc người bản xứ muốn vào làng Tây...

Thành : - À... Vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như Tây... Anh đã làm đơn chưa ?

Lê : - Không bao giờ ! Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không ? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đối ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.

Thành : - Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì lại không sáng bằng đèn toạ đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp

bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khói.

Lê : - Anh kể chuyện đó để làm gì ?

Thành : - Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...

(Còn nữa)

TheoHÀ VĂN CẦU - VŨ ĐÌNH PHÒNG I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)

Khoanh vào đáp án đúng

Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích đƣợc viết theo thể loại gì?

A. Thơ B. Kịch C. Nghị luận D. Văn xuôi

Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn kịch là cuộc đối thoại của?

A. Anh Lê và anh Thành B. Anh Lê và anh Mai C. Anh Mai và anh Thành D. Anh Mai và anh Long

Câu 3 (0.5 điểm): Tại sao anh Lê đòi đƣợc thêm cho anh Thành mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào?

A. Vì anh Thành cho họ biết anh Lê biết chữ Tàu và có thể viết phắc- tuya bằng tiếng Tây.

B. Vì anh Lê cho họ biết anh Thành biết chữ Pháp và có thể viết phắc- tuya bằng tiếng Tàu.

C. Vì anh Lê cho họ biết anh Thành biết chữ Tàu và có thể viết phắc- tuya bằng tiếng Tây.

D. Vì anh Lê cho họ biết anh Thành biết chữ Tây Ban Nha và có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tàu.

Câu 4 (1 điểm): Khi nói chuyện với anh Lê, anh Thành có tâm trạng nhƣ thế nào?

A. Vui mừng khi anh Lê tìm được việc cho mình.

B. Buồn, không hài lòng với công việc anh Lê tìm được. C. Lơ đễnh, không chú ý, quan tâm.

D. Day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

II. Tự luận (7.0 điểm):

Câu 5 (1 điểm): Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?

... ...

Câu 6 ( 1,5 điểm): Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nƣớc?

... ... ...

Câu 7 ( 1,5 điểm): Tại sao câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau?

... ...

Câu 8 ( 1.5 điểm): Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích ?

... ...

Câu 9 ( 1,5 điểm): Nội dung chính của câu chuyện là gì?

... ...

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHIẾU ĐỌC HIỂU I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)

Câu Đáp án chi tiết Biểu điểm

1 Khoanh vào đáp án D 1 điểm

2 Khoanh vào đáp án C 0.5 điểm

3 Khoanh vào đáp án A 0.5 điểm

4 Khoanh vào đáp án B 1 điểm

II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 5 (1 điểm):

Anh Lê xin việc cho anh Thành. Anh lại đòi cho anh Thành thêm tiền công (thêm năm hào một tháng), thêm quần áo mặc (hai bộ một năm). Anh giải thích vì anh Thành biết chữ Tàu và tiếng Tây.

Câu 6 (1,5 điểm):

Anh Thành luôn hỏi anh Lê “Anh là người nước nào?”, “Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”. Điều đó chứng tỏ anh luôn nghĩ đến dân, đến nước.

Câu 7 (1,5 điểm):

Nguyên nhân của sự không ăn khớp này là vì anh Lê chỉ nghĩ đến công việc của bạn, đến cuộc sống hàng ngày còn anh Thành luôn nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước, không chú ý câu hỏi của anh Lê.

Câu 8 (1.5 điểm):

Bốn lời đối thoại cuối giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau. Anh Lê hỏi anh Thành vì sao không xin việc làm ở Sài Gòn nữa? Anh Thành lại nói về sự khác nhau giữa đèn dầu, đèn kì, đèn điện. Anh Lê hỏi anh Thành kể các chuyện đó làm gì? Anh Thành lại nói vì hai người là công dân nước Việt.

Câu 9 (1,5 điểm):

Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

3.2.3.2. Hướng dẫn đọc diễn cảm tác phẩm “Người công dân số Một” – Hà Văn Cầu và Vũ Đình Phòng

- Giọng điệu: Đọc rành mạch, lưu loát; biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt lời nhân vật với lời tác giả.

- Ngữ điệu thể hiện đối thoại nhân vật:

+ Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng thẻ hiện sự trăn trở khi nghĩ về vận nước

+ Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình thể hiện tính cách một người yêu nước nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.

- Cách ngắt giọng: Đọc đúng câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

+ Anh Thành! (giọng hồ hởi)

+ Có lẽ thôi, anh ạ. (giọng điềm tĩnh) + Sao lại thôi? (giọng bày tỏ sự thắc mắc)

+ Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? (giọng ngạc nhiên)

+ À... Vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như Tây... Anh đã làm đơn chưa? ( giọng châm biếm, mỉa mai)

+ Hôm qua /ông đốc học nhắc lại nghị định của giám đốc Phú Lãng Sa/ tháng 5 /năm 1881 về việc người bản xứ muốn vào làng Tây...

- Cường độ giọng: đọc ở mức to, rõ ràng. - Tư thế, cử chỉ, nét mặt :

+ Anh Lê : hồ hởi, vui tươi. + Anh Thành: trầm tư suy nghĩ.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Ở chương 3, khóa luận đã đề xuất một số cách cảm thụ tác phẩm văn học. Có 4 cách để cảm thụ một tác phẩm văn học. Cách thứ nhất là phát hiện và tái hiện hình tượng. Cách thứ hai là xác định biện pháp nghệ thuật và phân tích hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật. Cách thứ ba là tìm hiểu về cách dùng từ, đặt câu sinh động. Cách thứ tư là đọc diễn cảm có sáng tạo. Tiếp theo, khóa luận đi vào cảm thụ một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học bằng cách xây dựng phiếu đọc hiểu và hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm. Cảm thụ thơ gồm 1 tác phẩm thơ, cảm thụ 3 tác phẩm truyện ngắn để làm nổi bật vẻ đẹp của Bác Hồ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao năng lực cảm thụ cho học sinh Tiểu học trong dạy học Tiếng Việt là hết sức cần thiết. Dạy học Tiếng Việt không chỉ đặt yêu cầu cho học sinh nắm vững kiến thức, vận dụng và biết cách cảm thụ một cách sâu sắc, mà còn phải trau dồi và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Nâng cao năng lực cảm thụ thơ, truyện cho học sinh Tiểu học qua thông qua tìm hiểu hình tượng Bác Hồ trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học để giúp các em biết cảm nhận những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ, phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật độc đáo, vẻ đẹp của ngôn từ cũng như tình cảm của tác giả muốn bộc lộ. Từ đó, học sinh biết vận dụng từ thực tế quan sát hay những gì đã cảm nhận để diễn đạt được tình cảm, thái độ, tâm trạng của mình với thế giới xung quanh.

Đề tài xác định được cơ sở khoa học của vấn đề cảm thụ văn học. Trong đó, đã làm rõ bản chất, đặc điểm của cảm thụ văn học và khả năng cảm thụ văn học. Đề tài còn tìm hiểu các thể loại tác phẩm như thơ, truyện ngắn. Đồng thời cũng làm rõ các cơ sở thực tiễn của cảm thụ văn học và thực trạng cảm thụ văn học ở trường Tiểu học hiện nay. Sau đó, tiến hành phân tích đặc sắc nội dung và nghệ thuật về các tác phẩm có liên quan đến chủ đề Bác Hồ ở chương trình Tiếng Việt để cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ. Từ đó tôi xây dựng phiếu đọc hiểu và hướng dẫn cách đọc diễn cảm một số tác phẩm trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với nhà trƣờng

- Trang bị thêm tài liệu và đồ dùng học tập phục vụ cho môn Tiếng Việt

- Đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn để tiếp thu các phương pháp dạy học mới, vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học một cách khoa học vào thực tiễn dạy học môn tiếng Việt nói chung và bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ, truyện cho học sinh nói riêng.

2.2. Đối với giáo viên

- Phải coi trọng việc dạy cảm thụ văn học cho học sinh và việc dạy này phải diễn ra thường xuyên. Đặc biệt trong giờ dạy Tập đọc khi hướng dẫn cho học sinh cảm thụ văn học về nội dung và nghệ thuật phải hay và có sự chuẩn bị chu đáo.

- Có lòng nhiệt huyết, tận tâm với nghề, phối hợp sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực học tập của học sinh.

2.3. Đối với học sinh

- Để có khả năng, năng lực cảm thụ sâu sắc và tinh tế các em cần phải tự giác rèn luyện và nhận thức đúng đắn. Điều đó giúp các em đến với thơ ca một cách tự giác là yếu tố quan trọng để cảm thụ tốt hơn.

- Không ngừng học hỏi thầy cô, bạn bè. Nâng cao vốn hiểu biết cho bản thân. Chủ động, tích cực lĩnh hội một cách hiệu quả kiến thức mà thầy cô truyền đạt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tiếng Việt 1,2,3,4,5, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2. Công ty Phan Thị ( 2012), Bác Hồ sống mãi tập 1,2,3,4,5, Nxb Kim Đồng. 3. Hoàng Nguyên Cát, Trần Hà, Lê Phương Liên, Hà Quang Phương (2019),

Kể chuyện Bác Hồ, Nxb Kim Đồng.

4. Phan Kim Dung (2014), Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4,trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

5. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân (2009), Giáo trình đại học, Mĩ học đại cương, Nxb Giáo dục.

6. Hoàng Thúy Hà (2014), Đề tài khoa học, Phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học từ phương diện ngôn ngữ, Trường Đại học Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương (1985), Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục.

8. TS. Nguyễn Văn Hậu (2015), Đề tài, Về tính hình tượng và tính biểu tượng trong tác phẩm văn hóa- nghệ thuật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh.

9. Trần Thị Hậu (2013), Đề tài, Tư duy về hình tượng nghệ thuật trong tiếp cận tác phẩm văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội khoa Ngữ văn, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Hòa (2012), Sáng kiến kinh nghiệm, Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học thông qua biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa, trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, Hải Dương.

11. Đỗ Hoàng Linh (2014), Bác Hồ với thanh, thiếu niên nhi đồng, Nxb Văn học.

12. Khánh Linh (2017), Bác Hồ với phụ nữ và thiếu niên nhi đồng, Nxb Lao động.

14. Phương Lựu chủ biên (2002), Lý luận văn học tập I, Văn học, Nhà văn và Bạn đọc, Nxb Đại học Sư phạm.

15. Nhiều tác giả (2017), Bác Hồ kính yêu, Nxb Kim Đồng.

16. Lê Thanh Nhung (2013), Sáng kiến kinh nghiệm, Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5, Trường Tiểu học số 1 xã Mường Thanh, Lai Châu.

17. Trần Đình Sử chủ biên (2008), Lý luận văn học tập 2, Tác phẩm và Thể loại văn học, Nxb Đại học Sư Phạm.

18. Hà Huy Toàn (2014), Khóa luận tốt nghiệp, Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Yên Lương-Thanh Sơn- Phú Thọ, trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.

19. Sơn Tùng (2009), Búp sen xanh, Nxb Văn học.

PHỤ LỤC

1. Tác phẩm “Ai ngoan sẽ đƣợc thƣởng” – Túy Phƣơng và Thanh Tú (Tiếng Việt 2 tập 2 trang 100)

Ai ngoan sẽ được thưởng

1. Một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác, các em nhỏ đã chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ. Bác đi giữa đoàn học sinh, tay dắt hai em nhỏ nhất. Mắt Bác sáng, da Bác hồng hào. Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,...

2. Khi trở lại phòng họp, Bác ngồi giữa các em và hỏi : - Các cháu chơi có vui không ?

Những lời non nớt vang lên : - Thưa Bác, vui lắm ạ ! Bác lại hỏi :

- Các cháu ăn có no không ? - No ạ !

- Các cô có mắng phạt các cháu không ? - Không ạ !

Bác khen :

- Thế thì tốt lắm ! Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu. Các cháu có thích kẹo không ?

Tất cả cùng reo lên : - Có ạ ! Có ạ !

Một em bé giơ tay xin nói :

- Thưa Bác,ai ngoan thì được ăn kẹo,ai không ngoan thì không được ạ ! - Các cháu có đồng ý không ?

- Đồng ý ạ !

3. Các em nhỏ đứng thành vòng rộng. Bác cầm gói kẹo chia cho từng em. Đến lượt Tộ, em không nhận, chỉ khẽ thưa :

- Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.

Bác cười trìu mến :

- Cháu biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm ! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.

Tộ mừng rỡ nhận lấy kẹo Bác cho.

TheoTUÝ PHƢƠNG và THANH TÚ 2. Tác phẩm “Cháu nhớ Bác Hồ” – Thanh Hải (Tiếng Việt 2 tập 2 trang 105)

Cháu nhớ Bác Hồ (Trích)

Đêm nay bên bến Ô Lâu,

Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ. Nhớ hình Bác giữa bóng cờ Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu.

Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.

Nhớ khi trăng sáng đầy trời Trung thu Bác gửi những lời vào thăm.

Đêm đêm cháu những bâng khuâng Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu.

Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu, Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ.

Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ, Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.

3. Tác phẩm “Qua suối” – Nhiều tác giả (Tiếng Việt 2 tập 2 trang 106)

Qua suối

Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải

Một phần của tài liệu Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 89)