Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong

bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp tác chủ nhiệm lớp

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL và GVCN ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, đề tài đã tiến hành khảo sát 30 CBQL và 50 GVCN tại các trƣờng tiểu học và kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Kết quả khảo sát ở 30 CBQL và 50 GVCN cho thấy, GVCN ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có sự đánh giá đúng vai trò của ngƣời GVCN lớp trong quá trình quản lý HS. Hầu hết các CBQL các trƣờng tiểu học đều đánh giá vai trò của GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp là quan trọng với 96,7% ý kiến, chỉ với 3,3% ý kiến cho rằng ít quan trọng; còn theo ý kiến của GVCN cũng chiếm 94% cho rằng vai trò của họ là quan trọng, chỉ có 6% cho rằng ít quan trọng và không có ý kiến nào của CBQL cũng nhƣ GVCN ở mức không quan trọng.

Từ những số liệu trên cho thấy, công tác chủ nhiệm lớp rất quan trọng trong các trƣờng tiểu học và giáo viên chủ nhiệm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó là tấm gƣơng phản chiếu tới HS, là hình mẫu cho HS làm theo. Đội ngũ GVCN không những là cầu nối giữa nhà trƣờng và phụ huynh học sinh trong các hoạt động mà mọi kế hoạch của nhà trƣờng đƣợc thực hiện tốt hay không cũng từ việc triển khai của ngƣời giáo viên chủ nhiệm tới HS và phụ huynh. GVCN lớp là ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trƣởng đối với lớp và các thành viên trong lớp; là ngƣời vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các HS; họ cũng phải biết phối hợp với các GVBM, chỉ huy quản lý HS trong lớp học tập, lao động, công tác và là ngƣời phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trƣờng nhƣ là Đội thiếu niên, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học, giáo dục HS trong lớp phụ trách.

Nhƣng trên thực tế, GVCN vừa đóng vai trò quản lý hành chính Nhà nƣớc, vừa đóng vai trò ngƣời thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò ngƣời đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. GVCN cũng là ngƣời chủ chốt của nhà trƣờng làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS lớp mình chủ nhiệm. Nhƣng vẫn có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ GVCN lớp chƣa tƣơng xứng với tầm quan trọng của chức vụ này, chƣa đúng với các văn bản luật cũng nhƣ các văn bản quản lý giáo dục quy định và thậm chí có

cả những phƣơng pháp giáo dục lỗi thời. Đôi khi vẫn còn tồn tại việc GVCN lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng đối với học sinh và cũng có những GVCN lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã đƣợc giao.

Nhƣ vậy, kết quả khảo sát đã cho thấy, nhận thức hầu hết của CBQL, GVCN là có sự tƣơng đồng với nhau, đều thấy rõ đƣợc vai trò của GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp là hết sức quan trọng và cần thiết trong công tác giáo dục của nhà trƣờng. Về chất lƣợng đội ngũ của các trƣờng tiểu học ở thành phố Quy Nhơn thì tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn 93,74%.

2.3.2. Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học

Để tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tác giả đã tiến hành khảo sát 30 CBQL và 50 GVCN tại các trƣờng tiểu học và kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.1. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp TT Nội dung CBQL (%) GVCN (%) Tốt BT Chƣa tốt Tốt BT Chƣa tốt

1 Tìm hiểu thông tin cơ bản của học sinh 63,3 26,7 10,0 90,0 10,0 0,0 2 Lập kế hoạch năm học 83,3 10,0 6,7 78,0 22,0 0,0 3 Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp và xây

dựng tập thể học sinh lớp tự quản 90,0 10,0 0,0 76,0 24,0 0,0 4 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt

động giáo dục cho học sinh 56,7 20,0 23,3 84,0 16,0 0,0 5 Phối hợp với các lực lƣợng giáo dục

trong và ngoài nhà trƣờng 40,0 43,3 16,7 74,0 26,0 0,0 6 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục

của học sinh lớp chủ nhiệm 60,0 26,7 13,3 70,0 26,0 4,0 7 Quản lý hồ sơ và các sổ sách cần

Nhìn vào kết quả khảo sát ở bảng 2.1 ta thấy, mức đánh giá tỷ lệ % giữa CBQL và GVCN ở các nội dung trong công tác chủ nhiệm lớp đƣợc đánh giá khác nhau nhƣng tỉ lệ không chênh nhau nhiều:

Nội dung “Tìm hiểu thông tin cơ bản của học sinh” đƣợc các CBQL đánh giá ở mức cao nhất là tốt với 63,3%, mức bình thƣờng là 26,7% và vẫn còn một số CBQL cho rằng chƣa tốt chiếm 10%; đối với đội ngũ GVCN thì cũng đánh giá cao ở mức tốt với 90% ý kiến, mức bình thƣờng là 10% và không có ý kiến nào đánh giá ở mức chƣa tốt. Điều đó cho thấy, GVCN lớp ở trƣờng tiểu học phải là ngƣời nắm vững đối tƣợng học sinh của lớp mình phụ trách. GVCN phải nghiên cứu trích yếu lý lịch học sinh, hoàn cảnh của từng em, đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn nơi học sinh đó cƣ trú và đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh xem có những điểm nổi bật về tính cách nhƣ thế nào, có năng khiếu gì và có những hạn chế gì… Trên thực tế, việc tìm hiểu học sinh và lớp chủ nhiệm cũng hết sức đa dạng, GVCN sử dụng phƣơng pháp trò chuyện hoặc phiếu khai những thông tin cơ bản về gia đình học sinh. Việc làm thế nào để hiểu đầy đủ, chính xác về học sinh và các yếu tố ảnh hƣởng đến học tập và phát triển nhân cách học sinh cũng đang còn là vấn đề cần đƣợc nâng cao năng lực cho GVCN.

Nội dung “Lập kế hoạch năm học”, theo ý kiến của đội ngũ CBQL đánh giá cao nhất ở mức độ tốt với 83,3%, mức độ bình thƣờng là 10% và mức chƣa tốt 6,7%; đội ngũ GVCN cũng đánh giá cao ở mức 78% và mức bình thƣờng là 22%, không có đánh giá nào ở mức chƣa tốt. Việc xây dựng kế hoạch năm học ở các trƣờng tiểu học đã thực hiện tốt theo đánh giá của CBQL và GVCN. Nhƣng trên thực tế, GVCN còn xây dựng kế hoạch năm học vẫn còn mang tính hình thức, hoặc duy ý chí, chƣa theo quy trình khoa học, có tính đến các yếu tố mục tiêu, điều kiện… nên tính khả thi và hiệu quả còn hạn chế. Do đó, theo nhu cầu từ thực tế của GVCN, GVBM và các nhà quản lý giáo dục là cần trang bị năng lực, kĩ năng xây dựng các loại kế hoạch cho GVCN.

Tiếp theo đó là nội dung “tổ chức đội ngũ cán bộ lớp và xây dựng tập thể học sinh lớp tự quản”: Với nội dung này, cả đội ngũ CBQL và GVCN đều đánh giá cao ở mức tốt với 90% của CBQL và 76% ý kiến của GVCN, mức bình thƣờng đƣợc đánh giá là 10% của CBQL và 24% của GVCN, cả 2 đội ngũ CBQL và GVCN đều không có ý kiến đánh giá nào ở mức chƣa tốt. Qua thực tế công tác chủ nhiệm ở các trƣờng tiểu học, hầu hết các lớp có kết quả học tập tốt đều là những lớp có ý thức tổ chức nề nếp tốt, có sự đồng thuận cao trong bộ máy hoạt động của lớp. Tập thể các lớp có tinh thần tự quản cao sẽ góp phần xây dựng nề nếp tự quản tốt trong nhà trƣờng. Vì vậy, xây dựng đƣợc tập thể lớp vững mạnh đòi hỏi GVCN phải xây dựng môi trƣờng lớp có lề lối, khuôn mẫu nhằm hƣớng các em có ý thức xây dựng cho mình một nề nếp trong học tập, sinh hoạt tập thể một cách hợp lý nhằm nâng cao ý thức, sức khỏe phục vụ tốt cho học tập.

Với nội dung về “Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cho học sinh”, đội ngũ CBQL đã đƣợc nhiều ý kiến đánh giá ở mức tốt nhƣng tỉ lệ % cũng không cao với 56,7% ý kiến, mức bình thƣờng với 20% ý kiến và mức chƣa tốt với 23,3%; đối với đội ngũ GVCN thì đánh giá cao ở mức tốt với 84% ý kiến, mức bình thƣờng là 16% ý kiến và không có ý kiến nào ở mức chƣa tốt. Việc tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chƣơng trình giáo dục tiểu học do Bộ GD&ĐT quy định. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chƣơng trình giáo dục cả về nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức… là điều kiện cơ bản để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học. Đây phải đƣợc coi là vấn đề có tính chất pháp lệnh bắt buộc. Nhà trƣờng phải thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ và phân phối chƣơng trình đã quy định, theo dõi việc thực hiện thời khóa biểu của học sinh trong ngày. Nhà trƣờng cần phải giám sát các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của giáo viên đó là: giảng dạy và giáo dục theo đúng chƣơng trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, kiểm tra, đánh giá đúng quy định; lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ giờ, bỏ buổi học, đảm bảo

chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trƣờng tổ chức; tham gia đầy đủ các hoạt động tổ chuyên môn.

Ở nội dung “Phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng”, kết quả khảo sát cho thấy sự đánh giá khác nhau giữa CBQL và GVCN. Đối với đội ngũ CBQL đánh giá nhiều nhất ở mức bình thƣờng với 43,3%, mức tốt là 40% và mức chƣa tốt là 16,7%; đối với đội ngũ GVCN đánh giá nhiều ở mức tốt với 74%, mức bình thƣờng là 26% và không có đánh giá nào ở mức chƣa tốt. Ở đây, ta thấy sự đánh giá của CBQL và GVCN là có sự khác nhau, CBQL cho rằng sự phối hợp của GVCN với các lực lƣợng chƣa đƣợc tốt, còn GVCN cho rằng nội dung này đã thực hiện tốt rồi. Một số GVCN có ít thời gian dành cho việc gặp gỡ phụ huynh học sinh có thể do từ phía GV vì còn phải tham gia công tác giảng dạy hoặc từ phía phụ huynh còn bận làm kinh tế nên không có thời gian… Hiện nay, thông tin có thể đƣợc trao đổi qua sổ liên lạc điện tử, nhƣng điều này cũng phụ thuộc nhiều vào giáo viên chủ nhiệm, nếu giáo viên chủ nhiệm cập nhật thông tin thƣờng xuyên thì phụ huynh dễ dàng nắm bắt tình hình học tập của con em mình, còn nếu giáo viên chủ nhiệm không cập nhật thông tin kịp thời thì chỉ đến khi có sự gặp gỡ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh mọi vấn đề mới đƣợc phản hồi.

Với nội dung “Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của học sinh lớp chủ nhiệm”, các CBQL đánh giá nhiều ở mức tốt với 60% ý kiến, mức trung bình với 26,7% ý kiến và mức chƣa tốt với 13,3%; các GVCN đánh giá nhiều ở mức tốt với 70% ý kiến, mức trung bình 26% và mức chƣa tốt là 4%. Các ý kiến đánh giá của CBQL và GVCN có sự tƣơng đồng với nhau. Hiện nay, cách nhìn nhận và đánh giá học sinh của đa số GVCN hiện nay vẫn theo nếp cũ, đơn giản học sinh ngoan là phải biết nghe lời. Một số GVCN cũng chƣa có ý thức nâng cao năng lực chủ nhiệm của mình, nâng cao những hiểu biết về xã hội, hiểu biết về thế hệ trẻ mà mình đang có trọng trách giáo dục. Từ đó, dẫn đến những đánh giá của GVCN về học sinh chƣa đầy đủ, phiến diện và thiếu khách quan.

Nội dung “Quản lý, giám sát việc ghi chép, bảo quản hồ sơ của học sinh”, với đội ngũ CBQL thì đánh giá nhiều ở mức tốt nhƣng với tỷ lệ vẫn thấp với 50% ý kiến, mức bình thƣờng với 33,3% ý kiến và mức chƣa tốt 16,7% ý kiến; đối với đội ngũ GVCN đánh giá cao ở mức tốt với 92% ý kiến, mức bình thƣờng là 8% và không có ý kiến ở mức chƣa tốt. Điều đó cho thấy sự chênh lệch tỷ lệ % và đánh giá của CBQL và GVCN. Hiện nay, việc quản lý hồ sơ, sổ sách hầu hết đều quản lý bằng phần mềm của máy tính nên việc giám sát hồ sơ của học sinh cũng dễ dàng hơn cho GVCN. Để công tác bảo quản tốt hồ sơ và lƣu trữ văn bản trong trƣờng học là một công tác rất quan trọng, nó đòi hỏi ngƣời làm công tác này phải thận trọng, tỷ mỉ, ngăn nắp và phải khoa học. Làm tốt công tác quản lý hồ sơ sẽ góp phần thực hiện tốt ba mục tiêu quản lý: năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của công việc, ngƣợc lại, nếu làm không tốt công tác quản lý hồ sơ sẽ hạn chế đến kết quả hoạt động quản lý, làm giảm hiệu lực chỉ đạo điều hành của GVCN, tổ chức, ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức và bộ máy nhà trƣờng nói chung và lớp học nói riêng.

2.3.3 Thực trạng phương pháp thực hiện công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học

Bảng 2.2. Phƣơng pháp thực hiện công tác chủ nhiệm lớp

TT Nội dung CBQL (%) GVCN (%) Tốt BT Chƣa tốt Tốt BT Chƣa tốt 1 Phƣơng pháp vận động quần chúng 70,0 30,0 0,0 84,0 16,0 0,0 2 Phƣơng pháp giáo dục cá biệt 26,7 73,3 0,0 78,0 22,0 0,0 3 Phƣơng pháp tổ chức sinh hoạt tập thể 60,0 40,0 0,0 70,0 30,0 0,0 4 Phƣơng pháp tổ chức giữa các hoạt

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, nội dung “phƣơng pháp vận động quần chúng” đƣợc CBQL đánh giá cao ở mức tốt với 70% ý kiến, mức bình thƣờng là 30% ý kiến và không có ý kiến nào ở mức chƣa tốt; GVCN cũng đánh giá cao ở mức tốt với 84% ý kiến, 16% ở mức bình thƣờng và không có ý kiến nào ở mức chƣa tốt. Nội dung “phƣơng pháp giáo dục cá biệt”, CBQL đánh giá nhiều ở mức bình thƣờng 73,3%, mức tốt là 26,7% và không có ý kiến ở mức chƣa tốt; đội ngũ GVCN đánh giá cao ở mức tốt với 78%, mức bình thƣờng là 22% ý kiến và không có ý kiến nào ở mức chƣa tốt. Nội dung “Phƣơng pháp tổ chức sinh hoạt tập thể”, đƣợc CBQL và GVCN đánh giá cao ở mức tốt với 60% của CBQL và 70% của GVCN, mức bình thƣờng với 40% ý kiến của CBQL và 30% của GVCN. Còn nội dung “Phƣơng pháp tổ chức giữa các hoạt động”, đối với CBQL thì đánh giá nhiều ở mức tốt với 53,3% ý kiến nhƣng cũng không cao hơn nhiều so với mức trung bình với 40% ý kiến và 6,7% ở mức chƣa tốt; đối với ý kiến của các GVCN thì mức tốt là cao nhất với 64% ý kiến và mức trung bình là 30% ý kiến và 6% mức chƣa tốt.

Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời có tố chất của một ngƣời hành động, cũng nhƣ hiệu trƣởng, GVCN phải nghiêm túc và phải có các phƣơng pháp để quản lý tốt học sinh. Chính vì vậy, GVCN ở các trƣờng tiểu học đã biết vận dụng, kết hợp các phƣơng pháp với mong muốn truyền đạt đƣợc kiến thức và các kỹ năng cho học sinh đƣợc tốt hơn. Phải thấy đƣợc quan hệ, vị trí của GVCN là ngƣời thƣờng xuyên tiếp nhận đƣợc thông tin từ HS để đảm bảo tính khách quan, tính trung thực của dƣ luận, ý kiến của một tập thể HS. Khi tiếp nhận thông tin, GVCN sẽ xử lý kịp thời ngay thông tin với tƣ cách là nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 52)