Nhu cầu giám định loài mạt gây dị ứng D pteronyssinus tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất vắcxin chống dị ứng từ mạt bụi nhà acarien d pteronyssinus (DP) và ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh dị ứng hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc nghiên cứu giám định phân (Trang 39 - 40)

Trong hơn một thập kỷ qua, phương pháp giám định loài sinh vật (molecular identification/taxonomic clarification) dựa trên đặc điểm phân tử ADN đã được phát triển và đang được sử dụng rộng rãi. Thực chất của phương pháp này là dựa vào các

đặc điểm kiểu gen (genotype) hỗ trợ cho kiểu hình (phenotype) sử dụng trong phân loại hình thái học. Lợi thế của phương pháp sinh học phân tử là cho kết quả có độ

tin cậy cao, cần ít mẫu vật và không phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển cá thể

của sinh vật, rất phù hợp cho việc phát hiện và định loại acarien gây bệnh dịứng. Hiện nay, ADN của hệ gen ty thể (mtDNA) đang được sử dụng rất phổ biến trong các phương pháp giám định phân loại, tiến hoá và di truyền quần thể. Hệ gen ty thể là vòng ADN khép kín có độ dài khoảng 13-20 kb (1 kb = 1 nghìn nucleotide) tuỳ loài sinh vật, đại đa số mtDNA trung bình khoảng 15-16 kb, bao gồm 12-13 gen mã hoá cho các protein enzyme tham gia quá trình ôxy hoá-khử cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Hệ gen ty thể còn chứa 2 gen ARN ribosome (12S và 16S rRNA), 22 gen ARN vận chuyển và một vùng không mã hoá biến động độ dài khác nhau trong mỗi loài. Ưu điểm của hệ gen ty thể là ADN tồn tại ở thể đơn bội, nhiều bản sao (vài trăm vòng gen/tế bào), không tái tổ hợp, di truyền theo dòng mẹ

và có tỷ lệ biến đổi nucleotide cao thích hợp nghiên cứu giám định, tiến hoá và phả

hệ. Những tính chất này làm cho việc chẩn đoán giám định, phân tích quan hệ họ

hàng và tiến hoá của sinh vật ở mức độ phân tử trở nên đơn giản nhưng chính xác và đang được ứng dụng giám định loài trên thế giới, trong đó bao gồm cả các loài thuộc họ Acaridae (Phylum: ARTHROPODA. Class: ARACHNIDA. Order: Acarina. Family: Acaridae). Nhiều hệ gen ty thể của lớp ARACHNIDA đã được giải mã và phân tích, trong đó có mtDNA của loài mạt ký sinh ở ong mật (Varroa destructor, thuộc hệ thống phân loại: Eukaryota; Fungi/Metazoa group; Metazoa; Eumetazoa; Bilateria; Coelomata; Protostomia; Panarthropoda; Arthropoda; Chelicerata; AARACHNIDrachnidaA; Acari; Parasitiformes; Mesostigmata; Monogynaspida; Dermanyssina; Dermanyssoidea; Varroidae; Varroa) cung cấp một nguồn dữ liệu quý giá cho việc nghiên cứu ứng dụng giám định loài trong lớp Arachnida.

Mạt bụi nhà Dermatophagoides pteronyssinus, cùng với D. farinae, được coi là thủ phạm gây nên các bệnh dị ứng ở đường hô hấp và kết mạc mắt trong đó kháng nguyên của D. pteronyssinus có vai trò chủ yếu. Kháng nguyên của D. pteronyssinus (dị nguyên) này thường gặp trong bụi nhà do mạt D. pteronyssinus

sống trong đó sản sinh ra gây nên các triệu chứng hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc. Sử dụng miễn dịch học liệu pháp đặc hiệu bằng dị nguyên D. pteronyssinus được chủ động sản xuất tại Việt Nam để điều trị làm giảm thiểu số

lượng bệnh nhân viêm mũi dịứng, ngăn ngừa sự gây mẫn cảm mới ở những bệnh nhân khác tiến tới ngăn ngừa sự tiến triển xấu đi của bệnh viêm mũi dị ứng thành

là dị nguyên phải được sản xuất từ loài mạt có trong bụi nhà và môi trường của Việt Nam. Mạt có trong bụi nhà Việt Nam được xác định bước đầu bằng phương pháp hình thái học là D. pteronyssinus chiếm ưu thế tuyệt đối. Rõ ràng, việc xác định chính xác các loài này là cực kỳ cần thiết. Việc xác định loài hay còn gọi là giám

định gen hay giám định sinh học phân tử loài D. pteronyssinus là những nội dung mới, quan trọng trong nghiên cứu tạo ra sản phẩm đơn loài hay đa loài để điều trị

miễn dịch học liệu pháp chống bệnh dịứng tại Việt Nam. Có rất nhiều chỉ thị phân tử của hệ gen ty thể và gen nhân tế bào để có thể sử dụng để giám định, nên có nhiều sự lựa chọn xác đáng và phù hợp để giám định. Do vậy, không có sự rủi ro trong nội dung nghiên cứu này, nên chắc chắn loài mạt chọn lọc để sản xuất dị

nguyên trong điều trị sẽ đảm bảo tính thuần khiết về loài cung cấp dị nguyên. Để

tăng thêm mức độ chính xác trong giám định loài, ngoài việc sử dụng các gen của hệ gen ty thể, ví dụ gen cox1 (cytochrome oxidase c subunit 1), gen ARN ribosome 12S (12S rRNA), gen ARN ribosome 16S (16S rRNA), người ta còn sử dụng thêm các chỉ thị di truyền ADN của hệ gen nhân trước hết là chuỗi nucleotide của vùng giao gen ITS-2. ITS-2 là chuỗi ADN định vị giữa gen 5.8S rDNA và gen 28S rDNA có độ dài khoảng vài trăm nucleotide có tính đặc hiệu loài rất cao, do vậy rất thích hợp được chọn để nghiên cứu giám định và thẩm định loài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất vắcxin chống dị ứng từ mạt bụi nhà acarien d pteronyssinus (DP) và ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh dị ứng hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc nghiên cứu giám định phân (Trang 39 - 40)