Nhu cầu cần chẩn đoán phân biệt loài mạt gây dị ứng D pteronyssinus tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất vắcxin chống dị ứng từ mạt bụi nhà acarien d pteronyssinus (DP) và ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh dị ứng hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc nghiên cứu giám định phân (Trang 49 - 50)

Vit Nam

Chẩn đoán phân biệt nhiều loài sinh vật, trong đó có loài mạt (Dermatophagoides) cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào hình thái học là chính. Mặc dầu hình thái học (kiểu hình) phải là hướng định trong phân loại và đã có những thành tựu hết sức to lớn, nhưng trong nhiều trường hợp còn gặp khó khăn để phân biệt loài và dưới loài một cách chính xác. Các phương pháp chẩn đoán truyền thống áp dụng trong lâm sàng và dịch tễ, hay các kỹ thuật miễn dịch học đều có những sai số nhất định, tuỳ từng loài. Phương pháp sinh học phân tửđã bước đầu chứng minh có kết quả chính xác hơn nhiều so với phương pháp truyền thống, đặc biệt dựa vào biến đổi gen/hệ gen để phân biệt các chủng trong loài hoặc các loài trong cùng giống với nhau. Số liệu chính xác của các phương pháp sinh học phân tử về thành phần gen (nucleotide và amino acid) đã cho phép ứng dụng những hướng mới phân biệt chính xác sự có mặt của một loài trong hỗn hợp nhiều loài cùng tồn tại.

Trong hai thập kỹ qua, công nghệ ứng dụng kỹ thuật mới, đặc biệt về kỹ thuật sinh học phân tử đã có những định hướng phát triển vượt bậc. Một trong những thành tựu lớn của nhân loại là sự phát triển kỹ thuật PCR ứng dụng cho giám định, chẩn đoán, phân loại, di truyền quần thể, phả hệ và tiến hoá sinh vật trong đó có ngành chân đốt (Arthropoda). PCR đã trở nên một công cụ không thể thiếu được trong công tác giám định, phát hiên sinh vật bằng kỹ thuật cao. Dễ làm, có tính nhạy và đặc hiệu rất cao, đồng thời chỉ cần một lượng rất ít khuôn ADN của đối tượng sinh vật ở bất kể giai đoạn sinh trưởng nào, PCR đã có thể cho sản phẩm với độ chính xác cao về loại sinh vật nghiên cứu. Với lợi thế như vậy, PCR đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trước hết là chẩn đoán phát hiện hay chẩn đoán phân biệt các loài sinh vật.

Trong 15 năm nay, nghiên cứu sinh học phân tửđược đẩy mạnh nhờ sự phát minh PCR, và PCR được coi là kỹ thuật đa dụng nhất. PCR là phản ứng enzym xúc tác của enzym ADN polymerase chịu nhiệt, sử dụng nhiều nhất là Taq polymearase (phân lập từ vi khuẩn chịu nhiệt Thermus aquaticus), trong môi trường có nồng độ ion Magiê (Mg++) thích hợp, với các thành phần dẫn chất nucleotide đầy đủ làm nguyên liệu, có hai đoạn ngắn nucleotide làm mồi (primer). Chỉ cần một lượng nhỏ ADN (tinh khiết hoặc hỗn hợp), phản ứng PCR sẽ tiến hành tổng hợp các đoạn ADN tương ứng trên khuôn ADN, trong giới hạn giữa các primer. Sự tổng hợp ADN tăng theo cấp số 2n, sau 25-40 chu kì, sẽ cho số lượng ADN là hàng tỷ bản sao. Thời gian thực hiện PCR là vài giờ, với chương trình tựđộng hoá, nên không tốn công sức. Hiện nay, đã có máy phân tích trật tự nucleotide tựđộng (automated sequencer), nên sản phẩm PCR sau khi được làm sạch, sẽ được phân tích ngay rất thuận lợi cho nghiên cứu. Phương pháp PCR

)

đơn lẻ hoặc hỗn tạp, thậm chí chỉ cần một ít trứng của loài đối tượng là đã có thể tách chiết ADN có đủđể làm khuôn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất vắcxin chống dị ứng từ mạt bụi nhà acarien d pteronyssinus (DP) và ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh dị ứng hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc nghiên cứu giám định phân (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)