Hiện nay, ADN của hệ gen ty thể (mtDNA) đang được sử dụng rất phổ biến trong các phương pháp giám định phân loại, tiến hoá và di truyền quần thể. Hệ gen ty thể là vòng ADN khép kín có độ dài khoảng 13-20 kb (1 kb = 1 nghìn nucleotide) tuỳ loài sinh vật, đại đa số mtDNA trung bình khoảng 15-16 kb, bao gồm 12-13 gen mã hoá cho các protein enzyme tham gia quá trình ôxy hoá-khử cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Hệ gen ty thể còn chứa 2 gen ARN ribosome (12S và 16S rRNA), 22 gen ARN vận chuyển và một vùng không mã hoá biến động độ dài khác nhau trong mỗi loài. Ưu điểm của hệ gen ty thể là ADN tồn tại ở thểđơn bội, nhiều bản sao (vài trăm vòng gen/tế bào), không tái tổ hợp, di truyền theo dòng mẹ và có tỷ lệ biến đổi nucleotide cao thích hợp nghiên cứu giám định, tiến hoá và phả hệ. Những tính chất này làm cho việc chẩn đoán giám định, phân tích quan hệ họ hàng và tiến hoá của sinh vật ở mức độ phân tử trở nên đơn giản nhưng chính xác và đang được ứng dụng giám định loài trên thế giới, trong đó bao gồm cả các loài thuộc họ Acaridae (Phylum: ARTHROPODA. Class: ARACHNIDA. Order: Acarina. Family: Acaridae). Nhiều hệ gen ty thể của lớp ARACHNIDA đã được giải mã và phân tích, trong đó có mtDNA của loài mạt ký sinh ở ong mật (Varroa destructor, thuộc hệ thống phân loại: Eukaryota; Fungi/Metazoa group; Metazoa; Eumetazoa; Bilateria; Coelomata; Protostomia; Panarthropoda; Arthropoda; Chelicerata; AARACHNIDrachnidaA; Acari; Parasitiformes; Mesostigmata; Monogynaspida; Dermanyssina; Dermanyssoidea; Varroidae; Varroa) (Navajas và cs, 2002), cung cấp một nguồn dữ liệu quý giá cho việc nghiên cứu ứng dụng chẩn đoán giám định loài trong lớp Arachnida.
Về nguyên tắc, trong PCR đơn hay đa gen, bằng cách sử dụng nhiều cặp mồi đặc hiệu trong một phản ứng, cùng lúc các chuỗi gen của cùng đối tượng gây bệnh hay khác đối tượng khác đều có thể nhân lên được một cách đặc hiệu và xác định bằng cách so sánh độ dài sản phẩm thu được. Mỗi một cặp mồi đặc hiệu sẽ tìm kiếm chính xác vùng gen đích và nhân vùng gen đó lên để cho sản phẩm. Nếu thiết kế cặp mồi đặc hiệu cho mỗi vùng gen đích cần chẩn đoán (của cùng loài hay khác loài) cho sản phẩm PCR có kích thước chênh lệch nhau, thì khi hiển thị sản phẩm trên agarose, rất dễ dàng đánh giá phân biệt (Deng và cs, 2000; Kaderali, 2007). Nhờ những lợi thếđó, PCR đơn gen (uniplex-PCR) hay đa gen (multiplex-PCR) đã chứng tỏ là phương thức chẩn đoán phân tử tiết kiệm thời gian, công sức, nguồn khuôn từ bệnh phẩm, có tính đa dụng, phát hiện đa bệnh, dễ làm, rất tiện ích (Edwards và Gibbs, 1994). Chính vì vậy, ngày nay, chẩn đoán phân tử dựa trên cơ sở chuỗi nucleotide (ADN và ARN) bằng kỹ thuật đa năng PCR (đối với khuôn là ADN) hoặc/và đa năng RT-PCR (đối với khuôn là ARN), kể cả kỹ thuật định lượng nguồn gen (real-time PCR) đã được ứng dụng, trong đó có phân tích gen/hệ gen, phân tích đa hình, chẩn đoán và phân tích nhiễm sắc thể, chẩn
)
đoán vi sinh vật gây bệnh, ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, độc tố, kháng thuốc, định lượng ARN, đánh giá chất lượng sản phẩm, xác định sinh vật chuyển gen và nhiều mục đích khác (Deng và cs, 2000; Kubista và cs, 2006; Ono và cs, 2007; De Lellis và cs, 2008).
Mạt bụi nhà Dermatophagoides pteronyssinus, cùng với D. farinae, được coi là thủ phạm gây nên các bệnh dị ứng ở đường hô hấp và kết mạc mắt trong đó kháng nguyên của D. pteronyssinus có vai trò chủ yếu. Kháng nguyên của D. pteronyssinus (dị nguyên) này thường gặp trong bụi nhà do mạt D. pteronyssinus sống trong đó sản sinh ra gây nên các triệu chứng hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc. Mạt có trong bụi nhà Việt Nam được xác định bước đầu bằng phương pháp hình thái học là D. pteronyssinus chiếm ưu thế tuyệt đối. Rõ ràng, việc chẩn đoán phân biệt chính xác D. pteronyssinus với các loài khác là cực kỳ cần thiết, từđó tách riêng nuôi thuần khiết và tạo được nguồn sinh phẩm đồng nhất sản xuất dị nguyên.