6. Cấu trúc của luận văn
1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động trải nghiệm và giáo dục thông
1.3.2. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm
Qua nghiên cứu, có thể thấy, hoạt động trải nghiệm có những đặc điểm chủ yếu sau:
1.3.2.1. Nội dung của hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp và phân hóa cao.
Vì đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn, do đó nội dung của HĐTN rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục.
Các HĐTN có nội dung giáo dục thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng một cách dễ dàng, thuận lợi những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống. HĐTN có thể tổ chức theo nhiều hình thức và quy mơ khác nhau. Trong đó, có ưu thế hơn cả là hình thức tổ chức theo quy mơ nhóm và quy mơ lớp. HĐTN có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Các nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường thuộc bốn nhóm sau đây:
- Nhóm các hoạt động xã hội - Nhóm các hoạt động học thuật
- Nhóm các hoạt động nghệ thuật và thể thao - Nhóm các hoạt động định hướng nghề nghiệp.
Việc lựa chọn nội dung cụ thể cho hoạt động trải nghiệm cần đảm bảo tính logic và khoa học, tính thẩm mĩ và tính đạo đức, đạt được mục tiêu năng lực đề ra; phù hợp với độ tuổi, trình độ học sinh, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương; đáp ứng với những nhu cầu của xã hội ở thời điểm giáo dục; gắn với đời sống thực tiễn của địa phương, đất nước, hòa nhập quốc tế. Các chủ đề hoạt động trải nghiệm cần có sự đóng góp và tham gia của tồn thể học sinh với sự hướng dẫn và tham gia của giáo viên, từ đó, học sinh không chỉ giải quyết được vấn đề đặt ra mà cịn có thể rèn luyện các kỹ năng cho mình.
1.3.2.2. Hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.
HĐTN sáng tạo có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, diễn đàn, tọa đàm, giao lưu, tham quan du lịch, hội thi, sân khấu hóa, câu lạc bộ, các cơng trình nghiên cứu khoa học... Mỗi hình thức hoạt động được xây dựng đều có những khả năng giáo dục nhất định. Trong quá trình thiết
kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đó, cả giáo viên và học sinh đều có cơ hội thể hiện được sự sáng tạo, tích cực chủ động, linh hoạt để làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả cho các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức với nhiều quy mơ khác nhau như theo nhóm, theo lớp, theo khối, theo trường… tùy thuộc vào từng nội dung trải nghiệm và điều kiện tổ chức. Tuy nhiên tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo quy mơ nhóm và quy mơ lớp cho thấy ưu thế về nhiều mặt như: tổ chức đơn giản, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và dễ dàng trong việc theo dõi, đánh giá.
Địa điểm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, sân trường, viện bảo tàng, các khu di tích lịch sử và văn hóa… hoặc ở các địa điểm khác ngồi nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động.
1.3.2.3. Hoạt động trải nghiệm mang tính sáng tạo.
Hoạt động học qua trải nghiệm là q trình học tích cực, chủ động sáng tạo và hiệu quả. HS có thể tham gia vào tất cả các khâu của quá trình này: từ thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, các em có cơ hội được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được tham gia đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động; được khẳng định bản thân, tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của bạn bè, từ đó hình thành và phát triển cho học sinh những giá trị sống, kỹ năng và năng lực cần thiết.
1.3.2.4. Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường.
Khơng giống với hoạt động dạy học, HĐTN có khả năng thu hút sự tham gia phối kết hợp của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn, cán bộ Đồn, ban giám hiệu nhà trường,
cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức đồn thể ở địa phương… Mỗi lực lượng giáo dục có những thế mạnh và tiềm năng riêng. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của từng hoạt động trải nghiệm mà đòi hỏi sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của các lực lượng giáo dục
1.3.2.5. Hoạt động trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác khơng thực hiện đươc.
Hoạt động học tập trải nghiệm khuyến khích các hoạt động trải nghiệm của học sinh. Phương pháp này chủ yếu tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm liên tiếp cho học sinh để các em khám phá từng bước khả năng sáng tạo của mình. Học sinh khơng phải học thuộc lịng, ý nghĩa hay giá trị của mỗi chủ đề bài học mà các em được rèn luyện óc quan sát, cách miêu tả hay cách phỏng vấn các chủ đề mà các em đang quan tâm. Các em làm quen với phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lí thơng tin, trình bày bằng cách hình thức đa dạng như triển lãm, thuyết trình, báo tường, kịch nói,… các kết quả tìm hiểu của mình hay của nhóm mình. Sự đam mê chủ động khám phá sẽ dẫn cách em đến sự sáng tạo. Thông qua hoạt động học tập trải nghiệm, các em sẽ được rèn luyện nhiều kĩ năng sống mà khơng một phương pháp dạy học nào có thể đạt được.
Trong q trình trải nghiệm, học sinh có cơ hội tương tác cao với các bạn trong nhóm, trong lớp học. Các em sẽ suy nghĩ, trao đổi về các kiến thức đã được học trước đó và rồi liên kết thực tế, tìm tịi phát triển và trình bày ý kiến cá nhân. Trong khi đó người thầy sẽ không truyền thụ kiến thức một chiều mà đóng vai trị cố vấn, định hướng học sinh cách học, cách tiếp cận, khám phá nội dung bài học.
Tóm lại, hoạt động trải nghiệm là một phương pháp giáo dục hiệu quả, khơng chỉ giúp hình thành năng lực cho người học mà cịn có ý nghĩa, vai trị to lớn trong giáo dục nhân cách học sinh.