6. Cấu trúc của luận văn
1.4. Một số đặc điểm của học sinh lớp 5
1.4.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
1.4.1.1. Học sinh lứa tuổi này hiểu biết mọi mặt còn hạn chế, nhất là về thực tế cuộc sống.
Đây là đặc điểm rất dễ nhận thấy, nhưng không phải ai cũng có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của nó. Khơng ít GV vẫn nghĩ trẻ em cũng hiểu biết như người lớn nên không giảng giải cặn kẽ, hoặc diễn đạt một sự vật nào đó quá phức tạp, không tường minh làm cho trẻ không hiểu được bản chất của vấn đề. Bên cạnh đó, nhiều GV lại cho rằng trẻ khơng biết gì, cịn bé nên phải nghe lời nên tiến hành giáo dục trẻ một cách sai lầm như độc đốn, áp đặt, nng chiều thái q, cấm đoán, coi thường, làm thay, làm giúp, đánh mắng hoặc làm thay mọi việc cho trẻ... Vì vậy, quan điểm đúng đắn nhất là phải coi trẻ là một chủ thể của chính sự phát triển nhân cách của các em.
1.4.1.2. Trẻ hay tị mị, thích khám phá, giàu tưởng tượng và có ước mơ, hồi bão lớn.
Đặc điểm trên của trẻ vừa có mặt tích cực, vừa có sự hạn chế về tâm lý. Trong cơng tác giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, chúng ta cần khai thác mặt tích cực để phát triển hoài bão, mơ ước của trẻ để các em hướng tới cái đẹp, cái nhân văn. Ngoài ra, cần chú ý đề phịng và ngăn ngừa tính liều lĩnh, sự thiếu thận trọng của các em trong các hoạt động.
1.4.1.3. Trẻ em ở lứa tuổi này tính thiếu kiên trì, thiếu bền bỉ
Các em thiếu kiên trì do cơ thể các em chưa phát triển hoàn thiện dẫn tới các em dễ mệt mỏi và do các em chưa có nhận thức sâu về xã hội nên chưa có động lực thực hiện hoạt động. Vì vậy, cần có những u cầu về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ một cách phù hợp, các yêu cầu mệnh lệnh đề ra cho các em cũng cần ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác.
1.4.1.4. Tính dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản.
Đây là một đặc điểm cần lưu tâm khi giáo dục hành vi đạo đức đạo đức cho trẻ. Các yêu cầu về chuẩn mực đạo đức cho trẻ cần đưa ra một cách từ từ, nâng cao dần theo thời gian và giáo dục bằng các hành động mẫu, và được thường xuyên chỉ dẫn, nhắc nhở đi đơi với sự giải thích, tán thành hay phê bình.
1.4.1.5. Giàu xúc cảm, cả tin, dễ chia sẻ với bạn bè và người mình tin yêu.
Ở lứa tuổi này, đối với trẻ, thầy cô giáo là những người có uy tín tuyệt đối. Học sinh sẽ ngoan ngoãn nghe theo những điều, những yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Trong giáo dục hành vi đạo đức cần dựa vào đặc điểm này để rèn luyện cho các em thói quen hành vi đạo đức cần thiết như: gặp thầy cô giáo, người lớn tuổi thì chào hỏi theo đúng phép tắc, nói năng thưa gửi, lễ phép với người lớn…
1.4.1.6. Về hoạt động, trẻ ở lứa tuổi này là hiếu động và thích các hoạt động vui chơi, giải trí. Cử động và hoạt động trở thành nhu cầu, nhưng các thao tác của chân tay còn vụng về và khả năng kiềm chế của trẻ còn hạn chế.
Nhu cầu phát triển về các mặt khiến trẻ em ở lứa tuổi này ưa thích hoạt động, vì vậy để thỏa mãn nhu cầu hoạt động của các em chúng ta nên hướng các em vào các hoạt động có ích như các hoạt động lao động tự phục vụ bản thân, các hoạt động giúp đỡ gia đình mà kết quả dễ nhìn thấy như: quét nhà, lau dọn bát đũa, bàn ghế, tưới cây, chăm sóc vật ni… Tuy nhiên, cần chú ý tránh các hoạt động đơn điệu làm các em chóng chán, cần thực hiện các hoạt động phong phú và đa dạng để thu hút hứng thú của các em.
1.4.1.7. Nhận thức và tư duy của trẻ chủ yếu là nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính chưa phát triển. Tư duy trực quan chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng còn hạn chế. Năng lực tập trung chú ý chưa lâu dài. Trí nhớ tốt, nhưng chủ yếu là ghi nhớ máy móc.
Do đặc điểm nhận thức và tư duy nêu trên, các em rất hay bắt chước, từ bắt chước những người thân đến những người xung quanh đặc biệt là những người mà các em yêu quý, hâm mộ. Tuy nhiên, học sinh thường có những sai lệch về hành vi đạo đức, do vốn kinh nghiệm cịn ít ỏi, nhận thức lý tính chưa cao nên các em thường không biết chọn lọc để bắt chước đúng, dẫn đến tình trạng bắt chước tràn lan mà khơng có sự phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Vì vậy, những người xung quanh các em đặc biệt là các thầy cô cần là tấm gương tốt, có những hành vi đạo đức chuẩn mực cho các em noi theo.