Đặc điểm giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 36)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động trải nghiệm và giáo dục thông

1.3.3. Đặc điểm giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm

cho học sinh lớp 5

1.3.3.1. Giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 là một quá trình liên tục dựa vào kinh nghiệm.

Trong giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm, kiến thức liên tục bắt nguồn và thực nghiệm trong những kinh nghiệm của người học. Học tập dựa vào trải nghiệm là một quá trình liên tục căn cứ vào kinh nghiệm. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục, bởi tất cả những gì học tập trước đó sẽ được tái học tập. Trong giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh khi tham gia vào mọi tình huống học tập đều ít nhiều có ý về chủ đề, nội dung học tập; công việc của giáo viên không chỉ là để đưa ra những ý tưởng mới, mà còn để vứt bỏ hoặc sửa đổi những ý tưởng cũ. Nếu quá trình giáo dục bắt đầu bằng cách đưa ra niềm tin và những hiểu biết của người học, kiểm tra và thực nghiệm chúng trong môi trường thực tế, sau đó tích hợp những ý tưởng mới tinh tế hơn vào các hệ thống niềm tin của người học, thì quá trình giáo dục sẽ được thuận lợi hơn.

1.3.3.2. Giáo dục thơng qua hoạt động trải nghiệm là q trình địi hỏi người học sử dụng tất cả các giác quan tương tác với sự vật, hiện tượng để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm tập trung vào người học và kinh nghiệm của người học. Các kinh nghiệm của người học được hình thành từ việc trải nghiệm trong môi trường học tập thông qua các hoạt động cụ thể. Trong các hoạt động cụ thể đó, giáo viên là người thiết kế kế hoạch để tổ chức cho học sinh trải nghiệm trong môi trường học tập, được tác động với sự vật, hiện tượng, với các hoạt động xã hội, giao tiếp,... nhằm giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Với học tập dựa vào trải nghiệm, giáo viên không phải là người truyền đạt kiến thức mà là người

hướng dẫn, tổ chức hoạt động để lôi cuốn học sinh vào trải nghiệm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Khi tổ chức giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm trải nghiệm, học sinh được trực tiếp trải nghiệm trong môi trường học tập, tham gia các hoạt động và sử dụng các giác quan để tìm hiểu, hoạt động này sẽ hiệu quả hơn so với việc học sinh chỉ cảm nhận được qua tranh ảnh trong sách giáo khoa hoặc nghe giáo viên giảng bài. Việc trải nghiệm học tập trong các tình huống thực tế, những kiến thức, kỹ năng thực hành, thái độ và hành vi của học sinh sẽ bộc lộ trực tiếp, điều đó giúp học sinh có cơ hội tạo dựng sự tự tin, phát huy các điểm mạnh, khắc phục những hạn chế của cá nhân trước các tình huống trong cuộc sống.

1.3.3.3. Trong giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh là mối quan hệ tác động qua lại và cùng là đối tượng được đưa vào thực nghiệm trực tiếp với môi trường và nội dung học tập.

Trong giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm, kiến thức không chỉ là nội dung in ấn thể hiện trong sách giáo khoa mà kiến thức còn trở nên chủ động, có tác động đối với cuộc sống và các tình huống thực tế. Giáo viên chỉ đóng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn và thúc đẩy việc người học trực tiếp trải nghiệm, đảm bảo cho quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức của học sinh có ý nghĩa và giữ được lâu dài chứ không chỉ là người cung cấp các kiến thức có sẵn. Học sinh trở thành người trải nghiệm trong tình huống thực tiễn do giáo viên thiết kế để qua đó thu thập kiến thức, kỹ năng, biểu hiện thái độ, hành vi của bản thân. Do vậy, giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm, kiến thức, kỹ năng, hành vi học sinh thu được không chỉ là những kiến thức trong sách giáo khoa mà còn là cả những kiến thức thực tiễn bên ngoài cuộc sống, ngoài xã hội.

Trong trải nghiệm, có những tình huống diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. Do vậy, bên cạnh việc dự kiến tình huống khi lập kế hoạch trải nghiệm còn đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo khi xử lý các tình huống diễn ra trong thực tế. Vì vậy, trong học tập dựa vào trải nghiệm, giáo viên cũng trở thành người học chủ động, tham gia hoạt động dựa vào trải nghiệm cùng với học sinh.

1.3.3.4. Trong giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm, các phương pháp giáo dục được liên kết chặt chẽ nhau trong một tổng thể.

Vì bản chất của giáo dục thơng qua hoạt động trải nghiệm là quá trình giáo dục dựa trên vốn kinh nghiệm cá nhân và sử dụng các giác quan nên việc quan sát, cảm nhận là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình trải nghiệm. Giáo dục thơng qua hoạt động trải nghiệm tập trung vào người học và kinh nghiệm thực tế của người học - học sinh tự tạo dựng và thu thập kiến thức, biết đánh giá qua sự trải nghiệm trực tiếp của bản thân. Quan sát, thảo luận, trò chơi,... chỉ là một trong các hoạt động trong quá trình trải nghiệm. Hay nói cách khác, giáo dục thơng qua hoạt động trải nghiệm nhấn mạnh vào kinh nghiệm chủ quan và việc quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng của người học, nó yêu cầu việc trải nghiệm thực tế và phản ánh kinh nghiệm của người học về sự vật, hiện tượng.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)