6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua các
3.2.4. Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lớp
trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm
3.2.4.1. Nội dung biện pháp
Tính tích cực, tự giác là một trong những nhân tố rất cơ bản và chủ yếu cần phải có để góp phần vào việc xây dựng, củng cố và phát triển hành vi đạo đức của học sinh lớp 5. Phẩm chất đạo đức nói chung, hành vi đạo đức nói riêng của học sinh lớp 5 là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó, tự tu dưỡng, rèn luyện có vai trị đặc biệt quan trọng, trực tiếp tạo nên các phẩm chất đạo đức, hành vi đạo đức.
Nội dung tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức của học sinh phải toàn diện, trong đó cần tập trung rèn luyện về lý tưởng, tình yêu quê hương, đất
nước; tự hào, tự tôn dân tộc; tự trọng; tự lập; giản dị, trung thực; siêng năng, hướng thiện; lòng biết ơn; yêu thương, khoan dung, vị tha, đồng cảm, biết chia sẻ, đoàn kết; lễ độ, lịch sự; trách nhiệm cao trong học tập, lao động; tôn trọng pháp luật; tôn trọng lẽ phải; dũng cảm; giữ gìn, bảo vệ tài ngun, mơi trường tự nhiên,…
Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 5 trong giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm, cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về đạo đức, hành vi đạo đức và vai trò, ý nghĩa của việc tự tu dưỡng, rèn luyện hành vi đạo đức. Trên cơ sở đó, việc tự tu dưỡng, rèn luyện hành vi đạo đức của mỗi học sinh lớp 5 cần được kiên trì thực hiện thường xuyên, liên tục qua từng việc làm, từng ngày, từng thời gian để hiểu đúng mình, đánh giá đúng mình, thường xuyên tự phê bình, tự so sánh bản thân với yêu cầu để xác định mục tiêu phấn đấu.
Mỗi học sinh cần xác định đúng đắn, rõ ràng mục đích, thái độ, động cơ và phương pháp tự tu dưỡng, tự rèn luyện hành vi đạo đức cho bản thân một cách phù hợp và có kết quả thiết thực.
Trước hết, mỗi học sinh cần phải hiểu được mục đích của việc nêu cao tính tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng là nhằm khơi dậy, phát huy nhân tố con người, nhân tố chủ quan của học sinh trong quá trình tự học tập, tự tu dưỡng và tự phấn đấu vươn lên, không ngừng nâng cao tri thức khoa học, niềm tin, lý tưởng, phẩm chất và hành vi đạo đức của mỗi người. Trên cơ sở đó, tạo ra những tiền đề chủ quan rất căn bản, giúp họ có thêm điều kiện, khả năng để giải quyết đúng đắn vấn đề thực tiễn đặt ra trong mọi tình huống. Đồng thời, mỗi học sinh phải ln có thái độ và phương pháp đúng đắn trong tự giáo dục, tự tu dưỡng hành vi đạo đức của mỗi người. Phải thường xuyên tự tu dưỡng một cách tự nguyện, tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo, ln có tinh thần kiên trì, nhẫn nại, tự tin, vượt khó, khơng được có thái độ coi thường, hạ thấp
và xem nhẹ vấn đề tự giáo dục, tự tu dưỡng hành vi đạo đức; khơng chủ quan, nóng vội, nản chí, tự ti, giản đơn và thiếu quyết tâm trong quá trình này.
Đồng thời, mỗi học sinh phải ln có thái độ khiêm tốn, cầu tiến bộ, đoàn kết, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tự giáo dục, tự tu dưỡng và tự rèn luyện. Mặt khác, mỗi học sinh cần có phương pháp khoa học trong tự giáo dục, tự tu dưỡng đạo đức của bản thân mình; trước tiên, đó là sự tự ý thức, tự đánh giá đúng đắn về bản thân mình cả về phẩm chất, năng lực, khả năng, sở trường, chỗ mạnh, chỗ yếu so với yêu cầu của nhà trường, gia đình và xã hội. Chỉ trên cơ sở đó, mỗi học sinh có thể tự điều chỉnh, tự bổ sung kịp thời những nội dung thiết yếu nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục triệt để khuyết điểm của bản thân, vươn lên ngang tầm với yêu cầu.
3.2.4.2. Các bước thực hiện biện pháp
Bước 1: Triển khai kế hoạch hoạt động trải nghiệm đến HS
Bước 2: Hướng dẫn HS tự lập kế hoạch, xác định mục tiêu phấn đấu (những chuẩn mực hành vi đạo đức cần đạt được) cho bản thân, phù hợp với từng HS
Bước 3: Theo dõi, kiểm tra HS trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm để giáo dục hành vi đạo đức
Bước 4: Đánh giá kết quả tự giáo dục, tự rèn luyện của HS