Đặc điểm hành vi đạo đức của học sinh lớp 5

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 49)

6. Cấu trúc của luận văn

1.4. Một số đặc điểm của học sinh lớp 5

1.4.2. Đặc điểm hành vi đạo đức của học sinh lớp 5

Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học do hạn chế về lứa tuổi, đặc điểm tư duy và mức độ phát triển ý thức nên quá trình hình thành hành vi đạo đức cho trẻ có một số khác biệt so với lứa tuổi sau này. Cụ thể là:

- Thứ nhất, động cơ hành vi thường không được trẻ ý thức ngay từ đầu. Nhưng nó vẫn được phản ánh vào tâm lý dưới hình thức những sắc thái cảm

xúc và có khả năng thúc đẩy hoạt động. Xúc cảm đóng vai trị tín hiệu bên trong, làm cho các quá trình đang diễn ra bên trong được điều chỉnh và sự trải nghiệm trực tiếp sinh ra từ bên trong là động cơ thúc đẩy hành vi.

- Thứ hai, bản chất của việc hình thành hành vi có ý thức khắc phục sự phụ thuộc của trẻ vào hoàn cảnh cụ thể trực quan. Hoạt động của trẻ lứa tuổi này thường do hoàn cảnh xung quanh chứ không phải bản thân trẻ làm chủ và điều khiển. Thông qua các hoạt động của đứa trẻ, các hành vi được hình thành. Giáo dục sẽ có hiệu quả nếu nó được tổ chức dưới các hình thức học tập và cả các hoạt động trải nghiệm, bởi ở lứa tuổi này các hoạt động trải nghiệm vẫn cịn chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của trẻ.

- Thứ ba, hành vi có ý thức ở trẻ được hình thành trên cơ sở củng cố biểu tượng đúng về hành vi cho trẻ. Trẻ sẽ có ý thức hơn khi từng bước được cung cấp những tri thức cơ bản về hành vi, ý nghĩa xã hội của hành vi và khi trẻ được trực tiếp tham gia vào việc kiểm tra, đánh giá. Một điều khơng thể khơng nói đến là: khi trẻ em bắt đầu đến trường tiểu học, trình độ được giáo dục về các hành vi và chuẩn mực đạo đức ở mỗi gia đình là khác nhau, đặc biệt là hành vi văn hóa. Nguyên nhân là do đặc điểm, hoàn cảnh của mỗi gia đình, do sự quan tâm giáo dục con cái của các bậc cha mẹ là khác nhau. Vì vậy, khi bắt đầu việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, chúng ta nên tiến hành điều tra sơ bộ vốn kinh nghiệm và thói quen thực hiện hành vi đạo đức của học sinh để tìm ra các biện pháp giáo dục tối ưu.

Tóm lại, việc giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 đòi hỏi phải quan tâm đến các yếu tố di truyền, môi trường và hoạt động cá nhân của trẻ. Hơn nữa, quá trình này phải được bắt đầu từ việc giáo dục tình cảm, giúp trẻ cảm nhận được hành vi có ý nghĩa với chúng; hình thành kỹ năng, thói quen, tạo điều kiện cho trẻ có khả năng sẵn sàng thực hiện hành vi và giáo dục ý thức giúp trẻ có thể thực hiện hành vi một cách tự giác.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung luận giải cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, phân tích những nội dung các cơng trình nghiên cứu đã đạt được và rút ra những vấn đề mà luận văn cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Trên cơ sở phân tích các phạm trù liên quan (hành vi đạo đức, hoạt động trải nghiệm, giáo dục...), tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên các nội dung: Khái niệm giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5; đặc điểm; mục tiêu, nội dung; các hình thức giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 phổ biến ở nhà trường và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)