Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 65)

6. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Những hạn chế, bất cập

Từ kết quả điều tra bằng phiếu cũng như trao đổi trực tiếp, tổng kết thực tiễn, cho thấy, những năm gần đây, tầm quan trọng của giáo dục hành vi

đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ được các cán bộ, giáo viên của các trường tiểu học nhận thức chưa sâu sắc. Nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa mà ít quan tâm đến việc liên hệ thực tế, mở rộng kiến thức, rèn luyện đạo đức, hành vi đạo đức. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh cũng chưa thực sự được chú ý, quan tâm. Ngoài ra, các nhà trường chưa thực sự chủ động đề ra các chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh ở tầm vĩ mô, thường xuyên và liên tục mà chỉ khi nào cấp trên như Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo phát động mới thực hiện tốt.

Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa thực sự phong phú, đa dạng, nhiều hoạt động tổ chức còn chưa chặt chẽ nên hiệu quả thấp. Sự phối hợp giữa ba lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội chưa có sự thống nhất về mục tiêu, phương pháp và tổ chức giáo dục.

Việc kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện hành vi đạo đức của học sinh; đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 chưa thường xuyên. Kết quả tự giáo dục của học sinh vẫn còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)