Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 63 - 68)

7. Nội dung nghiên cứu và dự kiến cấu trúc cuả đề tài

2.4.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Bước 1: Khai thác nội dung GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong bộ chuẩn phát triển trẻ mầm non.

Chúng tôi nhận thấy việc khi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 tuổi có thể dựa vào bộ chuẩn phát triển 5 tuổi của trẻ đƣợc

thể hiện ở các chỉ số sau đây:

Chuẩn 5: Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dƣỡng

a) Chỉ số 15. Biết rửa tay bằng xà phòng trƣớc khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

b) Chỉ số 16. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày. c) Chỉ số 17. Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. d) Chỉ số 18. Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng.

đ) Chỉ số 19. Kể đƣợc tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày. e) Chỉ số 20. Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.

Chuẩn 6: Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân

e) Chỉ số 26. Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần ngƣời đang hút thuốc.

Chuẩn 8: Trẻ tin tƣởng vào khả năng của bản thân

c) Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày.

Chuẩn 9: Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc

đ) Chỉ số 39. Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc.

Chuẩn 12: Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội

a) Chỉ số 53. Nhận ra việc làm của mình có ảnh hƣởng đến ngƣời khác.

d) Chỉ số 56. Nhận xét đƣợc một số hành vi đúng hoặc sai của con ngƣời đối với môi trƣờng.

đ) Chỉ số 57. Có hành vi bảo vệ môi trƣờng trong sinh hoạt hàng ngày.

Chuẩn 20: Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trƣờng tự nhiên a) Chỉ số 92. Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung.

b) Chỉ số 93. Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tƣợng tự nhiên.

c) Chỉ số 94. Nói đƣợc một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống. d) Chỉ số 95. Dự đoán một số hiện tƣợng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.

a) Chỉ số 96. Phân loại đƣợc một số đồ dùng thông thƣờng theo chất liệu và công dụng.

b) Chỉ số 97. Kể đƣợc một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống. c) Chỉ số 98. Kể đƣợc một số nghề phổ biến nơi trẻ sống.

Chuẩn 26: Trẻ tò mò và ham hiểu biết a) Chỉ số 112. Hay đặt câu hỏi.

b) Chỉ số 113. Thích khám phá các sự vật, hiện tƣợng xung quanh.

Chuẩn 27: Trẻ thể hiện khả năng suy luận

a) Chỉ số 114. Giải thích đƣợc mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.

Bước 2: Khai thác nội dung GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong các chủ đề:

* Gia đình

• Trẻ biết giữ gìn vệ sinh và thu xếp gọn gàng ngăn nắp đồ dùng của cá nhân cũng nhƣ đồ dùng trong gia đình mình

• Trẻ biết gập quần áo, không lê dép đi ngoài đƣờng vào trong nhà, rửa tay chân sạch sẽ trƣớc khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh

• Trẻ biết tắt quạt, tivi khi không sử dụng

• Trẻ biết phân loại đồ dùng bẩn, sạch và biết cách vệ sinh chúng • Trẻ biết tự rửa cốc chén... khi pha đồ uống xong

• Trẻ biết thƣờng xuyên vệ sinh, lau chùi bàn ghế, cửa xổ, các dụng cụ cốc, chén… • Trẻ biết tiết kiệm điện nhƣ tắt điện khi không sử dụng, biết nhắc nhở bố mẹ rút ổ cắm nếu nhƣ không sử dụng

• Trẻ biết tiết kiệm nƣớc, sử dụng nƣớc đúng mục đích, không để vòi chảy không, biêt khóa mở vòi nƣớc

• Trẻ biết tiết kiệm thực phẩm, thức ăn, rau, củ quả: ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu • Trẻ biết giữ gìn sạch sẽ trong bữa ăn không làm rơi cơm, đổ cơm ra ngoài • Trẻ biết tận dụng nguồn thức ăn dƣ thừa cho các con vật nuôi trong nhà ăn • Trẻ biết trồng cây xanh, hoa quanh nhà, tƣới nƣớc cho các loại cây quanh nhà • Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, nhìn thấy rác nhặt vào thùng

• Trẻ biết phân loại rác hữu cơ riêng và vô cơ riêng

• Trẻ biết nhắc nhở bố mẹ hạn chế sử dụng nhƣng túi ni lông thay bằng các vật dụng nhƣ làn, lá chuối khô

• Trẻ biết quét dọn nhà cửa * Thực vật

• Trẻ biết tiết kiệm các nguồn lƣơng thực, thực phẩm

• Biết chăm sóc cây cối, tƣới nƣớc cho cây, nhổ cỏ, bón phâm cho cây • Biết nhặt lá cây rơi cho vào thùng rác

• Trẻ biết trồng hoa

• Trẻ biết tái sử dụng các nguồn nƣớc đã qua sử dụng để tƣới cho cây, rau, củ, quả • Trẻ biết đƣợc cây cung cấp oxi cho con ngƣời và cây còn hút bụi

• Trẻ biết trồng cây xanh để chống lũ lụt, hạn hán

• Trẻ biết trồng các loại quả làm bóng mát nhƣ bầu, xu xu... • Trẻ biết ăn uống tiết kiệm rau củ quả

• Trẻ biết vứt vỏ hoa quả vào thùng rác sau khi ăn xong

• Trẻ biết đƣợc cây xanh làm bóng mát, làm cảnh làm đẹp cho đời • Trẻ biết tuyên truyền mọi ngƣời chồng nhiều cây xanh

• Trẻ biết lên án những hành vi chặt phá cây * Nƣớc và các hiện tƣợng tự nhiên

• Trẻ biết tiết kiệm nƣớc, sử dụng đúng mục đích

• Trẻ biết đƣợc lợi ích của nƣớc dùng để giặt giũ, rửa bát, chén • Trẻ biết sử dụng nƣớc để tƣới cho cây

• Trẻ biết đƣợc hành vi vứt rác xuống sông suối, ao hồ là không đúng

• Trẻ biết đƣợc không đƣợc thải các chất độc hại xuống sông hồ, ao để bảo vệ các loại động vật

• Trẻ biết đƣợc lợi ích của nƣớc giúp cho cây lƣơng thực, thực phẩm phát triển nhanh

• Trẻ uống bao nhiêu nƣớc thì lấy bấy nhiêu, cốc nƣớc còn thừa thì đổ vào thùng • Trẻ biết đƣợc lợi ích của nắng: phơi khô quần áo, chăn màm, phơi khô lúa gạo... • Trẻ biết đƣợc khi đi ra trời nắng phải đội mũ, bịt băng khẩu, bịt kín ngƣời... • Trẻ biết đƣợc những đồ dùng nào sử dụng năng lƣợng mặt trời

• Trẻ biết đƣợc mƣa giúp cho cây cối xanh tốt

• Trẻ biết đƣợc nƣớc mƣa có thể sử dụng trong sinh hoạt • Trẻ biết đƣợc mƣa giúp làm giảm tình trạng hạn hán • Trẻ biết đƣợc gió làm cho không khí thoáng mát

• Trẻ biết đƣợc gió làm cho cây thụ phấn

• Trẻ biết đƣợc khi có sấm xét bảo bố mẹ rút hết điện trong nhà ra

• Trẻ biết đƣợc khi có sấm xét không đƣợc lại gần cây cao và cầm những vật sắt • Trẻ biết đƣợc khi có lũ lụt cần làm bờ đắp đê để che chắn

• Trẻ biết đƣợc cần trồng nhiều cây xanh để hạn chế lũ lụt hạn hán

• Nhắc nhở bố mẹ thƣờng xuyên xem dự báo thời tiết để kịp thời ứng phó với môi trƣờng

• Trẻ biết đƣợc cách ăn mặc quần áo cho phù hợp với từng mùa trong năm • Trẻ biết trồng các loại cây rau củ quả phù hợp với từng mùa

* Giao thông

• Trẻ nhận biết đƣợc các loại phƣơng tiện giao thông gây ôi nhiễm môi trƣờng không khí: xe ô tô, xe máy.

• Trẻ nhận thức đƣợc sử dụng phƣơng tiện giao thông xe đạp không gây ôi nhiễm môi trƣờng

• Trẻ biết đƣợc tuyên truyền mọi ngƣời sử dụng phƣơng tiện giao thông công cộng để hạn chế ôi nhiễm môi trƣờng

• Trẻ biết đƣợc trồng cây xanh ở ngoài đƣờng làm giảm ô nhiễm không khí • Khi đi trên đƣờng không vứt rác ra đƣờng

• Trẻ biết đƣợc khi đi bộ trên đƣờng nhìn thấy rác thì nhặt bỏ vào thùng

• Trẻ biết đƣợc các loại phƣơng tiện giao thông sử dụng năng lƣợng sinh học tốt cho môi trƣờng

• Trẻ biết đƣợc đi bộ giúp làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trƣờng

• Trẻ nhắc nhở bố mẹ không đi xe vào trƣờng khỏi khói bụi ô nhiễm môi trƣờng • Khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm, bịt khẩu trang…

• Trẻ biết đƣợc khi ngồi trên xe buýt không đƣợc vứt rác xuống đƣờng • Trẻ nhận thức đƣợc đi xe đạp điện không gây ô nhiễm môi trƣờng * Động vật

• Trẻ biết sử dụng đồ ăn dƣ thừa cho vật nuôi trong nhà ăn • Trẻ biết đƣợc ôm mèo, chó… vào trong nhà sẽ mất vệ sinh

• Trẻ biết bảo bố mẹ thƣờng xuyên vệ sinh cho vật nuôi trong gia đình

• Trẻ biết đƣợc phân của các loài động vật có thể bón vào cây giúp cho cây cối phát triển

• Trẻ biết đƣợc các con côn trùng nhƣ ong, bƣớm, giúp cho cây cối thụ phấn ra hoa kết quả

• Trẻ biết đƣợc một số loài côn trùng gây ôi nhiễm môi trƣờng nhƣ muỗi, ruồi • Trẻ biết đƣợc tiếng chim hót làm cho môi trƣờng thoải mái

• Trẻ biết đƣợc các loài động vật trong rừng làm đa dạng phong phú hệ sinh thái rừng

• Trẻ có hành động, lời nói bảo vệ môi trƣờng động vật không đƣợc buôn bán xừng tê giá, bắt voi, nấu cao hổ…..

• Trẻ biết bảo vệ các con vật ở dƣới ao hồ sông suối nhƣ không thải các chất độc hại, rác thải, chất thải công nghiệp … sẽ làm chết các con vật ở hệ sinh thái dƣới nƣớc

+ Nghề nghiệp

• Nghề Bác Sĩ: Trẻ biết đƣợc khi các Bác Sĩ, y tá khám bệnh cho bện nhân phải rửa tay sạch sẽ, có dụng cụ khử trùng, trẻ biết cách phân loại rác hữu cơ và vô cơ từ đó vứt đúng thùng rác, biết khi đi vào bệnh viện cần phải bịt khẩu trang để bảo vệ mình và mọi ngƣời

• Nghề Giáo Viên: Giáo dục trẻ các hành vi bảo vệ môi trƣờng, trẻ biết đƣợc khi các cô chăm sóc trẻ phải rửa tay sạch sẽ, cũng nhƣ là dạy trẻ trƣớc khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay, dạy trẻ cách uống nƣớc và cất cốc, dạy trẻ cách gập chăn, màm, quần áo, dạy trẻ cách để dép gọn gàng, sạch sẽ…

• Trẻ biết đƣợc một số nghề nông nghiệp ở quê bé:Trồng lúa, trồng ngô, trồng lạc, trồng rau… từ đó biết trân trọng sử dụng hợp lí các lƣơng thực, thực phẩm, không vứt bỏ lãng phí, trẻ biết sử dụng tiết kiệm, biết thế nào là đủ

• Trẻ biết đƣợc nghề vệ sinh môi trƣờng của các cô chú lao công giúp cho môi trƣờng xanh - sạch - đẹp.

• Trẻ biết đƣợc các công việc của cô chú lao công để bảo vệ môi trƣờng: thu dọn vệ sinh lớp học, sân trƣờng, nhà vệ sinh…

• Trẻ biết giữ gìn môi trƣờng khi các cô chú lao công thu dọn thì phải giữ gìn vệ sinh không vứt rác làm mất vệ sinh môi trƣờng.

• Trẻ biết thu dọn phụ giúp các cô chú lao công nhƣ: nhặt rác vào thung, nhặt lá cây rụng cho vào thùng giác, nhìn thấy rác có ý thức tự nhặt vào thùng.

• Biết tôn trọng những ngƣời lao động, những bác nông dân, bác lao công bảo vệ môi trƣờng.

Bước 3: Chuẩn bị cở vật chất

Cơ sở vật chật là phƣơng tiện vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của trẻ ở trƣờng mầm non, là điều kiện giúp trẻ có thể hiểu bài học một cách nhanh nhất, đặc biệt khi gia vào quá trình giáo dục bảo vệ môi trƣờng cần chuẩn bị các cơ sở vật chất nhƣ:

- Các phƣơng tiện nhƣ máy chiếu, máy tính, các dụng cụ bảo vệ môi trƣờng, các trang thiết bị dạy học … là không thể thiếu giúp trẻ tiếp nhận nhanh nhất.

- Môi trƣờng tự nhiên xung quanh trẻ: Đó là các loài động, thực vật xung quanh trẻ, là các yếu tố tự nhiên vô sinh, các hiện tƣợng thiên nhiên...

- Hiện thực xã hội xung quanh trẻ: Hiện thực xã hội chứa đựng những điều cần thiết về việc bảo vệ môi trƣờng. Chức năng chính của nó là chỉ cho trẻ thấy gƣơng hành vi bảo vệ môi trƣờng của mọi ngƣời trong xã hội. Là một thành viên của xã hội, trẻ sẽ tích luỹ đƣợc kinh nghiệm xã hội, hiểu đƣợc vị trí của mình và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trƣờng phù hợp với khả năng.

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 63 - 68)