Giai đoạn 3: Đánh giá quy trình

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 79 - 81)

7. Nội dung nghiên cứu và dự kiến cấu trúc cuả đề tài

2.4.3. Giai đoạn 3: Đánh giá quy trình

2.4.3.1. Mục đích

Đánh giá kết quả của một hoạt động là nhằm phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai sót, điều chỉnh hiệu quả hoạt động đó. Vì thế đánh giá đƣợc coi là giai đoạn rất quan trọng, đan xen với các giai đoạn chuẩn bị và tiến hành tổ chức

2.4.3.2. Nội dung, yêu cầu

Đối với quy trình tổ chức giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 – 6 tuổi, chúng ta cần quan tâm đánh giá theo hƣớng sau: Đánh giá hiệu quả trên trẻ dựa theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi về các chỉ số liên quan đến bảo vệ môi trƣờng đã nêu ở trên và đánh giá dựa vào các tiêu chí đã xây dựng để thấy đƣợc tính khả thi của quy trình.

2.4.3.3. Cách tiến hành

Mục đích của việc đánh giá trong quá trình tham gia quy trình tổ chức nhằm xác định các kết quả đạt đƣợc ở trẻ về các mặt: Nhận thức của trẻ về bảo vệ môi trƣờng, các kỹ năng của trẻ khi tham gia bảo vệ môi trƣờng và mức độ hình thành các kỹ năng thực hành ở trẻ thông qua hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Thái độ của trẻ với việc bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời khi đánh giá trẻ tham gia quy trình tổ chức, còn giúp chúng ta thấy đƣợc những khó khan mà trẻ gặp phải khi tiến hành hoạt động. Từ đó giáo viên sẽ có sự khuyến khích, động viên trẻ kịp thời, giúp đỡ đứng lúc để trẻ có thể tháo gỡ những khó khan khi thực hiện và có những điều chỉnh hợp lý quy trình tổ chức giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ và đảm bảo hiệu quả của quy trình.

Khi đánh giá hiệu quả trên trẻ khi tham gia vào quy trình tổ chức GDBVMT cần lƣu ý:

- Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và toàn diện. - Cần dựa vào các mục tiêu và bám sát các tiêu chí để đánh giá. * Về kiến thức:

+ Trƣớc hết trẻ phải nắm đƣợc những kiến thức về môi trƣờng nhƣ: Trẻ biết đƣợc tên goi, đặc điểm, tính chất … của các sự vật hiện tƣợng trong môi trƣờng sống.

+ Trẻ biết đƣợc vai trò của các sự vật hiện tƣợng trong môi trƣờng tác động tới đời sống.

+ Trẻ biết đƣợc hậu quả, tác hại do môi trƣờng tác động đến đời sống. * Về thái độ:

+ Trẻ có hứng thú trong việc tìm hiểu các sự vật hiện tƣợng trong môi trƣờng sống.

+ Trẻ có thái độ tích cực, kiên trì, trung thực, cẩn thận… trong quá trình giáo dục bảo vệ môi trƣờng.

+ Trẻ có tinh thần sẵn sàng hợp tác với các bạn trong quá trình giáo dục bảo vệ môi trƣờng tìm hiểu khám phá về môi trƣờng.

+ Trẻ có ý thức quan tâm tới môi trƣờng, có ý thức bảo vệ môi trƣờng, tự giác tham gia vào hoạt động bảo vệ trƣờng.

+ Trẻ có ý thức và tinh thần sẵn sang tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong cuộc sống ở gia đình, trƣờng mầm non và trong cộng đồng nhằm cải thiện, bảo vệ môi trƣờng sống.

* Về hành vi:

+ Trẻ có hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trƣờng. + Trẻ biết cách làm thế nào để bảo vệ môi trƣờng.

+ Trẻ biết tuyên truyền vận động mọi ngƣời tham gia bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)