Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 33 - 34)

Ngay từ khi trẻ bắt đầu đến trƣờng, bố mẹ và cô giáo đã cố gắng tạo độ môi trƣờng thật an toàn cho trẻ, việc hƣớng cho trẻ những việc không an toàn và an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kĩ năng ấy ngày nhiều thêm bởi tính tò mò, khả năng làm chủ hành động của trẻ và môi trƣờng giao tiếpxã hội phục vụ nhu cầu nhận thức của trẻ ngày càng mở rộng hơn.

Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành đề tài thu hút với trẻ. Đó đƣợc là cơ hội mở rộng kiến thức nhƣng đồng thời có thể là mối nguy hại cực lớn đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kĩ năng tự bảo vệ bản thân nói chung - kĩ năng phòng chống bắt cóc nói riêng trong giai đoạn cuộc sống hiện nay có tầm quan trọng vô cùng lớn. Trẻ sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa các mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn, giúp trẻ tự tin, đảm bảo sự an toàn cho trẻ để khám phá cuộc sống muôn màu.

Theo tin tức Giáo dục, giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân nói chung hay kĩ năng phòng chống bắt cóc nói riêng không đơn giản là việc dạy, rèn cho trẻ những kĩ năng cơ bản cần thiết nhƣ phòng tránh và ứng xử với các nguy hiểm thƣờng gặp, biết cách ứng xử khi gặp ngƣời lạ... Giáo dục trong việc rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ cần phải đƣợc nhìn một cách toàn diện hơn, trong đó yếu tố quan trọng nhất không chỉ nằm ở cách thức, phƣơng pháp, nội dung, mà còn nằm ở thời kì, thời điểm thích hợp.

Việc rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc giúp cho trẻ biết nhận diện và ứng phó với những nguy hiểm của bản thân hoặc những hành động nguy hiểm từ ngƣời khác đối với mình. Trẻ học đƣợc cách tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm tránh khỏi kẻ xấu bắt cóc vì một mục đích nào đó để đảm bảo cho mình thoát khỏi nguy cơ bị bắt cóc và có khả năng đƣợc an toàn cao nhất. Để tránh khỏi các tình trạng có nguy cơ bị kẻ xấu bắt cóc thì trẻ phải có nhận thức, kĩ năng, thái độ phù hợp để có thể xử lí tình huống.

Phƣơng pháp và cách thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ cũng cần đƣợc chú trọng. Có nhiều phƣơng pháp khác nhau mà mỗi phƣơng pháp đều có ƣu, nhƣợc điểm. Để trang bị kiến thức phòng chống bắt cóc cho trẻ đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải có phƣơng pháp tiếp cận vấn đề thích hợp. Giáo viên nên tìm hiểu, chọn lựa và áp dụng đƣợc phƣơng pháp nào phù hợp nhất với khả năng, tính cách của trẻ, điều kiện giáo dục của nhà trƣờng. Một trong những điều quan trọng nhất là ở gia đình, bố mẹ luôn là tấm gƣơng sáng trong ứng xử hàng ngày cho trẻ noi theo. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ phải bắt đầu từ bố mẹ và phải có sự kết hợp hài hòa, đồng bộ trong phƣơng pháp với nhà trƣờng, thầy cô giáo.

Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ hay giáo viên phải quan tâm đến việc xây dựng và rèn cho trẻ những kĩ năng nhƣ phòng chống bắt cóc. Chỉ có nhƣ vậy mới giúp trẻ có đƣợc sự đảm bảo an toàn về cả thể chất và tinh thần. ẩn bị cho trẻ có đƣợc một hành trang kiến thức và kĩ năng tốt nhất để trẻ an toàn, tự tin bƣớc vào lớp 1.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 33 - 34)