Biện pháp RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua TCĐK

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 34 - 36)

1.1.5.1. Khái niệm biện pháp RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Theo từ điển Tiếng Việt, “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [44].

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể nào đó” [52].

Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu: Biện pháp là cách làm cụ thể, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề, một nhiệm vụ nào đó để đạt đƣợc mục đích đã đề ra.

Trong các quá trình sƣ phạm, khi sử dụng biện pháp nhằm mục đích giáo dục trẻ thì biện pháp trở thành một thành tố của quá trình giáo dục. Vì vậy, biện pháp rèn kĩ năng (BPRKN) cũng phải tuân theo những quy luật chung của việc tổ chức quá trình giáo dục nhƣ:

- BPRKN có mục đích hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. - BPRKN gắn liền với nội dung giáo dục, tức là gắn liền với nội dung các hoạt động của trẻ ở trƣờng mầm non.

- BPRKN có mối liên hệ chặt chẽ với các điều kiện, các phƣơng tiện giáo dục (đó là toàn bộ các dạng hoạt động khác nhau của trẻ)

Từ khái niệm biện pháp, từ những quy luật chung của quá trình giáo dục kĩ năng mà BPRKN phải thoả mãn, chúng ta có thể hiểu: BPRKN là phƣơng thức hoạt động gắn bó, là cách làm cụ thể trong hoạt động của giáo viên và trẻ để hƣớng tới mục đích, nội dung giáo dục nhằm hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra.

Để thoả mãn các quy luật chung của quá trình giáo dục nói chung và quá trình RKNPCBC nói riêng, biện pháp RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phải có mục đích hƣớng tới việc hình thành những hiểu biết, kỹ năng, thái độ đúng đắn cho trẻ đối với việc PCBC. Đồng thời, phải gắn liền với nội dung cũng nhƣ các điều kiện, phƣơng tiện và hình thức RKNPCBC cho trẻ.

Biện pháp RKNPCBC cho trẻ phải tạo đƣợc mối liên hệ giữa giáo viên và trẻ. Trong đó, giáo viên là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn, gợi mở, tạo cơ hội, tạo môi trƣờng tốt nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động; còn trẻ là ngƣời chủ động, tích cực tham gia hoạt động để chiếm lĩnh tri thức, cũng cố và phát triển những kỹ năng.

Nhƣ vậy, có thể hiểu: “Biện pháp RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là phƣơng thức hoạt động gắn bó, là cách làm cụ thể của giáo viên và trẻ nhằm hình thành và phát triển ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi những hiểu biết, kỹ năng và thái độ đúng đắn đối với việc PCBC, để từ đó trẻ có thể biết cách phòng tránh và ứng phó nguy cơ bị bắt cóc.”

1.1.5.2. Biện pháp RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua TCĐK

Việc giáo dục trẻ nói chung và RKNPCBC cho trẻ nói riêng có thể tiến hành bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau trong nhiều hình thức và phƣơng tiện giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, dƣới hình thức nào, phƣơng tiện nào thì BPRKN cũng phải đảm bảo các nhiệm vụ và nội dung giáo dục để hoàn thành đƣợc mụ tiêu giáo dục ban đầu.

TCĐK là trò chơi giữ vị trí chủ đạo, nó có vai trò quan trọng đối với việc rèn kĩ năng PCBC khi trẻ có nguy cơ bị bắt cóc. Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi sử dụng TCĐK nhƣ là một phƣơng tiện, một hình thức để RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

Dựa vào các khái niệm biện pháp, BPRKN, Biện pháp RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, có thể xác định Biện pháp RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua TCĐK nhƣ sau:

“Biện pháp RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua TCĐK là phƣơng thức hoạt động gắn bó, là cách làm cụ thể của giáo viên và trẻ trong quá trình tổ chức TCĐK nhằm hình thành cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi những hiểu biết, kỹ năng và thái độ đúng đắn đối với việc PCBC, để từ trẻ có thể biết cách phòng tránh và ứng phó nguy cơ bị bắt cóc, bảo vệ bản thân.”

Biện pháp RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua TCĐK cũng phải tuân theo những quy luật chung của quá trình giáo dục. Vì vậy, việc lựa chọn, thiết kế, triển khai biện pháp này phải căn cứ vào mục đích, nội dung, nhiệm vụ, hình thức và phƣơng tiện RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)