Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 37 - 46)

1.2.5.1. Kết quả điều tra bằng phiếu Anket

Qua điều tra trên phiếu ankét, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

- Tầm quan trọng của việc tổ chức rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

Qua quá trình điều tra chúng tôi thu thập đƣợc ý kiến của các giáo viên trong trƣờng mầm non Hùng Vƣơng nhƣ sau:

Bảng 1.1: Tầm quan trọng của việc tổ chức rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

STT Sự cần thiết Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Rất cần thiết 28/30 93.33

3 Không cần thiết 0/30 0.00

Kết quả phiếu điều tra và Số liệu thống kê cho thấy, có 100% giáo viên đƣợc điều tra tổ tầm quan trọng việc RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua TCĐK rất cần thiết cho trẻ 5 - 6 tuổi (chiếm 93,33%).

Qua việc điều tra chúng tôi nhận thấy đa số các giáo viên đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc. Đây là kỹ năng cần thiết cho trẻ mầm non, giúp trẻ mầm non thích ứng với cuộc sống hàng ngày và kỹ năng này cũng là một phần của kĩ năng sống. Xã hội hiện nay đang phát triển, kéo theo nhiều vấn trang bị kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ là việc làm cần thiết, nó giúp trẻ biết xử lý trong những tình huống có nguy cơ bị bắt cóc khi bé bên cạnh tranh đƣợc những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra ”.

Nhƣ vậy, tất cả các GV tham gia vào nghiên cứu này nhận thức rất rõ về sự cần thiết của kĩ năng phòng chống bắt cóc với trẻ mầm non. Tuy nhiên, việc áp dụng việc rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc co trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK chƣa đƣợc diễn da thƣờng xuyên và ít đƣợc tổ chức trong tiết học.

- Đánh giá về ưu thế việc tổ chức rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi tại trường

Qua quá trình điều tra chúng tôi thu thập đƣợc ý kiến của các giáo về việc tổ chức rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi đƣợc thể hiện số liệu ở bảng 2.

Bảng 1.2: Việc tổ chức rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi

STT Trò chơi Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Đóng kịch 26/30 86,6 2 Lắp ghép - Xây dựng 6/30 20 3 Đóng vai theo chủ đề 16/30 53,3 4 Học tập 10/30 33.3 5 Vận động 3/30 10 6 Điện tử 6/30 20

7 Dân gian 1/30 3,3

Từ kết quả thu đƣợc ở bảng 1.2 ta thấy, trong việc sử dụng các hình thức rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi thì trò chơi đóng kịch đƣợc nhiều giáo viên lựa chọn nhất (có 26/30 giáo viên lựa chọn chiếm 86,6%), tiếp đó là trò chơi đóng vai theo chủ đề có 16/30 lựa chọn (chiếm 53,3%),. Những trò chơi khác cũng đƣợc giáo viên lựa chọn để rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ, tuy nhiên với tỉ lệ không cao: trò chơi học tập có 10/30 lựa chọn (chiếm 33,3%), trò chơi điện tử - trò chơi lắp ghép - xây dựng có 6/30 lựa chọn (chiếm 20%). Nhƣ vậy, trò chơi đóng kịch là trò chơi đƣợc nhiều giáo viên lựa chọn nhất khi tổ chức rèn kĩ năng phòng chống bắt cho trẻ thông qua trò chơi đóng kịch. Điều này chứng tỏ trò chơi đóng kịch là một phƣơng tiện giáo dục phù hợp, có thể mang lại hiệu quả cao trong việc rèn kĩ năng phòng chóng bắt cóc cho trẻ.

- Đánh giá về biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

Qua quá trình điều tra chúng tôi thu thập đƣợc ý kiến của các giáo về các biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch đƣợc thể hiện số liệu ở bảng 3.

Bảng 1.3: Việc sử dụng các biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

STT Biện pháp Ý kiến

lựa chọn

Tỷ lệ (%)

1 Sƣu tầm, biên soạn các kịch bản có ND liên quan

đến việc rèn luyện KNPCBC 19/30 63.3

2 Sự giáo dục của phụ huynh cho trẻ tại gia đình 15/30 50

3 Cho trẻ tập đóng kịch với các hoàn cảnh khác nhau 17/30 56.7

4 Tạo hứng thú cho trẻ trong khi chơi 20/30 66.7

6 Tạo tình huống có vấn đề trong khi chơi 16/30 53.3

7 Để trẻ tự phát triển 5/30 16.7

8 Biện pháp khác 1/30 3.3

Qua số liệu thống kê ở bảng 1.3 ta thấy, trong quá trình rèn KNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua TCĐK ở trƣờng mầm non, giáo viên thƣờng sử dụng các biện pháp: Sƣu tầm, biên soạn các kịch bản có nội dung liên quan tới việc rèn kĩ năng PCBC (có 19/30 lựa chọn, chiếm 63.3%); Luân chuyển vai chơi khi tham gia TCĐK (có 19/30 lựa chọn, chiếm 63.3%); tạo tình huống có vấn đề khi chơi (có 16/30 lựa chọn, chiếm 53.3%); Tạo hứng thú cho trẻ trong khi chơi (có 20/30 lựa chọn chiếm 66.7%); Cho trẻ tập đóng kịch với các hoàn cảnh khác nhau (có 17/30 lựa chọn, chiếm 56.7%); Sự giáo dục của phụ huynh cho trẻ tại gia đình(có 15/30 lựa chọn, chiếm 50%); còn biện pháp để trẻ tự phát triển (có 5/30 lựa chọn, chiếm 16.7%) và biện pháp khác không đáng kể (chiếm 3.3%). Nhƣ vậy, để giáo dục kĩ năng này cho trẻ cần lựa chọn nhiều hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi để tạo đƣợc hiệu quả cao trong việc rèn kĩ năng PCBC cho trẻ.

- Những khó khăn trong quá trình rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

Qua quá trình điều tra chúng tôi thu thập đƣợc ý kiến của các giáo vềnhững khó khăn trong quá trình rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch đƣợc thể hiện số liệu ở bảng 4.

Bảng 1.4: Những khó khăn trong quá trình rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

STT Khó khăn Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%) 1 Trình độ giáo viên 15/30 50 2 Số lƣợng trẻ quá đông 19/30 63.3

4 Phƣơng pháp, biện pháp giáo dục chƣa đƣợc hệ thống 25/30 83.3

5 Thời gian chơi không đảm bảo 5/30 16.7

6 Không gian chơi chật hẹp 6/30 20

7 Nguồn tài liệu, tri thức khoa học về PCBC còn thiếu 7/30 23.3

8 Phƣơng pháp rèn KNPCBC chƣa hiệu quả 27/30 90 9 Khả năng nhận thức của trẻ mầm non còn hạn chế 24/30 80

10 Những khó khăn khác 3/30 10

Qua kết quả thống kê đƣợc cho thấy, những khó khăn chủ yếu mà giáo viên gặp phải là: Khả năng nhận thức của trẻ mầm non còn hạn chế (có 24/30 lựa chọn chiếm 80%), Phƣơng pháp rèn KNPCBC chƣa hiệu quả (có 27/30 lựa chọn chiếm 90%); Phƣơng pháp, biện pháp giáo dục chƣa đƣợc hệ thống (có 25/30 lựa chọn chiếm 83.3%); Cơ sở vật chất, thiết bị còn thiếu (có 19/30 lựa chọn chiếm 63.3%); Nguồn tài liệu, tri thức khoa học về rèn kĩ năng PCBC còn thiếu (có 7/30 lựa chọn chiếm 23.3%); Trình độ giáo viên (có 15/30 lựa chọn chiếm 50%); Số lƣợng trẻ trong một lớp quá đông (có 19/30 lựa chọn chiếm 63.3%); Không gian chơi chật hẹp (có 6/30 lựa chọn chiếm 20%); Khi đƣợc hỏi về những khó khăn khác ngoài những khó khăn trên, chỉ có khoảng 3 ý kiến (chiếm 10% giáo viên) cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận chƣơng trình đổi mới, khó khăn khi tiếp cận những lớp có nhiều trẻ không đi học nhà trẻ mà xin thẳng vào các lớp mẫu giáo.

Qua phỏng vấn CBQL nhà trƣờng đã cho biết hiện nay nhà trƣờng đã dành quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tròng trƣờng maamg non. Tuy nhiên, về nội dung giáo dục Kĩ năng PCBC cho trẻ MN thì không ít giáo viên triển khai thiếu, thừa hoặc tình trạng mỗi giáo viên rèn KNPCBC cho trẻ một hƣớng khác. Hơn nữa, việc không thống nhất về biện pháp, ND việc rèn KNPCBC cũng gây khó khan trong công tác tổ chức giáo dục của giáo viên.

Từ kết quả điều tra trên phiếu ankét, qua trao đổi trực tiếp với giáo viên và quan sát quá trình RKNPCBC cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trƣờng mầm non, chúng tôi có một số nhận xét sau:

Giáo viên đã nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của việc RKNPCBC đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo và hầu hết họ đều cho rằng cần phải RKNPCBC cho trẻ càng sớm càng tốt, nhất là ở lứa tuổi 5-6 tuổi. Đồng thời họ cũng hiểu rằng: RKNPCBC sẽ giúp cho trẻ có đƣợc khả năng và ý thức tự bảo vệ bản thân khi có nguy cơ bị bắt cóc.

Các GV đã quan tâm thực sự tới vấn đề rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch cho trẻ. Tuy việc rèn kĩ năng PCBC này chƣa cụ thể, thống nhất, việc rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch chƣa lựa chọn đƣợc các hình thức và nội dung giáo dục phù hợp. Những khó khăn trong quá trình giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc tế của BGH và GV các trƣờng mầm non qua nghiên cứu: Thứ nhất là có - pháp giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ mầm non còn chƣa cụ đi thống nhất; Thứ hai là tài liệu cụ thể về nội dung giáo dục kĩ năng phòng in bắt cóc cho trẻ mầm non còn ít. Chủ yếu nằm trong giáo dục kĩ năng sống ho trẻ mầm non; Thứ ba là do khả năng nhận thức của trẻ mầm non còn hạn chế so với các lứa tuổi lớn hơn. Ngoài ra còn có các khó khăn khác nhƣ: các chƣơng trình chƣa có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp rèn KNPCBC cho trẻ. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, tài liệu hƣớng dẫn, số lƣợng trẻ quá đông…. khi tổ chức rèn kĩ năng PCBC thông qua TCĐK cho trẻ. Giáo viên chƣa thực sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng và tìm kiếm các biện pháp giáo dục phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc RKNPCBC cho trẻ thông qua TCĐK.

1.2.5.2. Nguyên nhân thực trạng

Qua nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhiều giáo viên mầm non chƣa thực sự có kỹ năng vững vàng thiết kế và sử dụng TCĐK nhằm rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi. Có thể gộp lại thành hai nhóm nguyên nhân cơ bản sau đây:

1.2.5.2.1. Những nguyên nhân chủ quan

Về phƣơng diện chủ quan, chúng tôi thấy có mấy nguyên nhân cơ bản sau:

phƣơng tiện để củng cố tri thức cho trẻ trong giờ học cho trẻ nên trong quá trình tổ chức hoạt động học tập. Có chăng TCĐK chỉ đƣợc xem là phƣơng pháp hỗ trợ cho các phƣơng pháp khác (phƣơng pháp dùng lời, phƣơng pháp trực quan…). Do vậy các kỹ năng thiết kế và sử dụng TCĐK nhằm rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi không đƣợc rèn luyện một cách thƣờng xuyên, có ý thức trong thực tiễn tổ chức hoạt động học tập cho trẻ của giáo viên mầm non. Nhiều giáo viên chƣa có kỹ năng vững vàng thiết kế và sử dụng TCĐK nhằm rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi. Bên cạnh đó nhiều giáo viên còn ỉ nại vào chƣơng trình, việc tổ chức cho trẻ chơi đôi khi còn mang tính chất đối phó.

Thứ hai, lối dạy học ở trƣờng phổ thông đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi gióa viên mầm non, đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến việc tổ chức giờ học của họ ở trƣờng mầm non. Hàng chục năm học tập ở trƣờng phổ thông đã rèn luyện cho chúng ta một thói quen “học ra học, chơi ra chơi”. Thói quen ấy chi phối giáo viên trong việc lựa chọn phƣơng pháp tổ chức hoạt động học tập ở trƣờng mầm non. Cụ thể là, những phƣơng pháp tổ chức hoạt động học tập mà hình thức thể hiện của nó gần giống với các phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông (phƣơng pháp dùng lời, phƣơng pháp trực quan,…) đƣợc giáo viên sử dụng nhiều hơn.

Thứ ba, chúng ta biết rằng , kỹ năng sƣ phạm nói chung và kỹ năng thiết kế và sử dụng TCĐK nhằm rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng là những kỹ năng phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong quá trình hành động, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có một năng lực trí tuệ nhất định và khiếu sƣ phạm. Thực tế cho hay rằng, đầu vào của các trƣờng sƣ phạm mầm non thƣờng thấp, khiếu tổ chức TCĐK chƣa đƣợc chú ý đến. Bởi vì, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, TCĐK là một trong những phƣơng pháp tổ chức hoạt động học tập mang lại hiệu quả cao ở trƣờng mầm non, đòi hỏi giáo viên mầm non phải có khiếu tổ chức TCĐK.

1.2.5.2.2. Những nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, mặc dù TCĐK đƣợc xem là một trong những phƣơng pháp tổ chức hoạt động học tập cho trẻ có hiệu quả ở trƣờng mầm non, song trong các tài liệu hƣớng dẫn phƣơng pháp tổ chức hoạt động học tập bằng TCĐK ở trƣờng mầm non rất ít, hệ thống kỹ năng thiết kế và sử dụng TCĐK nhằm rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi chƣa đƣợc quan tâm một cách thoả đáng. Những việc làm và hệ thống các thao tác của kỹ năng thiết kế và sử dụng TCĐK nhằm rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi thƣờng đƣợc giới thiệu một cách chung chung. Không có tài liệu nào đề cập đến hệ thống các việc làm và hệ thống các thao tác kỹ năng thiết kế và sử dụng TCĐK nhằm rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi và quy trình khoa học để rèn luyện hệ thống kỹ năng này cho giáo viên mầm non.

Thứ hai, trong Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, TCĐK chỉ đƣợc xem là một phƣơng tiện, biện pháp củng cố tri thức cho trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động học tập ở trƣờng mầm non. Do vậy, những ngƣời chỉ đạo việc thực hiện chƣơng trình và những ngƣời thực thi chƣơng trình ít quan tâm đến việc tổ chức giờ học bằng TCĐK. Có chăng TCĐK chỉ đƣợc coi là biện pháp hỗ trợ các phƣơng pháp khác. Do vậy TCĐK nhằm rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi còn ít và hơi đơn điệu.

Thứ ba, phải nói rằng, giờ học tổ chức bằng TCĐK rất hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng, song để tổ chức giờ học bằng TCĐK rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi có hiệu quả, đòi hỏi ngƣời giáo viên mầm non phải tích cực động não, mất rất nhiều thời gian trong việc xây dựng (hoặc lựa chọn) TCĐK phù hợp, chuẩn bị cơ sở vật chất… Do vậy, trong hoàn cảnh không bắt buộc, giáo viên thƣờng né tránh tổ chức giờ học bằng TCĐK nhằm rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Thứ tư, trong những giờ học đƣợc tổ chức bằng TCĐK nhằm rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi, hành động chơi, nhiệm vụ chơi đƣợc đặt ra một cách bình đẳng giữa mọi trẻ. Do vậy, để giờ học đƣợc tổ chức bằng TCĐK nhằm rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi có hiệu quả, một mặt số lƣợng trẻ trong lớp phải đúng tiêu chuẩn (30 – 35 trẻ), mặt khác địa điểm tổ chức TCĐK phải đủ rộng cho mọi trẻ đƣợc hoạt động. Do vậy, giáo viên không có đủ điều kiện tổ chức thƣờng xuyên giờ học bằng TCĐK rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi và do đó kỹ năng thiết kế và sử dụng TCĐK nhằm rèn luyện KNPCBC cho trẻ 5 - 6 tuổi

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 37 - 46)