Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 46)

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn, có nghĩa là nó phải dựa trên các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục mầm non của Đảng, Nhà nƣớc: Dựa theo định hƣớng, chủ trƣơng, chính sách phát triển của địa phƣơng và ngành giáo dục, Các biện pháp phải xuất phát từ thực trạng công tác tổ chức thực hiện chƣơng trình giáo dục theo chủ đề của nhà trƣờng, dựa trên những vấn đề còn hạn chế, vƣớng mắc trong công tác tổ chức thực hiện để đề xuất. Nếu các biện pháp không xuất phát từ thực tiễn thì hiệu quả chỉ thể hiện trên giấy tờ có trên thực tế không phát huy tác dụng. Ngoài ra, các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào điều kiện cho phép của các trƣờng mầm non cả về vật chất và nhân lực bởi vì đó chính là yếu tố giúp cho việc áp dụng các biện pháp thuận lợi.

2.1.2. Nguyên tắc giáo dục theo hướng tích hợp

Nguyên tắc giáo dục theo hƣớng tích hợp là giáo dục đồng thời các nội dung, các hoạt động nhằm giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trƣờng. Xoay quanh chủ đề gia đình, giáo viên giáo dục trẻ bảo vệ môi trƣờng qua hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, học động học tập,…

Bên cạnh đó tích hợp các hoạt động tạo hình, hoạt động khám phá môi trƣờng xung quanh. Việc giáo dục theo hƣớng tích hơp giúp trẻ hiểu hơn, ghi nhớ tốt hơn và có thể hình dung vấn đề nhanh hơn.

Các biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc trên cơ sở tích hợp giữa các hoạt động dựa trên nhu cầu hứng thú và sự hoạt động tích cực của trẻ nhằm tạo hứng thú cho trẻ.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hiểu theo nghĩa chung, hệ thống là chính thể các yếu tố có liên quan đến nhau, tác động và quy định lẫn nhau. Cách tiếp cận hệ thông đòi hỏi xem xét đổi tƣợng nhƣ một hệ thống toàn vẹn, có cấu trúc và tƣơng tác với nhau. Nhờ sự tƣơng tác theo quy luật riêng của các thành tố cấu tạo hệ thống đã sinh ra chất lƣợng toàn vẹn của hệ thống. Các biện pháp đƣa ra cần đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, tƣơng hỗ nhau trong quá trình đảm bảo tính toàn diện, kế thừa và phát triển. Nhờ đó mà việc rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ thông qua TCĐK có hiệu quả tốt nhất.

2.1.4. Nguyên tắc lấy người học làm trung tâm

Nguyên tắc “Lấy ngƣời học làm trung tâm” nhằm giúp trẻ chủ động trong việc học, khám phá tiềm năng của chính mình và giáo viên sẽ giúp trẻ có đƣợc sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân.

Thông qua hoạt động theo nhóm, hoạt động theo cá nhân, giáo viên có vai trò hƣớng dẫn, làm mẫu, giúp đỡ, tạo điều kiện cho ngƣời học phát huy tính tự chủ, sáng tạo; còn ngƣời học thì có trách nhiệm với việc học của mình tích cực học tập và chủ động hơn.

Nguyên tắc “lấy ngƣời học làm trung tâm” với tƣ tƣởng chủ đạo là tổ chức cho trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo, lấy tự học làm chính; Lấy tập thể bổ trợ cho cá nhân; Lấy máy móc thiết bị làm phƣơng tiện học tập sẽ hình thành cho trẻ lỗi học mạnh dạn, tự tin và làm chủ kiến thức hơn.

Việc đƣa ra các biện pháp theo nguyên tắc lấy ngƣời học làm trung tâm không chỉ có ý nghĩa trong quá trình học tập ở nhà trƣờng mà còn chuẩn bị cho trẻ hành trang kỹ năng tốt trong tƣơng lai. Với những lợi ích mà phƣơng pháp dạy học này mang lại, nhà trƣờng sẽ giáo dục cho trẻ tính cách tự lập, chủ động hơn trong làm việc, học tập và kỹ năng phát triển cảm xúc xã hội.

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi có nghĩa là có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp để xuất có tính khả thi trƣớc hết phải có tính thực tiễn, phải dựa trên đặc điểm ý thức bảo vệ môi trƣờng của cộng đồng cụ thể là cha mẹ trẻ, trẻ. Từ đó, các biện pháp đề xuất phải sát với thực tế của các trƣờng mầm non, phù hợp với điều kiện vật chất và

nhân lực, có khả năng ứng dụng cao vào trong thực tiện. Các biện pháp khi xây dựng phải mang tính khoa học, đƣợc kiểm chứng để mang tính khách quan, có hiệu quả khi sử dụng. Tính khả thi là một nguyên tắc vô cùng quan trọng, nó giúp cho các biện pháp đề xuất có giá trị và có thể trở thành hiện thực trong thực tế. Các biện pháp phải dựa trên cơ sở đặc trƣng của việc hình thành kĩ năng phòng chống bắt cóc của trẻ mầm non cũng nhƣ các điều kiện thực tế tại mỗi vùng miền để đảm bảo tính thực thi. Các biện pháp phải hệ thống mềm dẻo, linh hoạt đảm bảo đƣợc hoạt động trải nghiệm thể hiện đƣợc tính tích hợp đặc thù của Ngành Mầm non.

2.2. Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

2.2.1. Biện pháp 1: Sưu tầm, biên soạn kịch bản có nội dung liên quan tới tình huống bắt cóc trẻ em thông qua trò chơi đóng kịch.

* Ý nghĩa:

- Việc sƣu tầm, biên soạn kịch bản có nội dung liên quan tới tình huống bắt cóc tới trẻ em để thông qua đó cho trẻ tiếp cận tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay cách thực hiện hành động, việc làm của trẻ thông qua trò chơi đóng kịch. Nhằm giúp trẻ nhận thức và rèn luyện kĩ năng.

- Sự trải nghiệm trong môi trƣờng chơi phong phú, hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận sâu rộng hơn với thế giới hiện thực của ngƣời lớn và đƣợc gia nhạp vào đó thông qua lăng kính của trẻ từ đó các kĩ năng đƣợc hình thành và phát triển.

Đóng kịch là hình thức tổ chức cho trẻ thực hành, làm thử một số cách ứng cử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là biện pháp giúp trẻ suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà trẻ quan sát trợc. Đồng thời tạo hứng thú cho trẻ và điều đặc biệt là trẻ có thể cảm nhận hấy những tác động của lời nói và việc làm của các nhân vật mà trẻ đóng kịch, từ đó dẫn đến thay đổi thái độ hoặc hành vi của mình trƣớc một tình huống bất kỳ. Ví dụ: Tình huống đóng kịch “Đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ sẽ làm gì? ”; “Trẻ làm gì khi một ngƣời lạ mặt cho kẹo”...

* Cách tiến hành:

- Sƣu tầm các kịch bản từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ từ các loại sách, báo chuyên ngành, các sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên, từ mạng internet... các trò chơi ĐK đã đƣợc sƣu tầm phải phong phú, đa dạng, phản ánh nhiều lĩnh vực của

cuộc sống xã hội có liên quan đến vấn đề rèn kĩ năng PCBC cho trẻ. Các trò chơi cần đƣợc sắp xếp theo các chủ đề giáo dục để quá trình lựa chọn đƣợc dễ dàng và thuận lợi.

- Căn cứ vào các nội dung và mục tiêu của việc rèn kĩ năng PCBC cho trẻ 5 – 6 tuổi, căn cứ vào khả năng nhận thức, nhu cầu, vốn kinh nghiệm của trẻ và nội dung của các chủ đề rèn kĩ năng, xác định nội dung của TCĐK cần lựa chọn, sau đó tiến hành lựa chọn những trò chơi có nội dung phù hợp trong “Nguồn” trò chơi đã sƣu tầm và đƣợc sắp xếp có hệ thống. Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, vì vốn sống và kinh nghiệm của trẻ còn ít ỏi.. Vì vậy, trẻ chỉ có thể nhận thức những vấn đề thật khi trẻ đƣợc trực tiếp rèn các kĩ năng đó. Do đó, nội dung trò chơi đƣợc lựa chọn để rèn kĩ năng PCBC cho trẻ phải thật gần gũi, xuất phát từ cuộc sống thực của trẻ, phù hợp với nhu cầu, vốn kinh nghiệm và khả năng nhận thức của trẻ.

- Để nội dung chơi của TCĐK đã lựa chọn thực sự phong phú, đa dạng với cuộc sống của trẻ, giáo viên phải tạo cơ hội cho trẻ đƣợc tìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện tƣợng xung quanh bằng các hình thức khác nhau nhƣ trò chuyện, xem tranh, tham quan... nhằm cung cấp cho trẻ một số hiểu biết, kinh nghiệm về chủ đề chơi và nội dung rèn kĩ năng PCBC trong trò chơi.

- Việc lựa chọn TCĐK phải đảm bảo phù hợp với nội dung rèn kĩ năng PCBC, dựa trên cơ sở chƣơng trình chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đƣợc sắp xếp theo chủ đề thành hệ thống (từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ các trò chơi riêng lẻ đến hệ thống các trò chơi theo cùng một chủ đề, một nội dung...), việc lựa chọn các trò chơi phải đảm bảo tính phát triển để có thể mở rộng nội dung chơi, chủ đề chơi nhằm nâng cao dần và mở rộng hơn vốn hiểu biết, kỹ năng PCBC cho trẻ.

- Để tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình chơi, phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ, nội dung của các trò chơi đƣợc lựa chọn phải luôn chứa đựng những điều mới mẻ, hấp dẫn. Nội dung của trò chơi không những cung cấp cho trẻ những hiểu biết và kỹ năng PCBC mà còn tạo điều kiện để trẻ có thể ứng dụng những hiểu biết, kỹ năng đó trong nhiều hoàn cảnh, tình huống khác nhau, hƣớng trẻ tới việc tìm hiểu mối quan hệ nhân quả, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật hiện tƣợng trong thế giới xung quanh. Qua đó, giúp trẻ hiểu rằng khi có nguy cơ bị bắt cóc trẻ phải hành động và có cách ứng xử ra sao để xử lí sự việc đó.

- Để làm tăng hứng thú và sự tích cực của trẻ đối với trò chơi và nội dung rèn kĩ năng PCBC trong trò chơi ĐK, giáo viên cần chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi đẹp, phù hợp với từng chủ đề và nội dung chơi. Việc sắp xếp các đồ chơi ở các góc chơi phải có tính gợi mở nhằm thu hút sự chú ý của trẻ, hƣớng trẻ tới các ý tƣởng chơi phù hợp, tạo cho trẻ sự thích thú đối với trò chơi, hình thành ở trẻ những xúc cảm tích cực và thái độ đúng đắn đối với việc PCBC.

* Điều kiện vận dụng:

- Trƣớc khi tổ chức thực hiện các trò chơi, GV cần chuẩn bị đầy đủ các phƣơng tiện cần thiết cho trò chơi học tập hoặc đóng kịch: các bài tập chơi, đồ dùng số lƣợng đủ cho các trẻ hoặc các tình huống đóng kịch phù hợp chủ đề, nội dung, mục tiêu mong muốn.

- GV nên khích lệ để cả lớp cùng tham gia.

- Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản cho trò chơi đóng kịch để tăng tính hấp dẫn cho vai diễn.

- Tình huống đóng kịch phải phù hợp với chủ đề giáo dục, phù hợp với đặc điểm của ngƣời học, điều kiện, hoàn cảnh của lớp học.

- Tình huống nên để mở, không cho trƣớc lời thoại để cho trẻ tự xử lý. - Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng kịch. - Ngƣời đóng kịch phải hiểu rõ vai của mình.

2.2.2. Biện pháp 2: Đàm thoại với trẻ về nội dung, cốt truyện các nhân vật trong trò chơi đóng kịch

* Ý nghĩa:

- Việc rèn kĩ năng của trẻ ít có cơ hội đƣợc trải nghiệm bằng thực tế sinh động mà chỉ có thể thông qua những kịch bản giả định. Và với việc giải quyết một cách thuần thục những tình huống giả định này trẻ sẽ không bị lúng túng khi giải quyết những tình huống mà trong thực tế trẻ sẽ gặp phải. Để làm đƣợc điều đó chúng ta phải đàm thoại với trẻ về ND, cốt truyện trong văn bản TCĐK

- Do đó, việc tìm hiểu những kịch bản hấp dẫn, mang tính có vấn đề là một biện pháp có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục kĩ năng cho trẻ. Những vốn kinh nghiệm này sẽ là “vật liệu” để trẻ ứng dụng giải quyết những tình huống trong thực tế có thể trẻ sẽ gặp phải.

- Thông qua các kịch bản và cách xử lý trong từng kịch bản trẻ sẽ có biểu tƣợng về các hành vi và chuẩn mực, làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ

giúp trẻ biến lựa chọn những hành vị tích cực để vận dụng vào trong cuộc sống của mình

- Việc lựa chọn và xây dựng những tình huống có vấn đề gần gũi, thực tế, dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú và duy trì đƣợc hứng thú trong suốt quá trình hoạt động góp phần kích thích sự tò mò ham hiểu biết và là cơ hội để trẻ trải nghiệm những kinh nghiệm của bản thân.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên cung cấp cho trẻ những kịch bản mà có thể trẻ dễ gặp phải liên quan tới kĩ năng phòng chống bắt cóc nhƣ tình huống: trẻ bị ngƣời lạ dụ dỗ, đến gần, trẻ bị lạc mẹ trong khi đi chơi, trẻ bị tấn công,...

- Giáo viên gợi ý để khai thác kinh nghiệm sống của trẻ và khuyến khích trẻ tự chia sẻ, xây dựng những tình huống mà trẻ đã gặp phải hoặc quan sát thấy.

- Tận dụng những tình huống mà trẻ gặp phải trong thực tế để xây dựng các hoạt động phù hợp nhằm giáo dục kĩ năng.

- Cung cấp kiến thức, làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ thông qua việc tạo điều kiện và cơ hội để trẻ có thể làm quen với môi trƣờng xung quanh, trong đó có cả môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội thông qua việc quan sát tranh ảnh, đọc và kể chuyện,....

- Khi đàm thoại về nội dung tình huống, giáo viên không nên đƣa ra cách giải quyết cụ thể mà tạo điều kiện để cho trẻ tự tìm cách giải quyết theo khả năng của mình. Trong quá trình trẻ giải quyết một tình huống nào đó, tùy từng nhóm trẻ mà có thể nâng cao yêu cầu với trẻ cho phù hợp.

- Khi trẻ đƣa ra các cách giải quyết các tình huống giáo viên cần theo dõi cách giải quyết của trẻ để kịp thời đƣa ra những gợi ý cần thiết nhằm hƣớng dẫn cho trẻ.

- Giáo viên phải luôn quan sát và khích lệ cũng nhƣ tuyên dƣơng những biểu hiện kĩ năng tốt mà trẻ thể hiện.

Ví dụ: Đàm thoại với trẻ về cách xử lý tình huống:

Hàng ngày bé vẫn đƣợc mẹ đón ở trƣờng. Nhƣng hôm nay có một chú xƣng là bạn của mẹ đến nói với cô giáo là mẹ của bé bận không đến đón đƣợc: Chú đã nói đúng tên bố mẹ, địa chỉ nhà bé và cả tên bé nữa. Chú nói là bạn cung cơ quan của mẹ. Nếu là bé, bé có đồng ý đi theo chú không ? Tại sao ? Sẽ ra chú nhƣ thế nào.

Nhƣ vậy, sau khi để trẻ giải quyết xong, giáo viên có thể dạy trẻ xử lý tình huống nhƣ sau: Con không đi theo chú mà sẽ yêu cầu chủ về việc để con nói chuyện

(qua điện thoại) với mẹ để xác nhận thông tin đó. Nếu không phải tuyệt đối không đƣợc đi theo ngƣời lạ.

* Điều kiện vận dụng:

- Giáo viên và trẻ phải có vốn kinh nghiệm sống phong phú về các mối quan hệ xã hội.

- Giáo viên cần quan sát và phát hiện kịp thời những tình huống có vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Nắm vững cách tổ chức và thực hiện biện pháp tạo tình huống có vấn đề.

- Các tình huống tạo ra phải phù hợp với vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết và hứng thú của trẻ để có thể tự mình hoặc với sự gợi ý của giáo viên có thể giải quyết đƣợc.

- Các tình huống tạo ra không gò bó, áp đặt trẻ. Tình huống phải đảm bảo tính tự nhiên, gắn liền với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh mối quan hệ đa dạng, phong phú trong xã hội.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 46)