Biện pháp 4: Luyện tập, biểu diễn trò chơi đóng kịch tích hợp nội dung phòng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 55 - 58)

dung phòng chống bắt cóc

Tạo cơ hội cho trẻ đƣợc tƣơng tác, trải nghiệm. Tạo cơ hội cho trẻ đƣợc thực hành, luyện tập với ngƣời lớn và với bạn để cho trẻ hiểu phải làm cách nào để giúp ai đó khi thấy bắt cóc (bạn hoặc ngƣời khác)

* Ý nghĩa:

- Để giáo dục và phát triển các kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ thì an trọng nhất là phải luôn tạo cơ hội để trẻ đƣợc thực hành, luyện tập các hành vi thƣờng xuyên, mọi lúc, mọi nơi có nhƣ vậy trẻ mới hình thành nên các kĩ năng một cách bền vững.

- Kĩ năng của trẻ không thể đƣợc hình thành qua việc nghe giảng. Việc nghe giảng chỉ mới giúp trẻ có nhận thức về một vấn đề nào đó. Trẻ chỉ hình thành kĩ năng khi trẻ đƣợc cùng tham gia làm chứ không chỉ nói về một kĩ năng nào đó. Việc hình thành kĩ năng đƣợc hình thành thông qua tƣơng tác với ngƣời lớn, với bạn củy mình, đƣợc trải ngh với bạn cùng học. Trong khi tƣơng tác trẻ đƣợc thể hiện các ý tƣởng của đƣợc trải nghiệm, đƣợc đánh giá, xem xét về những kinh nghiệm mà mình, trƣớc đây. Hơn nữa, việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm những tình huống. tế sẽ vừa tạo hứng thú cho trẻ đồng thời nhiều kinh nghiệm quý báu đƣợc hình thành, kể cả khi trẻ chƣa thực hiện đúng trong quá trình thao tác.

* Cách tiến hành:

Việc tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có thể đƣợc tiến hành thông qua việc xây dựng các tình huống và tổ chức các hoạt động phù hợp, cũng có thể đƣợc thực hiện bằng cách cho trẻ trực tiếp quan sát trong thực tế.. Các bƣớc này là:

Bƣớc 1: Chuẩn bị:

- Về kịch bản: Trƣớc hết phải lựa chọn các kịch bản có nội dung rõ ràng, có cốt truyện phát triển mạch lạc với những nhân vật giàu sắc thẩm mĩ về tính cách hành động và ngôn ngữ.

- Cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học và kịch bản:

Kể hoặc đọc cho trẻ nghe toàn bộ tác phẩm văn học bằng nghệ huật đọc và kể diễn cảm (có thể nhiều lần).

Trò chuyện với trẻ về tác phẩm văn học, gợi mở giúp trẻ cảm thụ đƣợc tác phẩm: nhớ đƣợc cốt truyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện: Nhớ hành động của nhân vật ; nhận ra tính cách của nhân vật, biết đánh giá hành động của nhân vật (ở mức tốt, xấu, đúng, sai...).

Đọc kịch bản cho trẻ nghe, giúp trẻ phân biệt đƣợc sắc thái giọng điệu, lời nói của các nhân vật khác nhau, qua đó mà khắc hoạ rõ thêm tính cách của nhân vật. Bên cạnh việc cho trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học và kịch bản đƣợc xây dựng theo tác phẩm đó, cần chọn các bài hát, dựng các điệu múa cho phù hợp với kịch bản. Nếu kịch bản là những ca cảnh thì đã có sẵn các bài hát, công việc còn lại là dụng các điệu múa sao cho phù hợp với ca cảnh mà thôi.

- Phân vai và luyện tập đóng vai:

Phân vai cho từng trẻ (có thể phân cho nhiều trẻ đóng cùng một vai, số lƣợng tuỳ thuộc vào số trẻ trong nhóm), ngƣời lớn trò chuyện với trẻ, giúp trẻ hiểu sâu hơn nhân vật mình sẽ đóng vai.

Giúp trẻ ghi nhớ ngôn ngữ (theo kịch bản).Khi tiến hành công việc này, cân nhắc lại cho trẻ nghe toàn bộ kịch bản, sau đó hƣớng dẫn riêng cho mỗi cháu trong từng nhóm (một lớp mẫu giáo có thể chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm đủ các vai của nhân vật trong kịch bản) về lời nói và cử chỉ, điệu bộ của vai mình sẽ đóng. Nên luân chuyển vai đóng cho trẻ. Không nên để một cháu nào đấy luôn luôn đóng một. Với nhất định, nhất là đóng vai nhân vật tiêu cực.

Lần lƣợt cho từng nhóm trẻ tập kết hợp lời nói và cử chỉ, điệu bộ của vai mình đóng với những vai khác. Trong quá trình luyện tập cho trẻ nhập vai, ngƣời lớn vừa là ngƣời nhắc nhở vừa là ngƣời đạo diễn.

- Sân khấu, đạo cụ, hoá trang: Sân khấu, đạo cụ, hoá trang là những điều kiện không thể thiếu khi trẻ chơi trò chơi đóng kịch. Thiếu nó cuộc chơi sẽ thiếu phần hấp dẫn và làm mất đi những xúc cảm chân thực khi trẻ hiện vai mình đóng. Thành công của trò chơi đóng kịch phụ thuộc một ph không nhỏ vào sân khấu và hoá trang, vì vậy cần phải chuẩn bị chu đáo

- Tổ chức buổi diễn:

Tổ chức buổi diễn là một khâu quan trọng của trò chơi đóng kịch. Đây là kết quả của một quá trình tập luyện, chuẩn bị. Tổ chức buổi diễn thực chất là tổ chức cuộc chơi cho trẻ nhƣng cuộc chơi này lại mang tính chất nghệ thuật nên cần phải tổ chức chu đáo, cẩn thận mới mang lại hiệu quả tốt đẹp. Tổ chức biểu diễn không chỉ đơn thuần là tổ chức lại việc trình diễn kịch bản, mà là tạo dựng lại một mảng cuộc sống trong sinh hoạt văn hoá, đó là xem kịch và diễn kịch.

Bao gồm:

+ Tổ chức sân khấu và phòng xem biểu diễn + Chọn nhóm “diễn viên” của đoàn kịch

+ Phân công các thành phần còn lại theo chức năng + Tổ chức giao lƣu giữa ngƣời diễn và ngƣời xem - Hƣớng dẫn trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo

+ Những yêu cầu chung: Dựa vào chủ đề giáo dục, cô lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với khả năng của trẻ. Đó là những tác phẩm văn học hấp dẫn dễ chuyển thể thành kịch bản. Sau khi lựa chọn đƣợc tác phẩm phù hợp, để tổ chức trò chơi đóng kịch có hiệu quả, cô tiến hành tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ theo các bƣớc (Các bƣớc tiến hành trò chơi đóng kịch).

+ Hƣớng dẫn trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi

Trẻ ở lứa tuổi này tham gia tích cực vào trò chơi đóng kịch. Trẻ tự tổ chức trò chơi, trẻ vừa là ngƣời biểu diễn, vừa là khán giả trong buổi chơi. Cô theo dõi quá trình chơi của trẻ, hƣớng dẫn trẻ chọn chủ đề chơi, phân vai chơi, nhớ lại nội dung tác phẩm (kịch bản)...Ở lứa tuổi này, cô không cần tham gia trực tiếp vào trò chơi của trẻ, cô chỉ đóng vai trò cố vấn, giúp trẻ khi cần thiết.

* Điều kiện vận dụng:

- Giáo viên phải tin tƣởng vào trẻ và năng lực của trẻ.

- Giáo viên tạo các hoạt động, cơ hội để trẻ đƣợc trải nghiệm, thực hành mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động ở trƣờng mầm non: giờ học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, khi đi tham quan công viên,...

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)