Lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng THCS

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện iapa, tỉnh gia lai (Trang 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.4. Lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng THCS

1.4.1. Tầm quan trọng của việc quản lý xây dựng VHNT tại các trường THCS

Nói đến con ngƣời là nói đến văn hóa, vì toàn bộ những văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực tinh thần của con ngƣời. Đối với nhà trƣờng là nơi bảo tồn và lƣu truyền các giá trị văn hóa nhân loại; nhà trƣờng là nơi đào luyện những lớp ngƣời mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hóa cho tƣơng lai; nhà trƣờng là nơi con ngƣời với con ngƣời (ngƣời dạy với ngƣời học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hóa, theo những cách thức văn hóa, dựa trên những phƣơng tiện văn hóa, trong môi trƣờng văn hóa đại diện cho mỗi vùng, miền, địa phƣơng.

VHNT có tác động đến mọi khía cạnh sƣ phạm của nhà trƣờng. VHNT có ảnh hƣởng vô cùng to lớn đối với chất lƣợng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trƣờng. Xây dựng VHNT có ý nghĩa tích cực đối với HS, đối với GV và cả đối với lãnh đạo nhà trƣờng.

* Đối với HS: VHNT lành mạnh có tác dụng tích cực đến hoạt động học tập, rèn luyện của HS. Cụ thể là:

- Tạo ra một môi trƣờng học tập có lợi nhất cho HS: Dƣới ảnh hƣởng của VHNT lành mạnh, HS cảm thấy vui vẻ, thoải mái trong học tập. Do đƣợc thừa nhận, đƣợc tôn trọng, cảm thấy mình có giá trị, HS thấy rõ trách nhiệm của mình đối với gia đình, thầy cô và bản thân. Từ đó, tích cực khám phá, tích cực tƣơng tác với GV, bạn học, nỗ lực phấn đấu đạt thành tích học tập tốt nhất.

- Tạo ra môi trƣờng thân thiện cho HS: HS đƣợc học tập, rèn luyện trong môi trƣờng an toàn (về vật chất và tinh thần); HS cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của bạn học; Khuyến khích HS phát biểu/bày tỏ quan điểm cá

nhân; Xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi giữa thầy và trò.

* Đối với GV: VHNT lành mạnh có tác dụng tích cực đến hoạt động sƣ phạm của GV. Cụ thể:

- Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các GV: Dƣới ảnh hƣởng của VHNT lành mạnh, GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những khúc mắc hay vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải, sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. Trong không khí cởi mở và thân mật, GV quan tâm đến công việc của nhau, cùng nhau tích cực trao đổi về phƣơng pháp và kỹ năng giảng dạy, cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trƣờng để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

- Tạo bầu không khí tin cậy, thúc đẩy GV quan tâm đến chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy, học tập: Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để GV quan tâm cải tiến phƣơng pháp nâng cao chất lƣợng dạy và học, khuyến khích GV sáng tạo và đổi mới, khuyến khích đối thoại hợp tác, chia sẻ quyền lực và khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm… Từ đó cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của nhà trƣờng.

* Đối với CBQL: VHNT lành mạnh có tác dụng tích cực đối với công tác quản lý, lãnh đạo của Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng nhà trƣờng. Cụ thể:

- Tạo bầu không khí dân chủ, thu hút đƣợc sự ủng hộ của mọi thành viên để hoạch định sự phát triển nhà trƣờng đúng hƣớng: VHNT lành mạnh nuôi dƣỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, mỗi CBQL, GV đều hiểu rõ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra quyết định dạy và học. Ở đó, con ngƣời đƣợc coi trọng thực sự, luôn cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi ngƣơi.

- VHNT lành mạnh tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa CBQL, GV, NV trong tập thể sƣ phạm, giữa GV và HS trong nhà trƣờng đồng thời tạo ra môi trƣờng làm việc thoải mái, vui vẻ, thân thiện. Đó là nền tảng

tinh thần cho sự sáng tạo và đổi mới.

- VHNT lành mạnh giúp cho CB, GV, NV và HS có cảm giác tự hào, hãnh diện vì đƣợc là thành viên của tổ chức nhà trƣờng, đƣợc làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trƣờng. Điều đó tạo động lực làm việc mạnh mẽ cho mỗi thành viên của tập thể sƣ phạm nhà trƣờng, cùng hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng dạy học, giáo dục. Trong bối cảnh đó, nhà quản lý có thể chia sẻ với mọi thành viên những thuận lợi, khó khăn của nhà trƣờng, cùng tìm kiếm cơ hội, hoạch định bƣớc đi phù hợp cho nhà trƣờng trong từng giai đoạn phát triển, lôi cuốn mọi ngƣời đi theo mình trong các hoạt động chung.

- Tin tƣởng ở đồng nghiệp, thực hiện chia sẻ quyền lãnh đạo, phát huy tính tự chủ của GV, HS trong mọi hoạt động, cùng nhau đƣa nhà trƣờng phát triển. Ở đó, mọi ngƣời đƣợc coi trọng thực sự, nhà quản lý luôn cổ vũ sự hỗ trợ hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi ngƣời. Từ đó, tạo đƣợc động lực làm việc cho CB, GV và HS, xây dựng đƣợc nhà trƣờng thân thiện, tích cực, tự quản tốt...

- Giúp hạn chế tiêu cực và xung đột trong quá trình quản lý: VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hƣớng và hành động. Từ đó, hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột, VHNT tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trƣờng.

1.4.2. Kế hoạch hóa hoạt động xây dựng VHNT ở trường THCS

1.4.2.1. Xây dựng tầm nhìn chiến lược và định hướng dài hạn về VHNT:

Để xây dựng VHNT thành công, đòi hỏi ngƣời hiệu trƣởng phải xác định tầm nhìn chiến lƣợc và định hƣớng dài hạn, từ đó chỉ đạo, tổ chức lôi kéo mọi thành viên nhà trƣờng thực hiện một cách tự nguyện, từng bƣớc tạo lập niềm tin, các giá trị văn hóa một cách tự giác, trên cơ sở đó hình thành thái độ, hành vi ứng xử tốt trong mọi hoạt động của nhà trƣờng. Đồng thời, phải biết sử dụng tốt các mối quan hệ, đánh giá đúng các tác động, ảnh hƣởng từ bên trong, bên ngoài để có cơ chế kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kế hoạch một cách kịp thời, đúng đắn.

Ngoài ra ngƣời hiệu trƣởng phải xây dựng cho CBQL, GV, NV và HS có niềm tin, thái độ đúng đắn vào đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; xây dựng niềm tin và thái độ đúng đắn về triết lý giáo dục chung và riêng của trƣờng mình. Mỗi nhà trƣờng có định hƣớng giáo dục nhân cách HS theo quan điểm giáo dục; giáo dục HS phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, các kỹ năng sống…Xây dựng thái độ, niềm tin của các thành viên trong nhà trƣờng tạo động lực phấn đấu, đồng thời cũng là cơ sở cho việc đánh giá chất lƣợng giáo dục VHNT, tạo ra động lực cho họ phấn đấu vƣơn lên.

1.4.2.2. Từ tầm nhìn, định hướng cụ thể hoá thành kế hoạch các giai đoạn:

Mục tiêu chung của xây dựng VHNT ở trƣờng THCS là từng nhà trƣờng cần phải xác định để xây dựng các giá trị cho riêng trƣờng mình. Những giá trị này phải phù hợp với giá trị theo triết lý giáo dục chung, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm của nhà trƣờng và mong muốn của các thành viên trong nhà trƣờng.

VHNT cũng không thể xem nhẹ bộ mặt bên ngoài nhà trƣờng. Để làm tốt công tác này, nhà quản lý cần xây dựng các nghi thức của nhà trƣờng vừa đảm bảo các quy định của cấp trên vừa phù hợp với đặc điểm nhà trƣờng. Xây dựng các nghi thức những vấn đề có liên quan đến hình thức của nhà trƣờng nhƣ kiến trúc, trang trí, bài trí ở lớp học, phòng làm việc, khuôn viên,…; nghi thức về vấn đề liên quan đến các hoạt động nhƣ chào cờ, lễ kỷ niệm, tuyên dƣơng khen thƣởng, chào đón, ...; nghi thức về vấn đề liên quan đến cách thức sử dụng biểu tƣợng quốc gia nhƣ quốc huy, quốc kỳ, quốc ca hoặc các biểu tƣợng của nhà trƣờng nhƣ logo, khẩu hiệu, trang phục.

Các chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện pháp xây dựng VHNT cần hƣớng tới:

+ Xây dựng các chuẩn mực văn hóa chung và riêng của nhà trƣờng là việc làm cần thiết và trƣớc tiên, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu giáo dục mang tính bảo tồn văn hóa dân tộc cũng nhƣ nội dung giáo dục văn hóa trong nhà trƣờng đồng thời nó đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trƣờng giáo dục có văn hóa.

+ Xây dựng các chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ

giữa các thành viên trong và ngoài nhà trƣờng. Trƣớc hết là xây dựng mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, tiếp theo đó là mối quan hệ ứng xử của con ngƣời đối với thế giới xung quanh một cách có văn hóa.

+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác: Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhà trƣờng biểu hiện thông qua niềm tin, việc tích cực, tự giác tham dự trong việc ra các quyết định liên quan đến sự phát triển của nhà trƣờng; cam kết thực hiện công việc của mình liên quan đến sự phát triển của nhà trƣờng; các thành viên đƣợc làm chủ các công việc của mình liên quan đến sự phát triển của nhà trƣờng; các thành viên trong nhà trƣờng có sự hợp tác, trên cơ sở học hỏi lẫn nhau, chia sẻ vì mục tiêu phát triển giáo dục chung của nhà trƣờng.

Quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong nhà trƣờng luôn cầu thị, lắng nghe và có đóng góp vào thành công của nhà trƣờng; các kết quả học tập rèn luyện của học sinh đƣợc đánh giá khách quan, công bằng và đƣợc thông báo kịp thời cho học sinh và phụ huynh học sinh; cha mẹ học sinh luôn cảm thấy nhà trƣờng thân thiện, cởi mở tin tƣởng vào sự giáo dục, dạy học của nhà trƣờng.

+ Đẩy mạnh hoạt động giáo dục VHNT cho HS cần phải đặt trong môi trƣờng giáo dục văn hóa với các hoạt động có ý nghĩa, mang tính chất định hƣớng. Xây dựng hệ thống các chuẩn mực VHNT đóng vai trò quan trọng, nhƣng phải đảm bảo khi du nhập văn hóa bên ngoài vẫn giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc.

Cần xây dựng và giáo dục phƣơng pháp tiếp nhận văn hóa có chọn lọc của các thế hệ tƣơng lai cụ thể: Giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho HS; giáo dục đạo đức, tác phong cho HS; giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sƣ trọng đạo cho HS; giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn hóa cho HS.

+ Xây dựng VHNT cần hƣớng vào ngƣời học: Đáp ứng tốt yêu cầu về quyền lợi ngƣời học cần đƣợc xem nhƣ yêu cầu cần thiết yếu của VHNT; tăng cƣờng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của ngƣời học; khơi gợi, thúc đẩy tiềm năng của mỗi cá nhân (đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân).

cả các khía cạnh của VHNT, cả ở những giá trị vật chất và giá trị tinh thần về VHNT trở nên thân thiết, gần gũi và gắn bó với ngƣời học.

1.4.3. Tổ chức xây dựng VHNT ở trường THCS

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT:

1.4.3.1. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng VHNT của trƣờng THCS do Hiệu trƣởng làm trƣởng ban; Phó hiệu trƣởng và Chủ tịch Công đoàn là phó trƣởng ban và các tổ trƣởng chuyên môn, trƣởng ban đại diện cha mẹ HS là ủy viên.

1.4.3.2. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên

trong Ban chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đôn đốc thƣờng xuyên.

- Đối với trƣởng ban: Tổ chức rà soát việc xây dựng kế hoạch tổng thể cho hoạt động xây dựng VHNT ở trƣờng THCS; từ đó có chỉ đạo tổng thể để thực hiện đồng bộ trong toàn bộ nhà trƣờng.

-Phó trƣởng ban: Cụ thể hoá kế hoạch xây dựng VHNT cho GV theo các chuyên đề, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể từng học kì, năm học.

- Ủy viên: Tùy theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn mà mỗi thành viên sẽ xây dựng kế hoạch về xây dựng VHNT cho tổ của mình ( Tổ chuyên môn, Tổ văn phòng), và khuyến khích, nhắc nhở các thành viên tham gia bồi dƣỡng tổ chức xây dựng VHNT; phân tích các mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch xây dựng VHNT cho thành viên, thảo luận biện pháp thực hiện. Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai, trong đó nhấn mạnh yếu tố giáo dục văn hóa gia đình và sự phối hợp của cộng đồng.

1.4.3.3. Phân cấp quản lý: Sắp xếp, bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lí, huy động CSVC, tài chính phục vụ thực hiện kế hoạch.

Hiệu trƣởng kiểm tra thƣờng xuyên, đánh giá và rút kinh nghiệm để xây dựng VHNT cho các thành viên trong nhà trƣờng đƣợc tổ chức ngày càng hiệu quả hơn; phối hợp với Hội đồng thi đua khen thƣởng để tuyên dƣơng, khen thƣởng kịp thời GV, NV, HS nỗ lực xây dựng VHNT.

Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT ở trƣờng THCS là nhiệm vụ của Hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng, và quan trọng nhất là đội ngũ CBQL, Tổ trƣởng chuyên môn, Tổ trƣởng tổ văn phòng. Vì vậy phải phổ biến, quán triệt đến

toàn thể GV, NV và HS và các lực lƣợng khác về mục đích, yêu cầu của việc xây dựng VHNT; triển khai kế hoạch đã phê duyệt theo từng học kì, từng tháng; phát huy vai trò của các thành viên viên trong nhà trƣờng và các tổ trong tổ chức thực hiện kế hoạch.

Việc huy động các nguồn tài chính để xây dựng VHNT bằng nhiều nguồn tài chính khác nhau nhƣ: Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nƣớc, nguồn tài chính từ các tổ chức ngoài nhà trƣờng.

Hiệu trƣởng trƣờng THCS xây dựng kênh thông tin báo cáo để thƣờng xuyên phản ánh kịp thời và điều chỉnh những vấn đề phát sinh khi cần. Những đóng góp của GV, NV là cơ sở để hiệu trƣởng nhận định, đánh giá và bổ sung thêm các hình thức, phƣơng pháp xây dựng VHNT một cách thiết thực, hiệu quả.

Công tác tổ chức của hiệu trƣởng tốt sẽ kích thích và tạo động lực cho các hoạt động. Nếu hiệu trƣởng không quan tâm đến công tác tổ chức, thực hiện qua loa, không kiểm tra giám sát, sẽ làm triệt tiêu động lực và không đạt hiệu quả quản lý về VHNT. Trong bất kì hoạt động quản lý nào, hiệu trƣởng phải xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, mỗi bộ phận, trong Hội đồng sƣ phạm, thực hiện tốt mối quan hệ liên kết giữa các cá nhân, các thành viên, tạo nên sự thống nhất và đồng bộ.

1.4.4. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường

1.4.4.1. Chỉ đạo việc xây dựng và thống nhất hệ giá trị cốt lõi

Hiệu trƣởng tổ chức xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, giá trị của nhà trƣờng. Tầm nhìn là ý tƣởng về tƣơng lai của nhà trƣờng có thể đạt đƣợc, thể hiện mong muốn của nhà trƣờng và cộng đồng. Tầm nhìn chỉ rõ quang cảnh hiện thực tin cậy và hấp dẫn của tƣơng lai. Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi, nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại tới tƣơng lai. Sứ mạng khẳng định mục đích, lý do tồn tại của nhà trƣờng; các lĩnh vực phục vụ ƣu tiên và cách thức phục vụ nhà trƣờng sẽ thực hiện để thỏa mãn nhu cầu giáo dục HS. Giá trị là điều mà nhà trƣờng cam kết thực hiện cho các bên có liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trƣờng. Giá trị xác định phẩm chất của các thành viên trong nhà trƣờng, tạo bản sắc riêng của nhà trƣờng.

Hiệu trƣởng giữ vai trò dẫn dắt (bằng các định hƣớng, chiến lƣợc, mục

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện iapa, tỉnh gia lai (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w