Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không việt nam (Trang 34 - 37)

1.4.1.1 Mục tiêu và chiến lược KTKD của doanh nghiệp.

- Trong mỗi doanh nghiệp thì mục tiêu KTKD chi phối cả vận mệnh của toàn doanh nghiệp đó. Do đó công tác phát triển nhân lực cũng chịu tác động bởi mục tiêu KTKD của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển của mình thì doanh nghiệp đều có những mục tiêu KTKD riêng làm cho công tác phát triển nhân lực trong doanh nghiệp cũng thay đổi theo từng giai đoạn.

Cụ thể, khi mô hình KTKD của doanh nghiệp có những thay đổi thì công tác phát triển nhân lực của doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi để phù hợp với mô hình mới. Đối với bất kì một doanh nghiệp nào cũng có mục tiêu và chiến lược của riêng mình, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào mục tiêu, chiến lược mà doanh nghiệp đặt ra từ đầu (Nguyễn Lộc, 2010). Ví dụ đối với doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, để chiếm được thị phần lớn trên cả nước hay trên một vùng lãnh thổ nhất định về sản phẩm bánh kẹo thì doanh nhiệp đó phải có mục tiêu phát triển sản phẩm cho năm hoạt động như thế nào về tất cả các mặt, từ khâu sản xuất đến khâu marketing sản phẩm bánh kẹo trên thị trường và từ đó có những chiến lược thực hiện như thế nào cho từng hâu. Và để mỗi khâu, mỗi giai đoạn thực hiện được một cách hoàn chỉnh và đạt được chất lượng cao nhất thì đòi hỏi

trước hết là có một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, lúc này nội dung phát triển nhân lực trong quản trị nhân lực lại đóng vai trò quan trọng. Đó là việc đạo tạo cho nhân viên những công nghệ mới về chất lượng sản phẩm, như về cách đóng gói, mẫu mã bao bì của sản phẩm, ngoài ra còn đào tạo cả khâu phân phối sản phẩm đó trên thị trường như thế nào để đảm bảo được tốt nhất sản phẩm bánh kẹo của công ty đạt thị phần lớn nhất có thể. Không chỉ đối với sản phẩm bánh kẹo, mà tất cả những sản phẩm khác trên thị trường nếu doanh nghiệp không có mục tiêu và chiến lược thực hiện ngay từ đầu thì sản phẩm đó hó mà thành công trong thị trường được. Và để thực hiện được mục tiêu chiến lược đó thì đòi hỏi doanh nghiệp cần

phải nỗ lực thực hiện trên tất cả các mặt trong đó quan trọng nhất là công tác phát triển nhân lực trong doanh nghiệp.

- Chính vì tầm ảnh hưởng của mục tiêu và chiến lực KTKD đối với sự phát triển của nhân lực trong doanh nghiệp nên 2 công tác này luôn phải song hành và liên kết chặt chẽ với nhau để tạo ra quy trình làm việc cụ thể, sử dụng nguồn nhân lực hợp lý theo thời gian, không gian mà mục tiêu, chiến lược đề ra trong những thời điểm cụ thể. Nếu không có sự kết hợp giữa các công tác này thì chất lượng công việc, hướng đi phát triển của doanh nghiệp sẽ hông đạt được những yêu cầu đề ra, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển doanh nghiệp.

1.4.1.2 Khả năng tài chính của doanh nghiệp

- Kinh phí thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực… là yếu tố then chốt quyết định việc xây dựng nên một chương trình phát triển nhân lực hiệu quả. Nguồn lực tài chính của Công ty vững mạnh sẽ cho phép công ty thực hiện các hoạt động tuyển dụng chất lượng cao hay tổ chức các chương trình đào tạo phù hợp, giáo viên chất lượng cao, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo hiện đại (Nguyễn

Lộc, 2010). Nếu hông có đủ inh phí, công tác phát triển nhân lực sẽ ém hiệu quả do doanh nghiệp hông có hả năng thực hiện tốt các hoạt động nhằm phát triển nhân lực.

- Doanh nghiệp luôn cần có những kế hoạch tài chính riêng dành cho các công tác phát triển nhân lực như tuyển mới, bồi dưỡng, đào tạo.. hàng năm theo ế hoạch sản suất và mục tiêu chiến lược của công ty. Vấn đề này là điều kiện đủ để có được một nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng mọi yêu cầu công việc, giữ vững được tốc độ phát triển của doanh nghiệp.

1.4.1.3 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

- Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển nhân lực của doanh nghiệp. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp khác nhau thì hoạt động phát triển của doanh nghiệp cũng hác nhau. Khi tiến hành các hoạt động đào tạo, phát triển chất lượng nhân lực, doanh nghiệp cần căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của mình để xác định các nội dung đào tạo phù hợp.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng càng sát với lĩnh vực hoạt động kinh doanh thì chất lượng nhân lực của doanh nghiệp càng được nâng cao và công tác phát triển nhân lực của doanh nghiệp cũng hiệu quả.

- Để có thể xây dựng được kế hoạch phát triển nhân lực thì việc xác định phương hướng inh doanh, các lĩnh vực sản xuất mà doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển chính, các lĩnh vực mới tiềm năng trong tương lai… đều cần có những kết quả chính xác, rõ ràng, đúng theo chiến lược phát triển mà các chủ doanh nghiệp đề ra và hướng tới. Từ đó các công tác tổ chức phát triển nhân lực sẽ được lập ra và thực hiện với định hướng đúng đắn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không việt nam (Trang 34 - 37)