Quy trình xuất khẩu chung
Từng cá nhân doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có những quy trình xuất khẩu riêng. Tuy nhiên không phải chỉ trong một sớm một chiều mà một doanh nghiệp có thể vạch ra rõ ràng và chi tiết những bước thực hiện trong hoạt động xuất khẩu. Để có thể có được một quy trình xuất khẩu đạt đủ và đúng tiêu chuẩn, tất cả các doanh nghiệp đều phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí để có thể nghiên cứu và vạch ra một quy trình tốt nhất và ít rủi ro nhất. Chính vì điều đó, một số tổ chức hoạt động logistic đã có những tài liệu về những bước cơ bản trong quy
trình xuất khẩu chung để các doanh nghiệp có thể tham khảo và vạch ra quy trình tốt nhất và tiết kiệm được thời gian lẫn chi phí nghiên cứu.
Theo Phạm Lê logistic thì một quy trình xuất khẩu cơ bản cần có những bước sau đây:
Hình 2.1: Quy trình chung của hoạt động xuất khẩu
Bước 1 – Gửi Email
Sau khi có được đề nghịđặt mua hàng của khách hàng, doanh nghiệp xuất khẩu và đối tác nước ngoài trao đổi những thông tin cơ bản đầu tiên thông qua Email. Đây là bước tạo tiền đề cho giao dịch trong tương lai và tạo dựng hình ảnh ban đầu với đối tác.
Bước 2 – Gửi hàng mẫu
Sau khi nhận được những thông tin cần thiết, phía đối tác sẽ yêu cầu doanh nghiệp gửi hàng mẫu cụ thể. Hàng mẫu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của khách hàng về ; chất lượng, quy cách, kích thước, kỹ thuật, màu sắc…Đối với những mặt hàng có tính quy chuẩn thì không cần bước này như: Gạo, tinh bột sắn, sắt thép…
Gửi Email Vận tải nội địa Gửi chứng từ thanh toán Nhận tiền Sản xuất Mở thanh toán quốc tế Gửi hàng mẫu Đàm phán Gặp đối tác Ký hợp đồng Vận tải quốc tế
Bước 3 –Đàm phán
Sau khi đối tác chấp nhận hàng mẫu và hài lòng về tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hai bên sẽđàm phán về các điều khoản trong Hợp đồng như: Giá thành, thời gian sản xuất, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán, vận chuyển.
Bước 4 – Gặp đối tác
Đối với các hợp đồng lớn hoặc đối tác có thiện chí hợp tác lâu dài họ sẽ bay sang Việt Nam để thăm quan nhà máy, quy trình sản xuất, cách thức làm việc và quy mô của Doanh nghiệp. Đây là bước tạo niềm tin cho hợp đồng sắp tới và hợp tác trong tương lai.
Bước 5 – Ký Hợp đồng
Đây là một trong những bước quan trọng nhất của quy trình xuất khẩu, sau khi hai bên cùng thống nhất với các điều khoản, hợp đồng sẽđược ký qua Fax hoặc ký tại Việt Nam nếu đối tác sang.
Bước 6 – Mở thanh toán Quốc tế
Đối tác sẽ mở thủ tục thanh toán quốc tếtheo như thoả thuận đã ký trong hợp đồng bằng hình thức L/C, T/T, ngân hàng sẽbáo có sau khi đối tác mở thanh toán quốc tế từ 3-7 ngày, doanh nghiệp cần kiểm tra các chứng từ có giá xem nội dung có đúng như trong thoả thuận, cần thông báo với đối tác để chỉnh sửa ngay nếu các điều kiện thoanh toán không đúng theo thoả thuận. Doanh nghiệp cần xác nhận chứng từcó giá đối với những hợp đồng có giá trị lớn hoặc mở tại những ngân hàng chưa có uy tín. Đối với những hợp đồng có điều khoản thanh toán T/T, khách hàng sẽ giao tiền ngay khi ký hợp đồng hoặc chuyển khoản.
Bước 7 – Sản xuất
Doanh nghiệp bắt đầu đi vào sản xuất khi xác nhận được thanh toán quốc tế, doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng, ngoài ra thường xuyên gửi ảnh và thông báo tiến độ sản xuất cho đối tác, Doanh nghiệp cần lập đội kiểm kê và gửi quy trình kiểm hàng cho đối tác để tạo được niềm tin. Sau khi công việc sản xuất hoàn
tất, đối tác sẽ chỉ định công ty kiểm hàng hoặc tự kiểm hàng. Doanh nghiệp đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.Tất cả phải được hoàn tất trước thời hạn hợp đồng và thời hạn thanh toán quốc tế.
Bước 8 – Vận tải nội địa
Hàng hoá được đóng vào container cung cấp đúng theo số lượng đã ký kết với khách hàng trong Hợp đồng và được vận chuyển ra cảng. Trước khi hàng ra tới cảng xuất khẩu, hàng hoá phải có đầy đủ Bộ chứng từnhư: chứng nhận xuất xứ hàng hoá, giấy chứng nhận về kiểm định hàng hoá ( Đối với các nước ASEAN), hun trùng ( Hàng mây tre lá, Mùn cưa, Gỗ….), kiểm dịch thực vật, hoá đơn…Công việc này thường được các công ty vận tải trong nước làm giúp doanh nghiệp.
Bước 9 – Vận tải Quốc tế
Nếu trong hợp đồng là doanh nghiệp bán C&F hoặc CIF, hàng hoá sẽđược kéo đến cảng và đưa lên tàu trước ngày cuối cùng ghi trong chứng từ thanh toán quốc tế. Công tác vận tải đường biển sẽđược các công ty vận tải và các hãng tàu đảm nhiệm. Khi hàng cập cảng đến, các tầu sẽ tựđộng thông báo với khách hàng để làm thủ tục nhập hàng.
Bước 10: Gửi chứng từ thanh toán
Sau khi tàu chạy, doanh nghiệp đem toàn bộ hồ sơ chứng từ của lô hàng xuất khẩu đến Ngân hàng mà doanh nghiệp đăng ký tài khoản để xin thanh toán quốc tế. Công việc đó nếu doanh nghiệp không tự làm được thì doanh nghiệp có thể uỷ nhiệm cho các công ty vận tải trong nước làm giúp. Toàn bộ các nội dung của bộ chứng từ phải hoàn toàn chính xác so với chứng từ có giá của ngân hàng thì việc thanh toán sẽđỡ mất thời gian của doanh nghiệp.
Bước 11: Nhận tiền
Từ 7-10 ngày sau khi ngân hàng duyệt bộ chứng từ của doanh nghiệp, tiền sẽ được chuyển về tài khoản của doanh nghiệp một cách đầy đủ(thường áp dụng với các trường hợp
thanh toán L/C). Đối với trường hợp thanh toán T/T khách hàng sẽ chuyển tiền khi hàng lên tầu hoặc cập cảng đến, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện trong hợp đồng xuất khẩu.10
Quy trình xuất khẩu gạo
Quy trình xuất khẩu gạo của từng công ty tuy có những phần không giống nhau tuy nhiên cũng cần tuân theo những bước cơ bản như đã nêu trên. Căn cứ theo nghị định
109/2010/ND-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, Thông tư 44/2010/TT-BTC quy định chi tiết mộtsố điều của NĐ 109/2010/ND-CP.
- Trình tự, thủ tục:
+ Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày
hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết. Trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này được kéo
dài thêm nhưng không quá 10 (mười) ngày làm việc.
+ Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ của
thương nhân, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm đăng ký hợp đồng xuất khẩu của
thương nhân theo đúng quy định của Bộ Công thương nếu thương nhân đáp ứng đủcác tiêu
chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạoquy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 109/2010/ND- CP.
+ Trường hợp không chấp thuận đăng ký, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải có văn bản trả lời chậm nhất trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của thương nhân và nêu rõ lý do.
* Thương nhân phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin nội dung hợp đồng đã đăng ký; chỉ được thực hiện giao hàng sau khi hợp đồng đã được đăng ký theo quy định; xuất trình hợp đồng xuất khẩu đã được đăng ký với cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu.
* Nội dung hợp đồng xuất khẩu gạo: Điều 5 Thông tư 44/2010/TT-BTC
- Cơ quan đăng ký: Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Thương nhân nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện bảo đảm (hoặc chuyển phát nhanh) đến Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Hồ sơ:
- Hồsơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo gồm:
1. Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết.
3. Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc, gạo thương nhân có sẵn trong kho; địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trong mỗi kho chứa thóc, gạo của
thương nhân.
4. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo còn hiệu lực, khi đăng ký hợp đồng lần đầu.
5. (Ngoài ra)Trường hợp để được ưu tiên theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số
109/2010/NĐ-CP của Chính phủ, thương nhân nộp thêmvăn bản đề nghị ưu tiên và báo cáo
tổng hợp việc mua thóc, gạo trực tiếpthông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản ký với người sản xuất kèm theo các chứng từ liên quan để chứng minh.
(Điều 3 Thông tư 44/2010/TT-BTC)
2. Thủ tục hải quan gồm:
Bước 1:Nộp hồ sơ hải quan.
Bước 2: Hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá.và kiểm tra thực tế hàng hóa. Bước 3: Nộp lệ phí hải quan, hoàn thành thủ tục và được trả tờ khai hải quan.
+ Hồ sơ hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan (02 bản chính)
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với
hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp;
- Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo;
- Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản chụp;
- Văn bản xác đi ̣nh trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp.
(Điều 24 Luật hải quan và Nghị định 08/2015/ND-CP) + Thời hạn nộp hồ sơ hải quan:
- Thời hạnnộp tờ khaihải quan được quy định như sau:
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải
quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
+ Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký. + Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ
những chứng từ đã có trong hệ thống thôngtin một cửa quốc gia;
2.3 Thời hạn nộp thuế xuất khẩu:
30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan (Điều 15 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) 2.4 Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan:
Căn cứ Điều 23 Luật hải quan 2014:
“a) Hoàn thành việc kiểm tra hồsơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.11