Hình 4.8: Biểu đồ tình hình thu mua gạo phục vụ xuất khẩu
ĐVT: Trịgiá ngàn đồng
Nguồn : Báo cáo kinh doanh phần nhập của phòng KD (2011 – 2014)
Hiện nay, nguồn cung cấp gạo chủ yếu của Công ty được thu mua theo phương thức tự do, cụ thể là các nhà máy ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các hợp tác xã và có tổ hợp tác sẽ thực hiện công việc thu mua gạo từ các hộ nông dân hoặc thực hiện công tác vận động các hộ nông dân thu gom và bán lúa cho Công ty theo hợp đồng mua bán nông sản đã được ký kết trước đó với Công ty. Hàng năm, Công ty sẽ thực hiện thu mua từ các nguồn: thu mua lúa trực tiếp từ nông dân (nhập mua), thu mua gạo bán thành phẩm từ các tiểu thương hàng xáo (nhập xay xát) hoặc mua từ các doanh nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu (nhập khác).
Hàng năm, công ty sẽ có những kế hoạch thu mua hợp lý từ các nông hộvà các đối tác dựa vào sản lượng gạo mà Tổng công ty dựđịnh sẽ giao hoặc lượng gạo sẽ được xuất khẩu
0 100000000 200000000 300000000 2011 2012 2013 2014 Nhập mua Nhập xay xát Nhập khác
thu mua lúa hay gạo nguyên liệu để sản xuất gạo thành phẩm theo từng loại Hợp đồng. Trong quá trình sản xuất và chế biến, tổ kiểm tra và giám định của Công ty sẽ theo dõi và kiểm tra chất lượng gạo sản xuất tại nhà máy phải đạt đúng tiêu chuẩn mà công ty hoặc đối tác đã yêu cầu thì mới được phép nhập và xuất khẩu. Ðối với những hợp đồng có hầu hết các yêu cầu căn bản về chất lượng gạo cũng như bao bì thì các nguồn thu mua của Công ty sẽ tập trung vào các tiểu thương nhằm để tiết kiệm thời gian chế biến. Hiện nay, Công ty có một hệ thống kho bãi và nhà máy rất lớn nhằm tạo thuận lợi cho việc thu mua gạo phục vụ cho việc xuất khẩu. Ðây cũng là một thế mạnh của Công ty giúp cho việc tồn trữ và bảo quản gạo được tốt hơn, Công ty có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Gạo thu thu mua để xuất khẩu giảm vì tình hình gạo xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu gạo cũng giảm trong khi giá gạo lại tăng mạnh đặc biệt trong năm 2013. Tình hình năm 2014 có sự chuyển biến tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa khả quan do đơn giá bình quân mua vào vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Từtrước đến nay, Công ty thường thu mua theo phương thức nhập xay xát là chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao (hơn 50%), tuy nhiên trong những năm gần đây, do giá gạo nhập xay xát tăng cao, cao hơn gần gấp 2.5 lần so với thu mua thông qua nhập mua nên công ty trong 4 năm 2011 đến 2014 lại bắt đầu chuyển sang thu mua theo hướng nhập mua thay vì nhập xay xát. Nguồn cung ứng thông qua hình thức nhập xay xát chủ yếu là thu mua từ các tiểu thương nên không có tính ổn định cao và thường bị ép giá tuy nguồn thu mua này mang lại rất nhiều lợi thế cho việc kinh doanh của công ty như tiết kiệm thời gian và chi phí xay xát thay vì nhập thô. Về lâu dài, Công ty nên giảm tỷ trọng thu mua theo phương thức này.
Phương thức nhập mua trong 4 năm gần đây lại chiếm tỷ trọng đáng kể nhưng Công ty cần phải nâng cao vì thu mua từ nguồn này Công ty cần có sự chủ động và có nhiều lợi nhuận, đồng thời công ty cần phải có đội ngũ chuyên nghiệpthực hiện công đoạn xay xát và thành phẩm để có thểđảm bảo và duy trì chất lượng của sản phẩm. Hình thức thu mua từ các
doanh nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất thấp (ít hơn 1,3%). Ðặc biệt năm 2014, tình hình thu mua trong nước gặp khó khăn vì giá mua gạo cao trong khi giá xuất khẩu giảm mạnh là do nông dân giữ lúa không bán ra.
Như vậy việc cân nhắc và điều chỉnh chính sách thu mua dự trữ phục vụ xuất khẩu sao cho phù hợp là rất quan trọng, Công ty cần phải có những biện pháp thích hợp như theo dõi diễn biến về giá gạo trên thị trường, dự báo nhu cầu xuất khẩu cũng như khả năng cung ứng của Công ty...đểđem lại hiệu quả hoạt động cao.
4.5.6. Phương thức thanh toán
Hiện nay, công ty vẫn thanh toán theo phương thức chuyển tiền T/T hoặc L/C nhưng phương thức chuyển tiền T/T vẫn được sử dụng nhiều và phổ biến hơn L/C. Do hình thức chuyển tiền đơn giản, ít tốn kém chi phí, thủ tục lại không quá phức tạp.
Tuy nhiên, đối với phương thức chuyển tiền T/T thì rủi ro trong thanh toán rất cao do nhà nhập khẩu có thể không thanh toán, thanh toán chậm trễ hoặc thanh toán không đủ cho bên nhập khẩu. Ngân hàng trong trường hợp này chỉ đóng vai trò của một nhà chuyển tiền trung gian nhận hoa hồng từ các hợp đồng thanh toán, nói cách khác ngân hàng hoàn toàn không có trách nhiệm pháp lý đối với người thanh toán lẫn người thụhưởng.
Tuy phương thức thanh toàn này chứa nhiều rủi ro nhưng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty lương thực Đồng Tháp nói riêng vẫn rất ưa chuộng vì hình thức này có thể tiết kiệm một khoản chi phí trong thanh toán đồng thời có thể tạo được sựtin tưởng và dễ dàng có sự hợp tác lâu dài của các đối tác nước ngoài.