Lĩnh vực kinh doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận Tình hình xuất khẩu gạo của công ty Lương Thực Đồng Tháp trong thị trường Đông Nam Á (Trang 54)

Công ty Lương thực Đồng Tháp chủ yếu kinh doanh các mặt hàng bách hóa tổng hợp (với trên 30.000 mặt hàng) và dịch vụ cho thuê mặt bằng.

4.3.2. Lĩnh vực sản xuất và sản phẩm.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là mặt hàng nông sản và gạo. Mặt hàng này có đặc điểm là số lượng xuất khẩu lớn, đòi hỏi phải huy động lượng vốn lưu động lớn, nhân công làm việc phải có tay nghề cao trong chế biến, có kinh nghiệm để tránh tổn thất xảy ra.

Thị trường gạo là một thị trường luôn sự biến động và phụ thuộc lớn vào thị trường nước ngoài. Do đó, rủi ro trong xuất khẩu gạo cũng rất lớn.

Theo tiêu chuẩn của gạo Việt Nam, có các loại gạo thường được xuất như sau: - Gạo 5% tấm. - Gạo 10% tấm. - Gạo 15% tấm. - Gạo 20% tấm. - Gạo 25% tấm. - Tấm 100%. - Nếp các loại.

- Các loại sản phẩm gạo thơm, gạo chất lượng cao như: gạo KDM, gạo jasmine, gạo VD 20, gạo OM 6976, gạo OM 4900, gạo OM 5451,…

Hình 4.5: Các loại gạo do công ty phân phối

Các loại gạo trên được xếp loại tùy theo độẩm, độ dài hạt, bạc bụng, tạp chất, thóc lẫn, hạt hư, hạt vàng,…

Hình 4.6 Sơ đồ quy trình xuất khẩu gạo của công ty

4.4. Thtrường xut khẩu và đối th cnh tranh

4.4.1.Thịtrường xuất khẩu.

Hàng hóa của công ty được xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường như:

- Thị trường Châu Á, gồm: Philippines, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,…

- Thị trường Trung Đông. Thị trường Châu Phi. Thu mua lúa từ các

nông hộ

Chuyển đến các nhà máy xay xát lúa

Chuyển đến các nhà máy đánh bóng hạt gạo Kiểm tra chất lượng của hạt gạo Đóng bao

Kiểm tra bao bì Vận chuyển đến cảng

Xuất đi bằng tàu đến nước nhập khẩu

- Thị trường Châu Âu. - Thị trường Châu Mỹ.

4.4.2.Đối thủ cạnh tranh.

Thịtrường Đông Nam Á đang là thịtrường xuất khẩu gạo quan trọng của gạo Việt Nam, trong bài báo cáo hàng hoá của công ty sẽđược phân tích xoay quanh việc xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á cụ thể là các thị trường Philippines, Indonesia, Malaysia,…và các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trong thị trường Đông Nam Á cụ thể là các thị trường: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Lào và trong 4 năm gần đây thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam càng bị đe doạ bởi sự tham gia tích cực của 2 đối thủ là Philippines và Indonesia.

4.5. Tình hình chung về hoa ̣t động sn xuất - kinh doanh

4.5.1.Tình hình xuất khẩu gạo của Công ty.

Kim ngch xut khu (KNXK).

Công ty lương thực Ðồng Tháp là một trong những đơn vị có doanh thu xuất khẩu hàng năm tương đối lớn trực thuộc Tổng công ty lương thực miền Nam. Tuy nhiên trong 4 năm từ 2011 đến 2014, tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng có nhiều biến động lớn, với sự lột xác ngoạn mục của gạo Thái Lan, thị trường Thái Lan dần khẳng định vị thế, chất lượng cũng như giá cả hợp lý về mặt hàng gạo với các đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, với sự cải tiến về chất lượng gạo của Campuchia trong 5 năm đổ lại đây đã làm xuất hiện thêm một đối thủ rất tiềm năng trong nhiều năm nay về mặt hàng gạo dẫn đến hoạt động xuất khẩu của ngành gạo Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng gặp rất nhiều trở ngại.

Bảng 4.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm (2011 - 2014)

Đvt: Sốlượng (tấn); Đơn giá (ngàn đồng); Trịgiá (ngàn đồng)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng XNK (2011 - 2014)

Qua số liệu bảng 4.1 về kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua 4 năm, ta thấy có biến động theo xu hướng giảm dần đặc biệt trong năm 2011 cụ thể:

- Năm 2012 KNXK giảm 2,16% (6.968.707 ngàn đồng) so với năm 2011. Trong năm này tuy sản lượng xuất khẩu của công ty có gia tăng nhưng do giá giảm nên doanh thu xuất khẩu giảm.

- Năm 2013 KNXK giảm cả về lượng về giá, và doanh thu giảm đáng kể 126.740.025,6 ngàn đồng (chiếm tỷ trọng 40.21%) so với năm 2012

- Tuy nhiên đến năm 2014 tình hình xuất khẩu khả quan hơn nhưng nhìn chung vẫn còn thấp.

Nguyên nhân khách quan

- Gạo là một sản phẩm nông nghiệp được xem như một nhu yếu phẩm không thể thiếu trong bữa cơm của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, Việt Nam lại không phải là thịtrường duy nhất có khảnăng cung cấp gạo cho thị trường Đông Nam Á mà còn có thị trường đối thủ rất mạnh khác như Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia,…Vì vậy việc kinh doanh gạo xuất khẩu không thể chủđộng mà phải phụ thuộc rất nhiều vào yếu tốnhư thời tiết, khí hậu, nông dân, công nghệ sản xuất, nhu cầu nhập gạo từ các quốc

gia đố ậ ớ ầ ề ất lượ ạ ẫn bao bì đóng gói như hiệ

Năm Sốlượng Ðơn giá Trị giá

2011 88.520 3.639,3 322.150.836

2012 95.330 3.299,3 315.182.129

2013 52.251 2.425,6 126.740.025

nay thì yếu tố về kiến thức chuyên môn và tay nghề cao cũng là một trong những đòi hỏi mà ngành sản xuất gạo đang rất cần mà thịtrường sản xuất gạo Việt Nam gần như là chưa đáp ứng được. Gạo Việt Nam được thu hoạch vào hai vụ chính là Ðông Xuân và Hè Thu. Vụ Ðông Xuân, sản lượng lúa nhiều nhất thu hoạch tập trung, còn vụ hè thu sản lượng ít và thu hoạch rãi rác.

- Thị trường gạo thế giới có xu hướng cung vượt cầu. Các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn của Công ty như Indonesia, Philippines lại đang có xu hướng giảm lượng nhập khẩu để khuyến khích sản xuất trong nước. Trong những năm gần đây, Indonesia, Phillipin,…không những có khả năng tự cung tự cấp gạo cho đất nước họ mà họ còn đang trong đà cung cấp gạo cho thị trường Đông Nam Á nói chung và thị trường thế giới nói riêng

- Thịtrường gạo ngày càng trởnên căng thẳng làm giá cả giảm mạnh và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Các nước xuất khẩu tìm mọi biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu như: nâng cao chất lượng, hạgiá chào bán, bán ưu đãi, thậm chí giá chào bán sấp xỉ bán phá giá và tìm kiếm thịtrường mới... làm cho giá gạo bình quân giảm. Ðặc biệt, năm 2012 các nước xuất khẩu chú trọng đến biện pháp cạnh tranh, giá giảm mạnh trong khi nguồn thu mua trong năm này của nước ta lại rất khó khăn nên giá cả cao không cạnh tranh được với Thái Lan.

Do những nguyên nhân trên mà KNXK giảm. Mặc dù chính phủđã có những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo như: mua dự trữ, cơ chếthông thoáng hơn.

Nguyên nhân ch quan

Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam, gạo của Công ty chưa cao về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và công ty cũng chưa có những biện pháp Marketing cho sản phẩm gạo của mình một cách hợp lý.

4.5.2.Tình hình xut khẩu theo cơ cấu mt hàng.

Theo số liệu bảng 4.2 ta có thể thấy qua các năm (2011 - 2014) Công ty đã nổ lực tạo sự đa dạng trong chủng loại gạo xuất khẩu của mình qua các năm, ngoại trừ gạo super không được tiêu thụtrong 4 năm 2011, 2012, 2013 và 2014, cụ thểhơn là trong hơn 10 năm đổ lại đây, thị trường gạo super của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng rất khó chào bán ra thịtrường nước ngoài vì lý do kể từnăm 2002 thịtrường xuất khẩu gạo super của Thái Lan dần khẳng định chất lượng lẫn giá cả hợp lý trên trường quốc tế, một nguyên nhân khác là do khảnăng canh tác và kỹ thuật công nghệ của nước ta vẫn chưa thật sự hiện đại để có thể sản xuất ra gạo super đạt tiêu chuẩn tốt nhất theo đúng yêu cầu của các quốc gia đối tác nên thị trường gạo super của Việt Nam bị lép vế nhiều so với thịtrường gạo super của Thái Lan, do đó khảnăng cạnh tranh của loại gạo này hoàn toàn không khả thi. Nổi bật lên trong tình hình xuất khẩu của công ty chính là xu hướng giảm xuất khẩu gạo có phẩm cấp cao (5%) và tăng xuất khẩu gạo có phẩm cấp trung bình thấp (10%, 15% và 25%).

Bảng 4.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (2011 - 2014)

ĐVT: Trịgiá (ngàn đồng); Giá (USD); Tỉ trọng (%); Tỉgiá quy đổi (20.000VNĐ/USD)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng XNK (2011 - 2014)

2011 2012 2013 2014

Trị giá Giá Tỷ trọng Trị giá Giá Tỷ trọng Trị giá Giá Tỷ trọng Trị giá Giá Tỷ trọng

Gạo Supper - - 0,00 - - 0,00 - - 0,00 - - 0,00 Gạo 5% 45.644.400 465 50,76 26.579.500 425 32,16 12.576.000 400 16,68 12.608.400 395 16,96 Gạo 10% 4.859.400 455 5,40 7.337.200 415 8,88 11.434.800 390 15,16 11.634.700 385 15,65 Gạo 15% 9.603.100 445 10,68 18.532.800 405 22,42 8.124.400 380 10,77 11.100.000 375 14,93 Gạo 20% - 435 0,00 1.185.000 395 1,43 11.018.600 370 14,61 416.100 365 0,56 Gạo 25% 26.248.000 425 29,19 20.343.400 385 24,61 29.728.800 360 39,42 31.438.800 355 42,29 Gạo 30% - 415 0,00 - 375 0,00 21.000 350 0,03 - 345 0,00 Gạo 35% 1.296.000 405 1,44 153.300 365 0,19 115.600 340 0,15 3.752.000 335 5,05 Gạo nếp 2.263.800 490 2,52 8.524.800 480 10,31 2.397.000 470 3,18 3.385.600 460 4,55 Phụ tấm - - 0,00 - - 0,00 - - 0,00 - - 0,00 Tổng 89.914.700 100,00 82.656.000 100,00 75.416.200 100,00 74.335.600 100.00

Theo bảng 4.2, ta thấy có sự dịch chuyển rõ rệt trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Gạo có phẩm cấp cao gần như là không thể tiêu thụ trong bốn năm 2011 đến 2014, trong khi gạo cấp trung bình thấp lại có xu hướng ngược lại. Xuất khẩu gạo nếp và phụ tấm chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kểtrong cơ cấu qua các năm.

Gạo cấp cao chủ yếu được tiêu thụ ở các thị trường có thu nhập cao như Singapore, Malaysia,...Như phân tích ở các mục trên, đối với những thịtrường này gạo của Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của gạo Thái Lan nên trong hơn 10 năm trở lại đây thịtrường gạo cấp cao của Việt Nam không thể tiêu thụ và tỉ trọng xuất khẩu mặt hàng này của công ty luôn bằng 0. Gạo cấp trung bình và cấp thấp chủ yếu được tiêu thụ ở các thị trường Indonesia, Philippine, Campuchia,…tuy nhiên, ta lại gặp phải các đối thủ cùng ngành như gạo của Ấn Ðộ, Pakistan, Trung Quốc,…cũng cạnh tranh trên những thịtrường này.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Công ty cũng đã có những nổ lực đáng kể trong việc đa dạng hóa mặt hàng gạo xuất khẩu sang thị trường Châu Á nhằm tạo sự phong phú trong việc chào hàng của công ty lẫn lựa chọn hàng hoá cho khách hàng. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, thêm nhiều loại gạo mới mà những năm trước Công ty không xuất.Cụ thể :

- Gạo 5% tấm giảm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu chủng loại của công ty từ 2012 đến 2014. So với năm 2011, năm 2012 tỷ trọng từ 50,76% giảm xuống còn 32,16%, năm 2013 là 16,68% và năm 2014 là 16,96%. Do qui định tăng giá sàn liên tục của VFA (Hiệp hội lương thực Việt Nam) dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đàm phán cũng như chào bán loại gạo này với các đối tác nước ngoài. Mặc khác, giá gạo tăng cao nhưng chất lượng gạo thì vẫn vậy thậm chí là hoàn toàn thua kém từ giá lẫn chất lượng so với gạo 5% tấm của Thái Lan dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng bị giảm lượng hợp đồng có thể kí kết với các công ty đối tác, chính sựquay lưng này như một cú giáng mạnh gây ảnh

hưởng nặng nề đến doanh thu của các doanh nghiệp trong đó có công ty lương thực Đồng Tháp

- Gạo có phẩm cấp trung bình thấp có biến động nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Ðặc biệt trong năm 2013 và 2014 gạo 15% và gạo 25% tăng đáng kể từ 21.46% (2012) lên 39.42% (2013) và 42,29% (2014). Sởdĩ tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này tăng cao là do nhu cầu tiêu thụ gạo ở những thịtrường đối tác tăng cao. Năm 2013, 2014, Philippines phải liên tục hứng chịu hàng loạt những trận bão lịch sử khiến cho nền kinh tế bịảnh hưởng nặng nề, trong đó ngành sản xuất lúa nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, vừa phải gánh chịu bão lại không thể canh tác vừa phải cứu trợ cho những người dân bị bão nên nhà nước Philippines bắt buộc phải nhập khẩu gạo có phẩm cấp trung bình hoặc thấp với giá rẻđể có thể nhập sốlượng lớn đủ cung cấp cho cảnước và duy trì nền kinh tế. Do đó trong 2 năm này, doanh thu xuất khẩu gạo 15% và gạo 25% tấm của công ty qua thịtrường Philippines rất cao.

- Xuất khẩu gạo nếp và phụ tấm chiếm một tỷ lệ nhỏkhông đáng kể trong cơ cấu qua các năm, đặc biệt là loại gạo nếp năm 2014 xuất khẩu được 3 tỷ 385 triệu 600 ngàn đồng. Nhìn chung, có sự dịch chuyển trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của công ty là do chịu sựảnh hưởng bởi những nhân tốkhách quan cũng như chủ quan. Thịtrường gạo thế giới nói chung và một sốnước phát triển trong khu vực Đông Nam Á nói riêng có nhu cầu tiêu thụ gạo phẩm cấp cao trong khi đó chất lượng gạo Việt Nam lại chưa cao, giá cả lại không hợp lý dẫn đến khảnăng cạnh tranh rất thấp.

Gạo Việt Nam nói chung vẫn chưa đa dạng về sản phẩm, bao bì đóng gói; mặt hàng gạo vẫn không có loại nào nổi bật về phẩm chất, chưa có nét đặc trưng riêng trên thị trường thế giới, chỉ có duy nhất một mác “gạo Việt Nam hạt dài” và không biết thuộc sở hữu hay được sự cung cấp của doanh nghiệp nào, chứng tỏđa số các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đều chưa đăng ký sở hữu trí tuệhay đăng ký thương hiệu độc quyền trên thịtrường thế

giới, chính điều này gây nên một nhược điểm rất lớn trong việc định vị sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường thế giới. Gạo phẩm cấp cao của nước ta không cạnh tranh đuợc với gạo của Thái Lan do nước này có công nghệ chế biến cũng như giống cây trồng, vùng thâm canh thu hoạch rộng lớn.

Riêng Công ty dù đã có những cải tiến trong khâu chế biến lẫn đóng gói nhưng không thể cạnh tranh được trên thị trường gạo cấp cao mà thậm chí trên thị trường gạo cấp trung bình thấp cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt với các nước Trung Quốc, Singapore, Malaysia,...

4.5.3.Tình hình xut khu ca công ty qua các quốc gia Đông Nam Á.

Bảng 4.3. Tình hình xuất khẩu theo thịtrường Đvt: Sốlượng (tấn); Tỷ trọng (%) 2011 2012 2013 2014 Thị trường SL TT SL TT SL TT SL TT Indonesia 20.338 51,28 9.146 31,22 1.822 12,86 3.005 14,25 Malaysia 5.828 14,70 8.047 27,47 4.618 32,60 4.310 20,44 Philippines 9.543 24,06 9.483 32,37 4.492 31,71 11.945 56,65 Singapore 3.949 9,96 2.621 8,95 3.233 22,82 1.824 8,65 Tổng 39.658 100,00 29.297 100,00 14.164 100,00 21.084 100,0 0

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng xnk (2011-2014)

Qua số liệu bảng 4.3 về tình hình xuất khẩu gạo qua các thị trường của công ty qua các năm, ta có những nhận xét như sau:

Thịtrường xuất khẩu chủ yếu của Công ty trong năm 2011 và 2012 là thịtrường Châu Á (chiếm tỷ trọng 72%), trong đó thị trường Đông Nam Á lại là thị trường xuất khẩu chủ lực, với lượng nhập khẩu gạo Việt Nam ởcác nước trong khu vực Đông Nam Á đứng hàng đầu

và 2014 thị phần xuất khẩu tại các thị trường này giảm, việc giảm này được thể hiện rõ rệt ở các thị trường như Indonesia, Malaysia và Singapore, trước đó thị trường Indonesia và Malaysia lại là hai thịtrường đứng đầu trong việc nhập khẩu gạo của công ty. Trong hai năm

Một phần của tài liệu Khóa luận Tình hình xuất khẩu gạo của công ty Lương Thực Đồng Tháp trong thị trường Đông Nam Á (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)