Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý khi thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Khóa luận Tình hình xuất khẩu gạo của công ty Lương Thực Đồng Tháp trong thị trường Đông Nam Á (Trang 37)

Chính sách đánh thuế giá trịgia tăng (GTGT) của nhà nước Việt Nam hiện hành đối với gạo

Căn cứtheo điều 5 khoản 1 và điều 8 khoản 1 Luật Thuế giá trịgia tăng năm 2008, gạo xuất khẩu là mặt hàng được ưu tiên áp dụng thuể suất 0%, doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho việc kinh doanh gạo (xay xát, vận chuyển, đóng gói, điện, nước,…). Việc áp dụng thuế suất 0% đối với gạo đã góp phần khuyến khích hoạt động xuất khẩu gạo, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường quốc tế và góp phần đẩy mạnh việc tiêu thụ lúa gạo cho bà con nông dân.12

Cụ thể hơn trong điều 5 khoản 1 và điều 8 khoản 1 của luật thuế GTGT năm 2008 như sau:

Điều 5: Đối tượng không chịu thuế.

1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉsơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉsơ chếthông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trịgia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Điều 8: Thuế suất.

1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hoá, dịch vụ không chịu thuếGTGT được quy định tại điều 5 của luật thuế GTGT khi xuất khẩu, trừcác trường hợp sau đây:

a. Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệra nước ngoài. b. Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài.

c. Dịch vụ cấp tín dụng. d. Chuyển nhượng vốn. e. Dịch vụ tài chính phát sinh. f. Dịch vụbưu chính, viễn thông.

g. 11 sản phẩm xuất khẩu được quy định tại điều 5 khoản 23 Luật thuế GTGT.

Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dung ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan, hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách hang nước ngoài theo quy định của Chính phủ.13

Như vậy, nhìn chung nhà nước Việt Nam vẫn đang hỗ trợ hết sức để có thể khuyến khích các nông hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp tích cực sản xuất và xuất khẩu gạo ra thịtrường thế giới. Ngoài hỗ trợ về thuế, Chính phủ Việt Nam còn hỗ trợ về nguồn vốn để các doanh nghiệp có thể vay vốn nhằm nhập khẩu máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất lúa gạo đồng thời tích cực thực hiện các chính sách phổ cập kiến thức canh tác mới cho các hợp tác xã nhằm tạo ra hạt gạo đạt chất lượng tốt nhất.

Một số vấn đề pháp lý khác cần lưu ý khi xuất khẩu gạo sang thịtrường nước ngoài

Trong môi trường hội nhập như hiện nay, hầu hết tất cả các quốc gia đều mở cửa và tham gia thịtrường xuất khẩu nhằm tăng ngoại tệ vềcho đất nước đồng thời cũng tạo được sự tăng trưởng kinh tế cho một quốc gia khi họ tham gia xuất khẩu bên cạnh đó các nước có cơ hội quảng bá những thương hiệu độc quyền hoặc những sản phẩm thế mạnh của đất nước họ ra thị trường thế giới. Chính vì điều đó, ở tất cả các mặt hàng xuất khẩu đều có những quy định chung nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trên thế giới và để tránh tình trạng các quốc gia cạnh tranh không lành mạnh. Chống bán phá giá cũng là một trong những điều mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi đưa hàng hoá đặc biệt là các loại nông sản trong đó có lúa gạo và thuỷ hải sản của nước mình sang xuất khẩu tại thịtrường nước bạn.

Trong hơn 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhiều lần điêu đứng trước những vụ kiện về chống bán phá giá mà đa số doanh nghiệp Việt Nam đều thua trước những vụ kiện đó. Theo thông tin pháp luật dân sự trích dẫn:

Điều đáng lưu ý là cho đến nay tất cả các nước khi tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam đều áp dụng cách so sánh giá xuất khẩu của Việt Nam với giá xuất khẩu của một nước thứ ba. Điều này có nghĩa là Việt Nam được xem như là một nước không có nền kinh tế thị trường mở. Ví dụ, Colombia khi điều tra đã lấy giá gạo xuất khẩu của

Việt Nam so sánh với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan. Tương tự, Canada đã lấygiá tỏi xuất khẩu

của Việt Nam so với giá tỏi xuất khẩu của Mêhicô. Rõ ràng, cách áp dụng như vậy là không công bằng đối với hàng hóa của Việt Nam và thường dẫn đến việc hàng Việt Nam bị coi là bán phá giá .14

Vào năm 2014, Uỷ ban tài chính và Thuế vụ thuộc Hạ viện Mỹđã nộp đơn lên Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) nhằm yêu cầu thực hiện điều tra về tình hình cạnh tranh của gạo nhập khẩu đối với ngành gạo của nước này. Trong số những đối tác xuất khẩu gạo sang Mỹ thì Việt Nam lại là một trong các quốc gia tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo sang Mỹ và nằm trong danh sách các quốc gia bịđiều tra về cạnh tranh bán phá giá tại thị trường nước này.

Theo ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, cho biết thêm:

Mỹ khởi kiện chống bán phá giá đối với gạo Việt cũng có cơ sở vì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo thơm sang Mỹ. Loại gạo này nếu so với các nước thì lại có giá rẻ hơn nhiều, thậm chí chỉ bằng một nửa giá gạo thơm của Thái Lan.15

Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá nhưng dựa trên nền tảng nông nghiệp nên ngành sản xuất nông sản vẫn là một trong những ngành cần được

14Thông tin pháp luật dân sự, Vấn đề bán phá giá ở Việt Nam và cơ hội kinh doanh bình đẳng,

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/12/24/v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-bn-ph-gi-%E1%BB%9F-

vi%E1%BB%87t-nam-v-c%C6%A1-h%E1%BB%99i-kinh-doanh-bnh-d%E1%BA%B3ng/ [truy cập ngày

lưu tâm. Tuy nhiên, kỹ thuật canh tác vẫn còn thô sơ thậm chí một số nguồn nguyên liệu sử dụng cho việc sản xuất chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp vậy nên khi phân tích để có thể quyết định giá thành bán ra của sản phẩm được thành phẩm thì lại rất rẻ so với một sốnước đang phát triển khác. Cùng với việc giá thành sản phẩm rẻ hơn các nước khác và những hiểu biết còn chưa kỹ càng về những quy định trong phần chào giá khi sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường xuyên vướng phải những sai phạm khi chào giá ra thịtrường thế giới.

Ngoài vấn đề về giá, việc tập trung vào đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp để có thể quảng bá được hình ảnh của gạo Việt Nam ra nước ngoài vẫn chưa được nhà nước Việt Nam lẫn các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư. Hầu hết các mặt hàng gạo xuất khẩu từ các doanh nghiệp xuất khẩu đều gắn mác xuất khẩu theo hợp đồng và không được gắn nhãn mác, thương hiệu gạo Việt Nam lên bao bì. Đây được xem như một bất lợi đối với mặt hàng gạo Việt Nam.

2.1.6. Thịtrường xuất khẩu gạo và các nước xuất khẩu gạo chủ yếu trong những năm gần đây

Tính từ năm 1997 đến nay, thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới đã có những chuyển biến phức tạp. Trong hai năm 1997 và 1998 sản lượng gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục lý do chính dẫn đến sự đột phá này là do hiện tượng El Nino đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp đặc biệt là ngành sản xuất gạo ở một số nước dẫn đến nhu cầu gạo tăng lên mạnh. Ngoài ra yếu tố chính trị cũng là một trong những yếu tố gây ra sựtác động mạnh mẽđến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp, chính trịổn định thì sản xuất trong nước cũng đi vào ổn định và ngược lại, bên cạnh đó việc chính trịởcác nước đối tác ổn định cũng khiến cho việc xuất khẩu của ta cũng trở nên dễdàng hơn so với những quốc gia có nền chính trị bất ổn. Theo số liệu thống kê, năm 1998 tổng sản lượng xuất khẩu gạo của thế giới là 27,668 triệu tấn, tăng 46,75% so với năm 1997 (18,854 triệu tấn).

Tuy nhiên, trong nhiều năm tiếp theo tình hình xuất khẩu gạo trên thịtrường thế giới có xu hướng giảm mạnh do những nước nhập khẩu gạo chủ yếu đã áp dụng chính sách tăng cường sản xuất trong nước, không những vậy các nước nhập khẩu truyền thống của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung còn có chiến lược gia nhập thị trường sản xuất gạo thế giới dẫn đến các nước trên thế giới có sựđa dạng trong việc lựa chọn đối tác phù hợp cũng như chất lượng và giá cả tốt nhất. Ðặc biệt, điều kiện thời tiết rất ưu đãi, tình hình chính trị và kinh tếcũng rất ổn định dẫn đến nhu cầu nhập khẩu của các nước cũng giảm đi đáng kể. Do đó, lượng cầu về gạo trên thế giới giảm mạnh so với nhiều năm trước, giá gạo cũng theo đó cũng giảm mạnh gây khó khăn cho các nước xuất khẩu nói chung (giá gạo năm 2013 giảm 20% so với năm 2012 và 30% so với năm 2011). Năm 2014 vừa qua, thị trường xuất khẩu gạo có những dấu hiệu khả quan hơn, tuy sản lượng xuất khẩu gạo có tăng nhưng tình hình giá cả lại giảm do các nước xuất khẩu gạo tăng cường các biện pháp cạnh tranh đểđẩy mạnh lượng gạo tiêu thụ trên thịtrường. Các nước hiện nay áp dụng chính sách chống bán phá giá nhằm bình ổn thị trường gạo thế giới, ngoài ra đối với những nước vừa có khảnăng tự cung vừa có khảnăng tự cấp thì họ có những chính sách nhằm khuyến khích chuộng hàng nội hơn hàng ngoại đểđảm bảo sản phẩm trong nước của họ không bịchính người dân quay lưng.

Bảng 2.1 Các nước xuất khẩu gạo chủ yếu trên thế giới. ÐVT: triệu tấn Nước 2011 2012 2013 2014 Thái Lan 10,6 6.3 8.2 9.3 Việt Nam 7,0 7.6 7.2 7.5 Campuchia 0,8 0.8 0.4 0.3

Nguồn: www.fas. USDA.gov

Qua bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy, Thái Lan là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới, gạo của Thái Lan phần lớn là gạo có chất lượng cao, giá cạnh tranh, mẫu mã bao bì

có tính bảo quản cao và rất được nhiều nước nhập khẩu ưa chuộng, đặc biệt là những nước có thu nhập cao như Singapore, Nhật Bản, Iran…Trong nhiều năm liền, Thái Lan gần như luôn chiếm vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo và hiện tại vẫn chưa có bất kì một quốc gia nào có thể cạnh tranh lại mặt hàng này của Thái Lan. Việt Nam tuy là một đất nước lấy nông nghiệp làm trọng, nền nông nghiệp lúa nước vốn dĩ là một ngành truyền thống và Việt Nam là một đất nước nhận được rất nhiều ưu đãi từ thiên nhiên tuy nhiên ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam lại hoàn toàn bị lép vếtrước Thái Lan. Sởdĩ có tình trạng này là do trình độ dân trí của nước ta vẫn còn thấp so với các nước bạn, việc canh tác của nước ta chủ yếu bằng thủ công và máy móc thô sơ, nông dân thực hiện nuôi trồng theo kinh nghiệm có sẵn mà vẫn chưa được trang bị những kiến thức canh tác mới. Gạo của Việt Nam trong 4 năm trở lại đây không những lép vế trước gạo của Thái Lan mà từ vị trí gần như dẫn đầu về xuất khẩu gạo thì hiện nay Việt Nam chỉđứng trong top 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo sau cảẤn Độ.

Thái Lan lại là một đất nước có trình độ dân trí cao và có những vùng chuyên canh về sản xuất lúa gạo, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nên có lợi thếhơn các nước khác. Gạo Việt Nam chủ yếu là gạo có phẩm cấp trung bình thấp, được tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường như: Indonesia, Philippines, Malaysia, Châu Phi. Gạo Việt Nam chưa thể cạnh tranh được với gạo Thái về chất lượng lẫn giá cảdo chưa áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu cũng như các chính sách hỗ trợ từ phía Chính Phủ. Mỹ là quốc gia chuyên sản xuất gạo cấp cao, chủ yếu tiêu thụ trên thịtrường Châu Âu và các nước phát triển. Trung Quốc, Ấn Ðộ và Pakistan cũng là những nước xuất khẩu lớn, phần lớn là gạo có chất lượng trung bình thấp.

2.1.7. Thtrường nhp khu gạo và các nước nhp khu go ch yếu trong nhng năm gần đây

quốc gia cũng như tình hình chính trị, đặc biệt là người dân Châu Á có truyền thống lâu đời dùng gạo như là một nguồn lương thực chính. Do đó, nhu cầu gạo của khu vực này rất cao. Khu vực này sản xuất nhiều lúa gạo nhưng đồng thời cũng là nơi tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.

Hình 2.2: Biểu đồcác nước nhập khẩu gạo chủ yếu trên thế giới.

ÐVT: triệu tấn

Nguồn: www.fas.USDA.gov

Thông qua biểu đồ 2.2 ta có thể thấy được Indonesia là nước nhập khẩu gạo lớn nhất trên thế giới do dân số đông, sản xuất không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Ngoài ra, Indonesia trong những năm gần đây còn tham gia thịtrường cung cấp gạo cho thế giới vậy nên việc sản xuất gạo đủđể cung ứng cho tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu là điều rất khó cho Indonesia. Kếđến là Philippines là quốc gia nhập khẩu gạo thứ hai, phần lớn tiêu thụ gạo cấp thấp, nước này đang có chính sách tăng nhập khẩu gạo trong những năm tới. Philippines cũng là quốc gia mới tham gia vào thịtrường cung cấp gạo cho thế giới tuy nhiên gạo xuất khẩu của nước này cũng là mặt hàng gạo với chất lượng thấp và giá cả hợp lý. Với một quốc

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2009/2010 2010/2011 2011/2012 2012/2013 2013/2014

cung cấp cho trong nước lẫn tiêu thụ xuất khẩu cũng là điều rất khó. Vậy nên, tại đất nước này tuy có tham gia vào thị trường cung ứng gạo cho thế giới nhưng lượng nhập khẩu gạo nhằm cung ứng cho thị trường nội địa của Philippines cũng rất cao, có những năm lượng nhập khẩu của đất nước này cao hơn cả lượng gạo mà Philippines xuất khẩu. Malaysia và Singapore là hai quốc gia tiêu thụ gạo cấp cao do mức thu nhập đầu người của nước này khá cao trong Đông Nam Á, vậy nên họ có những yêu cầu về tiêu chuẩn gạo cũng cao hơn các nước đang phát triển khác.

Khu vực Bắc Mỹ (Canada, Mỹvà Mexico) lượng nhập khẩu gạo tăng qua các năm, Mỹ nhập khẩu gạo chủ yếu để viện trợcho các nước khác. Khu vực Trung Ðông cũng nhập khẩu gạo với sốlượng lớn và chủ yếu là gạo cấp cao.

2.1.8. Thtrường xut khu go ca Vit Nam trong những năm gần đây.

Việt Nam là một đất nước rất giàu tiềm năng và có nhiều lợi thế trong sản xuất lúa gạo trên thế giới do được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều. Trong những năm gần đây gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới với khối lượng tương đối lớn, vươn lên vị trí thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á và đứng trong top 3 về xuất khẩu gạo (sau Thái Lan và Ấn Độ) trong khu vực Châu Á. Ðồng thời, do Việt Nam vẫn còn là một

Một phần của tài liệu Khóa luận Tình hình xuất khẩu gạo của công ty Lương Thực Đồng Tháp trong thị trường Đông Nam Á (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)