Bao bì sản phẩm

Một phần của tài liệu Khóa luận Tình hình xuất khẩu gạo của công ty Lương Thực Đồng Tháp trong thị trường Đông Nam Á (Trang 75)

Công ty hiện tại đã có phân xưởng riêng nhằm phục vụ cho việc sản xuất và đóng gói bao bì nên khâu đóng gói hàng xuất khẩu vô tình lại tạo nên một ưu điểm cho công ty nhằm giảm chi phí in ấn, đóng gói, sản xuất và tăng tính cạnh tranh trong việc định giá sản phẩm. Gạo xuất khẩu được đóng gói trong bao P.P (thường sử dụng đểđóng gói gạo) có chất lượng tương đối tốt. Thông thường công ty sản xuất trước một lượng bao P.P trắng để khi nhận mẫu kẽ ký mã hiệu, công ty sẽ cho in ngay, nhằm tiết kiệm thời gian cung cấp cho các phân xưởng sản xuất đểcác phân xưởng kịp thời đóng gói hàng xuất khẩu.

Mặt hàng gạo thường được đóng gói trong bao bì màu trắng mới, trọng lượng vỏ bao thường là 110, 120, 130 đến khoảng 150gr/bao tùy theo yêu cầu của người mua. Khi người mua cung cấp thông tin về ký mã hiệu bao bì, logo của khách hàng và các thông tin cần thiết khác, bên sản xuất sẽ tiến hành thiết kế mẫu mã và gửi cho khách hàng duyệt mẫu thiết kế trên phương diện hình ảnh với thông tin, màu sắc, kích thước,... được thể hiện đầy đủ.

Sau khi đã được duyệt mẫu thiết kế cuối cùng và bên đối tác đồng ý sản xuất, công ty sẽ tiến hành in thửtrên bao bì theo đúng mẫu nhằm đểbên đối tác duyệt lần cuối, đồng thời ký tên xác nhận đồng ý lên mẫu thử và mỗi bên giữ một mẫu đểđối chiếu trong trường hợp hàng sản xuất không đạt đúng mong muốn của khách hàng.

Cuối cùng, công ty sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt và cung cấp cho các phân xương đóng bao thành phẩm. Trọng lượng tịnh của mỗi bao gạo xuất khẩu là 10kg, 15kg, 25kg hoặc 50kg tùy theo yêu cầu của người mua và công ty sẽ cung cấp thêm 2% số bao mới rỗng dự phòng trong lúc xếp, dỡ hàng nhằm đềphòng trường hợp trong quá trình xếp, dở bao bì có khả năng bịhư hỏng hoặc rách. Khi đóng gói gạo vào bao công ty cho phép trong lượng dư thừa 50gr bù trừvào lượng hao hụt do gạo bị bốc hơi để tạo uy tín với khách hàng.

CHƯƠNG 5: ĐỀ NGH VÀ KT LUN 5.1. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hiện nay

5.1.1.Ưu điểm

Nhìn chung, trong thời gian qua, phía công ty cũng đã có những nổ lực trong việc tạo sựđa dạng hoá các mặt hàng gạo nhằm góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tuy lợi nhuận mang vềchưa cao nhưng phần nào có thể giúp công ty duy trì hoạt động và giảm bớt khoảng lỗ trong thời gian khó khăn. Ngoài ra, không thể phủ nhận công ty đã có những nhìn nhận về điểm mạnh của mình và cố gắng phát huy triệt để giúp cho công ty tạo được thế mạnh trong cạnh tranh.

Bên cạnh đó, phía công ty cũng tập trung vào công tác thu mua gạo nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng gạo chế biến phục vụ cho việc xuất khẩu. Công ty chỉ có thể thực hiện xuất khẩu gạo có chất lượng cao nếu có chân hàng và nguồn cung uy tín, ổn định. Do đó việc lựa chọn, đánh giá và xem xét nên hợp tác với những hợp tác xã, những thương lái hoặc những nông hộ nào uy tín là một trong những bước xác định quan trọng để có thểđảm bảo và duy trì uy tín cũng như chất lượng gạo xuất khẩu của công ty. Ngoài ra, công ty còn có một xưởng sản xuất bao bì riêng đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên thế mạnh cho công ty.

5.1.2.Nhược điểm

Về mặt tồn tại, nhìn chung chất lượng gạo của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng vẫn chưa thểđáp ứng được nhu cầu của thịtrường Châu Á. Do máy móc công nghệ thô sơ, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu cộng thêm nhiều yếu tốkhác tác động ví dụnhư môi trường, điều kiện tựnhiên,…dẫn đến gạo sản xuất không thểđạt được chất lượng cao nhất mà chỉ có thểđạt ở mức gạo trung bình hoặc thấp.

tranh thầu đối với những mặt hàng gạo cấp cao. Bên cạnh đó, công ty vẫn chưa có những sản phẩm đặc thù riêng cũng như chưa thể xây dựng thương hiệu của mình trên trường quốc tế.

Về bao bì sản phẩm, đến nay công ty vẫn chỉ thiết kế dựa trên yêu cầu trong hợp đồng để sản xuất bao bì phục vụ cho từng lô hàng xuất khẩu mà chưa có bao bì độc quyền hay chính thức nào của riêng công ty thiết kế. Nói chung, sản phẩm của công ty khi được mang ra thịtrường quốc tế thì bao bì, nhãn mác hoặc thương hiệu vẫn chưa được in hay thống nhất mà chỉ dựa trên sựđặt hàng của đối tác khiến thương hiệu vẫn chưa có chổđứng và ít nước quan tâm đến sản phẩm của công ty.

5.2. Đề ngh

5.2.1.Chất lượng sn phẩm

Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như hiện nay thì công ty nên tập trung đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đồng thời tiếp tục đa dạng hoá các sản phẩm gạo nhằm tạo ra nhiều sự cho khách hàng khi công ty chào bán. Bên cạnh đó việc xây dựng tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động cũng góp phần tạo nên chất lượng cho sản phẩm.

Nếu trình độ chuyên môn không cao, tay nghề không chuyên nghiệp sẽ dẫn đến những sai sót không đáng có trong quá trình sản xuất khiến cho uy tín và chất lượng của sản phẩm không còn đảm bảo.

Cùng với cơ chế hàng nhập khẩu của Công ty hiện nay thì phải tranh thủ triệt để nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, không nhập những máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu so với máy móc thiết bịđang sử dụng trong nước.

Việt Nam luôn có xu hướng thích rẻ nên các doanh nghiệp thường tái sử dụng hoặc thu mua các máy móc, công nghệ đã qua sử dụng từcác nước tiên tiến để áp dụng vào qui trình sản xuất. Chính vì điều này khiến cho sản phẩm thành phẩm của chúng ta thường không có

khiến cho gạo Việt Nam vẫn không đạt đúng chuẩn như các quốc gia khác dẫn đến tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thế giới bị giảm sút mặc dù ngành xuất khẩu lúa gạo vẫn là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của nước ta

5.2.2.Giá sn phẩm

Việc liên tục cập nhật và nắm bắt sự biến động về giá gạo cũng như giá ngoại tệ của thế giới là một trong những việc làm quan trọng mà công ty cần thường xuyên thực hiện. Đồng thời, công ty nên áp dụng song song việc cập nhật thị hiếu và xu hướng nhập khẩu gạo hiện tại của thế giới.

Việc thu mua gạo trong nước và các bước đóng gói, vận chuyển cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏđến việc định giá chào bán của sản phẩm. Nếu công ty không có nguồn thu mua tốt cũng như giá thành đóng gói và vận chuyển cao sẽ dẫn đến giá chào bán ra thịtrường nước ngoài bị tăng đôi khi chính vì một số yếu tố tác động này khiến cho giá gạo của Việt Nam lại cao hơn so với một sốnước xuất khẩu cùng ngành khác dẫn đến việc cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế càng trởnên khó khăn hơn.

Vì vậy việc tìm mua nguồn gạo nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu phải đảm bảo được tính ổn định của nguồn cung, giá cả hợp lý, chất lượng tốt cùng với việc giảm các chi phí gia công đóng gói và ký hợp đồng dài hạn với bên vận chuyển sẽ phần nào giảm bớt được chi phí phát sinh giúp cho giá gạo có thểđạt ở mức tốt nhất mà thị trường quốc tế có thể chấp nhận được và giá có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế.

5.2.3.Cải tiến mẫu mã bao bì và đăng ký thương hiệu độc quyn

Công ty nên có những mẫu mã thiết kế chung hoặc đăng ký độc quyền thương hiệu cho mẫu mã bao bì khi xuất sang thịtrường nước ngoài. Nhìn chung, bao bì của Công ty vẫn còn rất nghèo nàn vềý tưởng. Công ty vẫn chưa có một mẫu thiết kế bao bì chung nhất đểđịnh vị thương hiệu khi sản phẩm được xuất ra thị trường thế giới mà chủ yếu bao bì được đóng gói phải hoàn toàn phụ thuộc vào mẫu thiết kếđược định sẵn từbên đối tác.

Nói chung, công ty chỉ cung cấp gạo xuất khẩu cho bên nhập khẩu còn bao bì, thương hiệu và một số yêu cầu khác đều phụ thuộc hoàn toàn vào quyền quyết định của bên nhập khẩu. Chính điều này đã tạo nên một rào cản rất lớn trong việc khẳng định thương hiệu của công ty trên trường quốc tế.

Công ty nên cân nhắc việc đăng ký thương hiệu độc quyền để có thể giới thiệu sản phẩm ra thịtrường quốc tế. Thương hiệu của công ty cũng giống như bao bì, công ty chỉ mới xây dựng tốt thương hiệu trong thị trường nội địa. Tại thị trường nước ngoài, công ty vẫn chưa đăng ký thương hiệu độc quyền hay có chiến dịch quảng bá thương hiệu của công ty.

Mặt hàng gạo xuất khẩu cũng chỉ in tên công ty với danh nghĩa nhà xuất khẩu hoặc nhà cung cấp, nói cách khác, trên bao bì được xuất khẩu tên và thương hiệu của công ty không được in nổi hơn với tên của bên nhập, chính vì điều này khiến cho việc định vịthương hiệu trên thịtrường thế giới rất khó khăn. Tuy nhiên, với quy mô và khả năng cạnh tranh vẫn còn yếu, công ty bắt buộc phải thâm nhập thịtrường trên danh nghĩa của một nhà cung ứng mới có thể từng bước xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế và cạnh tranh được với cách đối thủ lớn khác.

5.2.4.Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mi, tiếp thi ̣

Cùng với tình hình hội nhập ngày càng được phát triển, nhiều công ty xuất khẩu cùng ngành lẫn các mặt hàng khác dần xuất hiện nhiều hơn. Chính vì điều đó, công ty nên chú ý hơn đến công tác Marketing và xem Marketing như là một khâu quan trọng của các hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa quyết định sự sống còn của Công ty.

Trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển hiện đại và hình thức Marketing thông qua nhiều phương tiện khác nhau là một phần rất quan trọng giúp cho công ty có thể quảng bá thương hiệu của mình ra thế giới. Chính vì vậy, công ty nên chú trọng vào việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiếp thị thông qua nhiều kênh khác nhau ví dụ như báo đài, các trang online hoặc kết hợp với quảng cáo nhờ vào facebook, google,…

Nhờ vào hoạt động Marketing mà từ đó công ty sẽcó được những cơ sở căn cứ nhằm hoạch định các chiến lược một cách chính xác nhất:

- Chiến lược sản phẩm - Chiến lược giá - Chiến lược phân phối - Chiến lược thiêu thị

Hoạt động Marketing của công ty trong nhiều năm qua nhìn chung vẫn chưa được hiệu quả. Hiện nay, Marketing vẫn là một trong những hoạt động còn bị nhiều doanh nghiệp xem nhẹ tính quan trọng của công việc này. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có một hoạt động marketing hiệu quả và thành công sẽ giúp cho việc hoạch định các chiến lược khác khoa học hơn và sẽ dễdàng đưa thương hiệu của công ty giới thiệu ra thế giới.

Ðể hoạt động Marketing có tính chuyên trách và đạt hiệu quảhơn. Công ty nên thành lập phòng Marketing với hai nhiệm vụ: chức năng – tác nghiệp, phòng Marketing sẽ làm tốt công việc hoạt động tiêu thụcũng như quảng cáo.

5.2.5.Th hin thông tin về việc sử dng sn phẩm

Công ty nên có những hướng dẫn sử dụng cụ thể in trên bao bì của từng loại sản phẩm gạo. Nhìn chung, gạo không còn là một thực phẩm xa lạđối với người Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên, từng loại gạo của từng đất nước sẽ có những đặc tính riêng khiến cho việc sơ chế và nấu chin sẽ có nhiều sự khác nhau.

Ví dụđối với loại gạo A chỉ cần sơ chế với 100ml nước tuy nhiên với loại B có đặc tính dẻo hơn, cứng hơn thì lượng nước cần đến 150 đến 200ml nước và thời gian nấu lâu hơn sẽ giúp cho hương vị của gạo ngon hơn khi dùng.

Chính vì điều này, tuy yếu tốđưa thông tin sử dụng sản phẩm tuy nghe có hơi lạ và rất dư thừa vì gạo là một món ăn rất quen thuộc với chúng ta nhưng nếu sơ chếkhông đúng cách sẽ dẫn đến việc chất lượng gạo tuy tốt nhưng khi nấu lại không ngon dễ gây ra những ý kiến

trái chiều và lượng thị hiếu sẽ giảm.

5.2.6.Duy trì những thi ̣ trường đã có và mở rộng thi ̣ trường mới

Việc duy trì hợp tác với những thị trường truyền thống là điều công ty cần làm. Tuy ngày càng có nhiều thị trường truyền thống không còn mang lại doanh thu cao cho công ty nhưng việc duy trì hợp tác sẽ phần nào giúp cho việc có thêm đối tác kinh doanh và mở rộng thịtrường mới cũng dễdàng hơn.

Công ty cần có thêm những hậu mãi đối với những khách hàng lâu năm để có thể duy trì hợp tác lâu dài. Với lợi thế là công ty con được sự uỷ thác xuất khẩu nhiều năm từ công ty mẹ (Tổng công ty lương thực miền Nam) nên khách hàng của công ty cũng có sựđa dạng và có nhiều nguồn xuất cần được duy trì

Ngoài ra, công ty cần những chiến lược mở rộng sang những thị trường tiềm năng mới như Châu Phi, Trung Đông,…Đây là những thịtrường chủ yếu tiêu thụ gạo phẩm cấp thấp và công ty là một trong những lựa chọn đáng tin cậy với họ. Công ty cần có những chiêu thức chiêu thị mới nhằm thu hút sự chú ý của những đối tác mới từ những thịtrường mới.

5.2.7.Nguồn nguyên liệu

Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu uy tín, chất lượng và ổn định là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì uy tín cho công ty. Công ty nên ký hợp đồng hợp tác lâu dài với những nông hộ và những hợp tác xã chất lượng tránh trường hợp không đủ nguồn cung ứng cho bên nhập khẩu khiến cho uy tín của công ty bị sụt giảm. Việc tìm hiểu kỹ thông tin của các thương lái cũng là một trong những việc quan trọng, công ty nên có những thoả thuận với những thương lái đã hợp tác lâu năm với công ty nhằm duy trì ổn định nguồn cung thành phẩm.

5.3. Kết lun

Nhìn chung, trong những năm qua, Công ty XNK Lương thực-vật tư nông nghiệp Ðồng Tháp đã có những nổ lực tích cực trong việc góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang các thịtrường nước ngoài.

Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo trong những năm gần đây đã có những biến động giá cả do cung thấp hơn cầu cùng với sựthay đổi bất thường của thời tiết và dịch bệnh ở cây lúa bùng phát mạnh khiến cho chất lượng gạo bịảnh hưởng nặng nề, đồng thời do chính sách xuất/nhập khẩu gạo của nhiều nước có nhiều thay đổi gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, trong 4 năm đổ lại đây thị trường xuất khẩu gạo lại có thêm nhiều sự tham gia của nhiều nước xuất khẩu mới khiến cho việc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Theo đó mà tình hình kinh doanh của Công ty cũng bị sụt giảm mạnh. Trên thị trường gạo ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài nước. Trước thực tế đó, công ty vừa có những cơ hội mới cũng như phải đối mặt với những thách thức không nhỏ.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Lương thực Ðồng Tháp, tôi nhận thấy công tác

Một phần của tài liệu Khóa luận Tình hình xuất khẩu gạo của công ty Lương Thực Đồng Tháp trong thị trường Đông Nam Á (Trang 75)