Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Khóa luận Tình hình xuất khẩu gạo của công ty Lương Thực Đồng Tháp trong thị trường Đông Nam Á (Trang 44)

Việt Nam là một đất nước rất giàu tiềm năng và có nhiều lợi thế trong sản xuất lúa gạo trên thế giới do được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều. Trong những năm gần đây gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới với khối lượng tương đối lớn, vươn lên vị trí thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á và đứng trong top 3 về xuất khẩu gạo (sau Thái Lan và Ấn Độ) trong khu vực Châu Á. Ðồng thời, do Việt Nam vẫn còn là một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá nhưng vẫn lấy nông nghiệp làm trọng vậy nên xuất khẩu gạo cũng góp phần rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cảnước và cho đến hiện nay mặt hàng nông sản trong đó có gạo vẫn được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia.

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam qua các năm

ÐVT: Lượng (1000 tấn); Trị giá (1000USD)

Nước 2011 2012 2013 2014

Lượng 7.112 8.017 6.587 6.331

Trị giá 3.656.807 3.673.654 2.922.705 2.935.176

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trên thịtrường gạo thế giới ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Bangladesh, Ấn Ðộ, Trung Quốc, Campuchia… khiến cho thịtrường thêm gay gắt. Gạo Việt Nam trên thịtrường thế giới gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh về chất lượng gạo và giá cả.

Qua bảng 2.2 ta có thể thấy, trong bốn năm từ2011 đến 2014, tổng lượng gạo của Việt Nam giảm đang kể từ 7.112 tấn năm 2011 xuống còn 6.331 năm 2014, thậm chí giá gạo cũng giảm rõ rệt qua từng năm. Gạo Việt Nam được tiêu thụ mạnh nhất ởcác nước Châu Á trong đó các nước Trung Ðông, Ðông Nam Á, Ðông Á, Nam Á… là những thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của nước ta. Trong nhiều năm trở lại đây, tuy gạo Việt Nam vẫn là một trong những thịtrường cung cấp gạo khá mạnh cho thế giới, gạo Việt Nam hiện nay so với các đối thủ cạnh tranh trên thế giới về chất lượng vẫn còn rất thấp tuy nhiên về giá thì vẫn còn rất cao so với nhiều nước cạnh tranh khác. Khảnăng cạnh tranh của nước ta vẫn còn rất thấp, đồng thời các nước trong khu vực Đông Nam Á dần dần tham gia thịtrường xuất khẩu gạo của thế giới nên càng ngày xuất hiện càng nhiều các đối thủ mạnh.

Bên cạnh đó, một số thịtrường truyền thống dần dần nhập khẩu gạo của Việt Nam ít lại, một phần tại thời điểm hiện tại các nước nhập khẩu truyền thống dần có khảnăng tự cung tự cấp, tự sản xuất tự tiêu dung, họ không những đủ cung cấp cho thịtrường nội địa mà họ còn có thể xuất khẩu ra thịtrường nước ngoài. Chính vì điều đó, gạo Việt Nam khó lòng tiếp tục giữ vững mức xuất khẩu gạo sang các thịtrường cũ như những năm trước.

Tuy giá chào bán so với thế giới vẫn rất cao nhưng nông dân sản xuất hoàn toàn không có lời và đôi lúc quá trình thu mua từ các nông hộthì đa phần các nông hộđều bị ép giá, một phần do quá trình chế biến gạo thành phẩm còn rất thô sơ, máy móc kỹ thuật quá lạc hậu, đồng thời giá sàn quy định của nhà nước ta quá thấp khiến các doanh nghiệp bắt buộc phải thương lượng lại giá thu mua với các nông hộ, hợp tác xã.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 3.1. Phương pháp thu thập d liu

Người viết thu thập số liệu từ Tổng Cục Thống kê, Hệ thống Tài nguyên Giáo dục mở Việt Nam, Hệ thống văn bản pháp luật, các báo cáo thường niên ngành Xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, đề tài còn tham khảo từ các tạp chí khoa học Luật, tạp chí Tài chính, tạp chí Khoa học chính trị, các công trình nghiên cứu về chống bán giá.

3.2. Phương pháp xử lý và phân tích s liu

Quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp phân tích luật viết: Tập trung phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến chống bán phá giá, các lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng; đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á. Từ đó đưa ra một sốđề nghị phù hợp nâng cao năng lực thu hút khách hang cũng như phát triển thịtrường trong và ngoài nước của công ty.

Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu: người viết tiến hành tổng hợp, phân tích các tài liệu, số liệu vềđầu tư vào KCN đểđưa ra các giải pháp pháp lý phù hợp.

Ngoài các phương pháp được nêu trên thì người viết còn sử dụng phương pháp so sánh, quy nạp, diễn dịch,… là những phương pháp được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong suốt quá trình nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QU NGHIÊN CU 4.1. Lịch sử hình thành và phát triển

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân Công ty là Công ty Lương thực - SởLương thực Ðồng Tháp, được thành lập theo quyết định của Tỉnh Ðồng Tháp vào tháng 3/1976. Ngày 07/07/1987 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh quyết định sát nhập 5 đơn vị: Sở Lương thực, Sở Thủy sản, Sở Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Ban Quản lý ruộng đất thành Sở Nông Nghiệp nay là Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Tỉnh Ðồng Tháp.

Sau đó công ty được hình thành theo quyết định số 155/TCCB ngày 08/08/1987 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh thành lập Công ty Lương thực - Vật Tư Nông Nghiệp Ðồng Tháp trực thuộc Sở Nông Nghiệp.

Ðến năm 1990, tỉnh thành lập Liên Hiệp xuất nhập khẩu Công Nông Nghiệp Thực phẩm trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Ðồng Tháp thì Công ty được đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu Lương Thực - Vật Tư Nông Nghiệp Ðồng Tháp trực thuộc Liên Hiệp theo quyết định số 86/QÐTL ngày 02/10/1990 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Ðồng Tháp.

Thực hiện Nghị định 388 của Chính phủ về việc đăng ký sẩp xếp lại các tổ chức doanh nghiệp quốc đoanh, Công ty xuất nhập khẩu Lương Thực - Vật Tư -Nông Nghiệp Ðồng Tháp chính thức được công nhận là doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 123/QÐTL của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Ðồng Tháp.

Ðể tập trung đầu mối xuất khẩu gạo, tạo được thế mạnh trong cạnh tranh nhất là đối với khách hàng nước ngoài, đảm bảo giá cả hợp lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực các tỉnh hạn chếđược rủi ro. Tổng Công ty Lương Thực miền Nam đã chính thức công nhận Công ty xuất nhập khẩu Lương Thực - Vật Tư - Nông Nghiệp Ðồng Tháp là đơn vị thành viên của Tổng Công ty theo quyết định số 045/TCT/TCLÐ/QÐ ngày 25/11/1995 là một trong

Tân - thị xã Cao Lãnh - Ðồng Tháp. Tên giao dịch nước ngoài là DAGRIMEX và Chi nhánh văn phòng đại diện của Công ty đặt tại 572 Trần Xuân Soạn, Quận 7 -TP.HCM.

Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân có con dấu riêng, được cấp vốn, vay vốn mở tài khoản tại ngân hàng theo qui định của nhà nước và hoạt động theo điều lệđược Tổng Công ty Lương thực miền Nam phê duyệt.

Tên công ty: CÔNG TY LƯƠNG THỰC ĐỒNG THÁP

Tên viết tắt: DAGRIMEX Hình 4.1 : Logo công ty

Loại hình công ty: Doanh nghiệp nhà nước.

Trụ sở: Số 531, Quốc lộ 30, xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại: (84-67) 3852.374 – 3851.402 Fax: (84-67) 3852.999

Email: dongthapfood@hcm.vnn.vn - dagrimex@dagrimex.vn

Website: www.dagrimex.com - www.dagrimex.com.vn - www.dagrimex.vn Văn phòng đại diện: 256D đường Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh, Tp.HCM. Điện thoại: (84-8) 35 111 768 Fax: (84-8) 35 111 767

Giấy CNĐKHĐCN: số 0300613195-010, được đăng kí lần đầu vào ngày 16 tháng 06 năm 2006 và được đăng kí thay đổi lần thứ 6 vào ngày 12 tháng 03 năm 2014 .

Hình 4.2: Giấy phép kinh doanh của công ty

4.1.2. Thành tựu.

Hình 4.3: Các loại chứng nhận thành tựu của công ty

4.1.3. Nhiệm vu ̣

Công ty được xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nhà nước cho phép mà chủ yếu xuất nhập khẩu hàng gạo và nhập khẩu vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Làm thế nào tiêu thụđược hết lượng hàng hóa trong tỉnh và có đủ nguồn vốn vật tư, nhất là phân bón đểđảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong tỉnh .

Trực tiếp quan hệ tìm kiếm khách hàng ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu lương thực, tổ chức thu mua nguồn lúa, gạo của nông dân và các thành phần kinh tếkhác để chế biến đạt theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

nông nghiệp.

Cùng với các chức năng trên công ty có vai trò quan trọng là điều tiết sản lượng lương thực của tỉnh nhà, cung cấp phân bón kịp thời cho thời vụđể nông dân của tỉnh không bị tư thương chèn ép giá. Xây dựng kế hoạch phát triển ngành trong tầm vĩ mô của nhà nước công ty còn phải thực hiện kế hoạch dự trữlương thực lưu thông với tỉ trọng lớn.

Bảo đảm sự hạch toán kinh tế đầy đủ, tự trang trải kịp thời những khoản nợ đến hạn, đảm bảo việc nộp ngân sách Nhà nước.

Tổ chức phân công điều phối hoạt động cho các đơn vị trực thuộc trên cơ sở sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên môn hóa một cách hợp lý phù hợp với năng lực sản xuất của từng đơn vị trực thuộc.

Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách chế độ Nhà nước hướng dẫn kiểm tra thường xuyên việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê của các đơn vị trực thuộc.

Sức cạnh tranh của thị trường đỏi hỏi phải cải tiến kỹ thuật qui trình công nghệ. Vì vậy công ty đãđề ra mục tiêu trước mắt là cải tiến máy móc thiết bị sẵn có cho các xí nghiệp trực thuộc.

Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, lấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu.

Ðảm bảo đầy đủnghĩa vụ đối với Nhà nước. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong Tỉnh để có thu nhập cao, khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có phục vụ cho xuất khẩu.

4.2. Bộ máy lãnh đa ̣o và nng lực qun tri ̣ ca Công ty

4.2.1. Sơ đồ tổ chức.

Hình 4.4: Sơ đồ tổ chức công ty

4.2.2. Bộ máy lãnh đa ̣o.

Ban Giám đốc: gồm có 3 thành viên (1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc).

Giám đốc: Là người đứng đầu trong doanh nghiệp, được quyết định chính thức trong biên chế Nhà nước, chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch, chức năng và nhiệm vụmà nhà nước giao trước cơ quan pháp luật, thông qua việc quản trịvà điều hành của doanh nghiệp.

Ngoài ra Giám đố ệ ết đị ọ ấn đề ả ất kinh doanh, đố ộ

PHÒNG KD GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HT-ĐT CHI NHÁNH TP.HCM PHÒNG TC-HC PHÒNG KT XÍ NGHIỆP XXCB I XÍ NGHIỆP XXCB II XÍ NGHIỆP XXCB III XÍ NGHIỆP XXCB IV XÍ NGHIỆP BAO BÌ

đối ngoại công tác tổ chức cán bộ, công tác học tập triển khai các chỉ thị nghị quyết, các chế độ chính sách, các chủ trương của Ðảng và nhà nước, đồng thời quan tâm và chăm lo đời sống tinh thần vật chất CB - CNV toàn công ty.

Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền và giao nhiệm vụ trong quá trình quản trị doanh nghiệp.

Phòng Kinh doanh (Phòng KD): Là phòng tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tính toán các phương án kinh doanh cụ thể, đề ra các chiến lược và sách lược để đạt được mục tiêu cóa doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức thực hiện, điều hành hàng hóa của các đơn vị trụrc thuộc và các đơn vị cung ứng hàng cho công ty đảm bảo được tiến độ giao hàng theo các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Nghiên cứu nắm vững các thông tin về thị truờng nhất là khả năng cung cầu, giá cả, kháng, đối thủ cạnh tranh từ đó có đánh giá tình hình, đưa ra các biện pháp khắc phục những mặt còn yếu kém và đề xuất những phương án mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Xây dựng tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra. Theo dõi các hợp đồng sản xuất kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc, cập nhật hóa kịp thời tiến độ thực hiện kế hoạch có phân tích và trình cho ban giám đốc các vấn đề cần giải quyết của từng đơn vị.

Phòng Hợp tác Đầu tư (Phòng HT-ĐT): Là phòng nghiên cứu và lập các dựán đầu tư, liên doanh liên kết các đơn vịtrong và ngoài nước, tham mưu cho ban giám đốc trong việc ký kết và thực hiện các dựán đầu tư ở nước ngoài, đồng thời quản lý giám sát và theo dõi việc đầu tư xây đựng cơ bản, mua sắm và sửa chữa tạo cơ sở vật chất của các đơn vị trực thuộc.

Phòng Kế toán (Phòng KT): Kếtoán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán giúp cho Giám đốc hướng dẫn, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê thông tin kinh tế và hạch toán đơn vị, đồng thời có nhiệm vụ kiểm soát kinh tế và tài chính ởcông ty và các đơn vị trực thuộc.

Phòng Tổ chức hành chính (Phòng TC-HC): Giúp cho Ban Giám đốc trong việc tuyển chọn, bố trí nhân sự cho phù hợp với năng lực của từng người, kiểm tra bảo quản tài sản công ty chặt chẽ, thường xuyên phát động phong trào tiết kiệm, có kế hoạch chống tham nhũng, lãng phí trong công ty, chăm lo đầy đủ các việc làm sinh hoạt, các định chế bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Theo dõi và có đề án giúp nâng cao đời sống đơn vị.

Chi nhánh TP.HCM: Hình thức là một trạm đại diện của công ty đặt tại khu vực Thành phố HồChí Minh để làm các nhiệm vụ sau:

- Giao dịch với khách hàng nước ngoài, đàm phán để tham mưu cho ban Giám đốc ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, đồng thời tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ kinh tếphát sinh trơng khu vực Thành phố Hồ ChíMinh và các tỉnh lân cận.

- Theo dõi nắm bắt và thu nhập các thông tin kinh tế cần nthiết như thông tin về tàu hàng cặp cảng, giá cảkhách hàng... giúp cho ban Giám đốc ra các quyết định kịp thời trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tổ chức sắp xếp giao nhận hàng hóa tại khu vực cảng Thành phố Hồ Chí Minh, các nơi khác trong Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời làm các thủ tục về nghiệp vụ xuất nhập khẩu của công ty.

4.3. Lĩnh vực kinh doanh, sn xuất và sn phẩm

4.3.1. Lĩnh vực kinh doanh.

Công ty Lương thực Đồng Tháp chủ yếu kinh doanh các mặt hàng bách hóa tổng hợp (với trên 30.000 mặt hàng) và dịch vụ cho thuê mặt bằng.

4.3.2. Lĩnh vực sản xuất và sản phẩm.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là mặt hàng nông sản và gạo. Mặt hàng này có đặc điểm là số lượng xuất khẩu lớn, đòi hỏi phải huy động lượng vốn lưu động lớn, nhân công làm việc phải có tay nghề cao trong chế biến, có kinh nghiệm để tránh tổn thất xảy ra.

Thị trường gạo là một thị trường luôn sự biến động và phụ thuộc lớn vào thị trường nước ngoài. Do đó, rủi ro trong xuất khẩu gạo cũng rất lớn.

Theo tiêu chuẩn của gạo Việt Nam, có các loại gạo thường được xuất như sau: - Gạo 5% tấm. - Gạo 10% tấm. - Gạo 15% tấm. - Gạo 20% tấm. - Gạo 25% tấm. - Tấm 100%. - Nếp các loại.

- Các loại sản phẩm gạo thơm, gạo chất lượng cao như: gạo KDM, gạo jasmine, gạo VD 20, gạo OM 6976, gạo OM 4900, gạo OM 5451,…

Hình 4.5: Các loại gạo do công ty phân phối

Các loại gạo trên được xếp loại tùy theo độẩm, độ dài hạt, bạc bụng, tạp chất, thóc lẫn,

Một phần của tài liệu Khóa luận Tình hình xuất khẩu gạo của công ty Lương Thực Đồng Tháp trong thị trường Đông Nam Á (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)