Rào cản thuế quan

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 107 - 108)

4 .3.1.3 Truyền thông, công nghệ

4.3.3.1 Rào cản thuế quan

Ngay vừa khi nhậm chức Tổng thống, Tổng thống Donald Trump đã quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp định TPP, một Hiệp định mà đã được đề xuất và thương thảo trong suốt 10 năm và đạt được đại đa số thành viên đồng thuận năm 2016. Các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị và trông đợi vào những lợi ích mà TPP sẽ mang lại, rằng thuế xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam - Mỹ sẽ giảm rất nhiều trong tương lai. Tuy nhiên, việc này đã không xảy ra khi Mỹ rút khỏi TPP. Tổng thống Trump luôn có quan điểm xóa bỏ các hiệp định thương mại và đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu để bảo vệ nền sản xuất nội địa.

Ngày 14/7/2000, Hiệp định thương mạisong phươngViệt –Mỹ (BTA) được kí kết, trở thành bước ngoặt lịch sử trong việc bình thường hóa mối quan hệ của hai quốc gia. Hiệp định đã mở cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm của mình vào quốc gia này. Tuy vậy, dù đã 18 năm trôi qua, Việt Nam và Mỹ vẫn chưa thể kí kết được thêm một FTA nào. Vì vậy, mặt hàng thực phẩm chế biến của nước ta xuất sang thị trường này vẫn chưa được miễn thuế. Chúng ta hiện chỉ được hưởng thuế quan ưu đãi theo nguyên tắc tối huệ quốc MFN của WTO, với mức thuế chung cho thực phẩm chế biến nhập khẩu từ Việt Nam là 29 đô la/1 tấn

theo thông tin từTrung tâm thương mại Quốc tế (2018). Về mức thuế, chúng ta hiện đang bị thua thiệt so với Thái Lan cũng mạnh về thực phẩm chế biến Dim sum vì họ được hưởng thuế quan ưu đãi GSP. Điều này khiến thực phẩm của chúng ta bị mất lợi thế về giá trên thị trường, bất lợi khi nhà nhập khẩu ưu tiên về giá.

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)