Sự cần thiết của quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 26 - 30)

Quản lý nhà nước về KTTT trên địa bàn cấp tỉnh là sự tác động có tổ chức của chính quyền cấp tỉnh bằng chính sách và pháp luật nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngồi nước, các cơ hội có thể có, để đạt mục tiêu phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh.

1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn cấptỉnh tỉnh

1.2.2.1. Xuất phát từ vai trò của kinh tế tập thể trong sự phát triển của kinh tế - xã hội

KTTT, nòng cốt là HTX, là thành phần kinh tế quan trọng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc xác định tại các Nghị quyết Đại hội Đảng: “Phát triển nền

kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với KTTT ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”, “KTTT phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó HTX là nịng cốt”.

Phát triển KTTT nói chung và phát triển kinh tế HTX nói riêng đã trở thành chủ trƣơng nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.

Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT (KTTT) khẳng định rõ vai trị, vị trí quan trọng nịng cốt

của kinh tế HTX (kinh tế HTX) trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nghị quyết số 13-NQ/TW đặt ra mục tiêu sớm đƣa KTTT nói chung và kinh tế HTX nói riêng thốt khỏi yếu kém, phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế quốc dân. Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, hàng loạt cơ chế, chính sách đối với kinh tế HTX đã đƣợc ban hành, tạo động lực cho HTX phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Các địa phƣơng đã xây dựng, ban hành Nghị quyết của Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy, thành ủy; HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện đều có các Chƣơng trình, kế hoạch, văn bản hƣớng dẫn triển khai; các sở, ngành, UBND huyện, thành phố thuộc tỉnh đã đề ra chƣơng trình hành động, kế hoạch triển khai cụ thể. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực và thống nhất trong nhận thức về quan điểm phát triển KTTT và kinh tế HTX. Nhận thức về quan điểm phát triển KTTT của các cấp ủy đảng, chính quyền đã có sự chuyển biến tích cực. Nhận thức của nhân dân về mơ hình HTX kiểu mới đƣợc nâng cao, từ chỗ chƣa nhận thức đầy đủ, thống nhất đã từng bƣớc hiểu rõ bản chất HTX kiểu mới, gắn với lợi ích của từng thành viên, thấy đƣợc vai trị, vị trí, tính tất yếu khách quan của KTTT, kinh tế HTX trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Vị trí, vai trị của kinh tế HTX đối với phát triển kinh tế hộ thành viên, kinh tế địa phƣơng nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung dần đƣợc khẳng định.

1.2.2.2. Chỉ có nhà nước bằng các cơng cụ và nguồn lực của mình mới có thể hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đối với kinh tế tập thể

Nhà nƣớc tạo lập khung khổ pháp luật cho KTTT, nòng cốt là HTX hoạt động SXKD diễn ra hiệu quả, chỉ duy nhất nhà nƣớc có đƣợc chức năng này; từ đó, địi hỏi nhà nƣớc phải có sự quản lý tập trung để định hƣớng, hỗ trợ phát triển KTTT thông qua việc nhà nƣớc xây dựng Luật HTX và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật tạo dựng khung khổ pháp luật cho HTX thành lập và tổ chức hoạt động; Nhà nƣớc ngày càng hoàn thiện khung khổ pháp luật về QLNN đối với KTTT thông qua ba lần sửa đổi, bổ sung Luật HTX.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 13- NQ/TW dần đƣợc hồn thiện. Nhiều văn bản hƣớng dẫn và bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù đƣợc các cấp, các ngành quan tâm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện. Luật HTX năm 2003 và năm 2012 đƣợc Quốc hội thông qua đã tạo hành 14 lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của khu vực HTX, Liên hiệp HTX. Luật HTX năm 2012 đã thể hiện tƣ duy mới về mơ hình HTX kiểu mới với hạt nhân là “hợp tác”, góp phần hồn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trƣờng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Triển khai Luật HTX, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành 4 nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật HTX năm 20034, 1 nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật HTX năm 2012. Ngồi ra, cịn lồng ghép nội dung phát triển KTTT, kinh tế HTX trong 56 nghị định; Thủ tƣớng Chính phủ ban hành 42 quyết định và 7 chỉ thị; các bộ, ngành Trung ƣơng ban hành 89 thông tƣ, 43 quyết định, 7 chỉ thị và nhiều văn bản hƣớng dẫn có liên quan về KTTT, kinh tế HTX; có 893 văn bản cấp địa phƣơng do tỉnh ủy, thành ủy, HĐND, UBND các cấp ban hành. Đến nay, có 53/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ban hành nghị quyết, kết luận, chỉ thị của tỉnh ủy, thành ủy, HĐND tỉnh; toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có quyết định, chỉ thị về triển khai thi hành Luật HTX năm 2012.

Đến nay, có 53/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ban hành nghị quyết, kết luận, chỉ thị của tỉnh ủy, thành ủy, HĐND tỉnh; toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có quyết định, chỉ thị về triển khai thi hành Luật HTX năm 2012. Đã có 63/63 tỉnh/thành phố ban hành các chính sách và bố trí kinh phí để hỗ trợ phát triển HTX và 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có chính sách hỗ trợ phát triển KTTT theo đặc thù của địa phƣơng. Đặc biệt, Luật HTX năm 2012 đã đƣa ra 6 nhóm hỗ trợ đối với HTX, liên hiệp HTX: đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; tiếp cận vốn

và quỹ hỗ trợ phát triển HTX; tạo điều kiện tham gia các chƣơng trình mục tiêu, chƣơng trình phát triển KT-XH; thành lập mới HTX, liên hiệp HTX. Cùng với đó là 2 chính sách ƣu đãi: ƣu đãi thuế thu nhập HTX và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế; ƣu đãi lệ phí đăng ký HTX, liên hiệp HTX theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí [2].

Đến nay, tất cả 63 địa phƣơng trên cả nƣớc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, một số địa phƣơng thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện. Các bộ, ngành trung ƣơng liên quan đều có các đơn vị đầu mối, tham mƣu, giúp việc và tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh, thành phố quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh về KTTT, kinh tế HTX, trong đó 26/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thành lập phòng chức năng chuyên môn về doanh nghiệp, KTTT và tƣ nhân.

1.2.2.3. Xuất phát từ những khó khăn và hạn chế trong phát triển kinh tế tập thể cũng như công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Bên cạnh những kết quả tích cực, khu vực KTTT vẫn cịn một số hạn chế, bất cập nhƣ: Tăng trƣởng còn thấp so với các khu vực kinh tế khác; tỷ lệ đóng góp vào GDP chƣa đáp ứng yêu cầu; nhiều HTX có quy mơ nhỏ, phát triển chƣa đồng đều giữa các vùng, miền, khu vực… Cụ thể:

Thứ nhất, KTTT vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong nền kinh tế, chỉ

từ 3 - 6% GDP cả nƣớc, nhỏ hơn nhiều so với số lƣợng kinh tế cá thể hiện nay (chiếm khoảng 30% GDP). Điều này chứng tỏ KTTT còn chƣa thu hút đƣợc các hộ kinh doanh cá thể vào làm ăn tập thể.

Thứ hai, hầu hết các HTX ở nƣớc ta có quy mơ nhỏ bé chỉ từ vài tỷ đến

vài chục tỷ đồng theo đánh giá của Liên minh các HTX Việt Nam: “Hầu hết quy mô của HTX nhỏ lẻ, manh mún; trình độ quản lý thấp; phƣơng thức sản xuất lạc hậu… chỉ có một số HTX nổi trội với doanh thu cao”. Với quy mơ cịn nhỏ bé, KTTT khó cạnh tranh trên thƣơng trƣờng cũng nhƣ áp dụng khoa học – cơng nghệ tiên tiến vào sản xuất do chi phí cao.

giá của Chính phủ: “kinh tế hợp tác, HTX cũng cịn nhiều hạn chế, phát triển còn chậm cả về số lƣợng và chất lƣợng (khoảng 20% HTX yếu kém)”.

Thứ tư, Kinh phí hỗ trợ phát triển KTTT cịn hạn chế, số lƣợng HTX

đƣợc tiếp cận chính sách chƣa nhiều; việc tiếp cận các nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX và vốn vay từ các tổ chức tín dụng của các HTX cịn hạn chế. Nhiều HTX có quy mơ nhỏ, cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn, chất lƣợng đội ngũ cán bộ ở một số HTX chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Thứ năm, QLNN về KTTT chƣa đƣợc thực hiện theo đúng quy định;

công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ QLNN về KTTT các cấp chƣa đáp ứng đƣợc u cầu; cơng tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Luật của các HTX còn hạn chế, chƣa kịp thời xử lý vi phạm pháp luật của HTX, các cá nhân, tổ chức liên quan.

Thứ sáu, Công tác tuyên truyền thực hiện Luật HTX và các cơ chế,

chính sách liên quan đến KTTT chƣa đƣợc thƣờng xuyên, kịp thời; vai trò của Ban Giám đốc HTX trong việc hỗ trợ các thành viên, hộ kinh doanh tiếp cận nguồn vốn vay, chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc cịn hạn chế.

Thứ bảy, Khơng ít HTX thực hiện đăng ký lại nhƣng hình thức,

phƣơng thức hoạt động khơng thay đổi, hoạt động sản xuất kinh doanh còn thụ động, chƣa đáp ứng đƣợc các quy định của Luật HTX năm 2012. Sự liên kết, hợp tác giữa các HTX chƣa chặt chẽ, hiệu quả thấp, vai trò của liên hiệp HTX chƣa đƣợc phát huy…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w