CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.3.2. Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bình Định gia
trong quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020
2.3.2.1. Những hạn chế, tồn tại trong quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020
KTTT tuy tăng về số lƣợng, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động nhƣng phát triển chƣa nhƣ kỳ vọng, tốc độ tăng trƣởng còn chậm, thiếu ổn định, chƣa đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh đề ra. Hoạt động của đa số HTX mang tính ngắn hạn, chƣa có chiến lƣợc lâu dài và phƣơng hƣớng SXKD khả thi, chƣa đƣợc vận hành tích cực theo cơ chế thị trƣờng. Bảng 2.3. thể hiện chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn của KTTT thấp hơn tƣ nhân và cá thể.
Bảng 2.4. Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010 phân theo loại hình kinh tế
Tổng số
Phân theo loại hình kinh tế Nhà nƣớc Ngồi nhà nƣớc Tập thể Tƣ nhân Cá thể
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Định
Sự liên kết, hợp tác của các HTX với các thành phần kinh tế khác chƣa nhiều, chƣa phát huy đƣợc sức mạnh tập thể, hiệu quả hoạt động thấp. Nhiều HTX chƣa thu hút và huy động đƣợc các nguồn lực về con ngƣời, về vốn, công nghệ để đổi mới, phát triển. Đối với các HTX mới thành lập quy mơ từ 7-10 thành viên thì năng lực kinh tế còn hạn chế, Hội đồng quản trị HTX chƣa đủ năng lực để quản lý, điều hành HTX.
Đa số HTXNN có số lƣợng thành viên lớn nhƣng diện tích sản xuất của từng thành viên lại rất nhỏ nên việc xây dựng vùng nguyên liệu đủ lớn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết gặp nhiều khó khăn (nhƣ: 100ha liên kết sản xuất lúa giống cần sự tham gia của 400-600 hộ thành viên) nhƣ: chƣa đồng bộ trong thực hiện các quy trình canh tác; tổ chức thu gom nơng sản tập trung, hạch tốn chia lãi dịch vụ cho thành viên tốn nhiều công lao động, làm giảm hiệu suất kinh doanh của HTX.
QLNN về KTTT chƣa đƣợc thực hiện theo đúng quy định; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa IX), Luật HTX năm 2012, các nghị quyết và chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) và các nghị quyết khác có liên quan đến
phát triển kinh tế tập thể và HTX, nhiều địa phƣơng, cơ sở chƣa quan tâm, tổ chức thực hiện. Do đó, số lƣợng HTX giảm do gặp nhiều khó khăn phải ngừng hoạt động, giải thể, nhƣng không đƣợc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo củng cố hoặc thành lập mới. Việc lãnh đạo, chuyển đổi HTX theo quy định của Luật chƣa đúng mức, nên chƣa tạo đƣợc sự chuyển biến về chất lƣợng, tình trạng hình thức, “bình mới, rƣợu cũ” là phổ biến, nhất là HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp.
Kinh phí hỗ trợ phát triển KTTT cịn hạn chế, số lƣợng HTX đƣợc tiếp cận chính sách chƣa nhiều; việc tiếp cận các nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX và vốn vay từ các tổ chức tín dụng của các HTX cịn hạn chế. Nhiều HTX có quy mơ nhỏ, cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn, chất lƣợng đội ngũ cán bộ ở một số HTX chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.
Cơng tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Luật của các HTX còn hạn chế, chƣa kịp thời xử lý vi phạm pháp luật của HTX, các cá nhân, tổ chức liên quan. Công tác tuyên truyền thực hiện Luật HTX và các cơ chế, chính sách liên quan đến KTTT chƣa đƣợc thƣờng xuyên, kịp thời; vai trò của Ban Giám đốc HTX trong việc hỗ trợ các thành viên, hộ kinh doanh tiếp cận nguồn vốn vay, chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc cịn hạn chế.
Chính sách đào tạo cán bộ, thu hút cán bộ về HTX chƣa đƣợc quan tâm, do đó, phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý các HTX cao tuổi, nhất là trong nông nghiệp; nhiều cán bộ không an tâm công tác; nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng không muốn tham gia làm việc trong lĩnh vực HTX. Vấn đề bồi dƣỡng, đào tạo sáng lập viên; đào tạo, bồi dƣỡng khởi sự “doanh nghiệp” cho khu vực HTX chƣa đƣợc thực hiện.
Chính sách ƣu đãi, hỗ trợ cho KTTT, HTX nhiều nhƣng dàn trải, phân tán, thiếu nguồn lực thực hiện, chƣa đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng. Một số chính sách chậm đƣợc quan tâm triển khai tổ chức thực hiện từ cấp trên, nhất là chính sách thuế.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
Những hạn chế, yếu kém trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể:
Sau khi Luật HTX năm 2012 ra đời, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách áp dụng cho các HTX nói chung và HTXNN nói riêng, tuy nhiên một số chính sách cịn chung chung và thiếu nguồn lực để thực hiện, trong khi đó các Bộ, ngành chậm ban hành văn bản hƣớng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hƣởng nên các HTX chƣa tiếp cận đƣợc các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc.
Nhận thức của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đảng viên về bản chất, vị trí, vai trị của khu vực KTTT, HTX chƣa đầy đủ, thiếu thống nhất, bị chi phối, ảnh hƣởng bởi định kiến về mơ hình KTTT, HTX kiểu cũ. Đồng thời, nhận thức của ngƣời sản xuất về vị trí, vai trị của HTX cịn mờ nhạt, chƣa thấy đƣợc ý nghĩa của việc hợp tác, hiệp lực trong quá trình tổ chức SXKD.
Cơng tác hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cịn chậm. Cơng tác QLNN ở một số nơi cịn bng lỏng hoặc can thiệp quá sâu, không đúng đối với tổ chức, hoạt động của KTTT, HTX.
Trình độ, năng lực chun mơn của đội ngũ cán bộ quản lý HTX chƣa cao, hạn chế trong việc đƣa ra chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh theo cơ chế mới và tìm kiếm thị trƣờng. Nhiều giám đốc HTX chƣa thực sự dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, trong khi loại hình này địi hỏi ngƣời lãnh đạo quản lý phải mạnh dạn, quyết liệt, có tâm huyết.
Hệ thống QLNN của các cấp đối với HTX nhất là ở các huyện, thị xã, thành phố; các xã phƣờng, thị trấn chƣa đáp ứng yêu cầu. Nhiều cấp chính quyền chƣa có bộ phận, cán bộ chuyên trách theo dõi quản lý HTX. Nhiều xã, thị trấn chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho HTX hoạt động, vừa buông lỏng, vừa can thiệp sâu vào công việc nội bộ của HTX. Việc tổ chức, chỉ đạo củng cố
HTX, khắc phục những tồn tại, yếu kém chƣa tập trung, liên tục nên chƣa tạo đƣợc chuyển biến căn bản theo yêu cầu của Nghị quyết và Kế hoạch của UBND tỉnh đề ra.
Khủng hoảng kinh tế, tài chính và suy thối kinh tế đã tác động tiêu cực đến hoạt động của HTX.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Giai đoạn 2016-2020 dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy đến sự QLNN của UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đồn thể chính trị - xã hội tỉnh; Liên minh HTX tỉnh, các hội quần chúng trên địa bàn tỉnh nên KTTT đã có nhiều đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTT chƣa phát huy đƣợc vị trí, vai trị của mình, chƣa có chiến lƣợc phát triển dài hạn. Công tác QLNN về KTTT trên địa bàn tỉnh Bình Định cịn nhiều hạn chế, tồn tại nhƣ: Kinh phí hỗ trợ phát triển KTTT cịn hạn chế, số lƣợng HTX đƣợc tiếp cận chính sách chƣa nhiều; việc tiếp cận các nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX và vốn vay từ các tổ chức tín dụng của các HTX cịn hạn chế. Cơng tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Luật của các HTX cịn hạn chế, chƣa kịp thời xử lý vi phạm pháp luật của HTX, các cá nhân, tổ chức liên quan. Chính sách đào tạo cán bộ, thu hút cán bộ về HTX chƣa đƣợc quan tâm, do đó, phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý các HTX cao tuổi…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những mặt đạt đƣợc và hạn chế, tồn tại của QLNN về KTTT trên địa bàn tỉnh Bình Định là cơ sở để đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng hiệu quả QLNN về KTTT trên địa bàn tỉnh Bình Định.