Nguồn nhân lực
Con ngƣời là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia. Trong các doanh nghiệp yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lƣợc đều do con ngƣời quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chƣa tốt…, đều xuất phát từcon ngƣời. Vì vậy nhân lực là yếu tốđầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị của các doanh nghiệp có định
hƣớng kinh doanh lâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện.
Năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh
Muốn thực hiện các chức năng quản trị có hiệu quả, nhà quản trị các cấp cần có các kỹnăng cơ bản là kỹnăng kỹ thuật chuyên môn, kỹnăng nhân sự hay kỹnăng cùng làm việc với ngƣời khác và kỹ năng tƣ duy. Trong đó, yêu cầu về kỹnăng nhân sự giống nhau ở mọi cấp bậc quản trị nhƣng yêu cầu về kỹ năng tƣ duy và kỹnăng kỹ thuật chuyên môn có mức
độ khác nhau giữa các cấp (nhà quản trị cấp cao cần kỹnăng tƣ duy nhiều hơn các cấp dƣới, nhà quản trị cấp cơ sở cần kỹnăng kỹ thuật chuyên môn cao hơn các cấp trên).
Tài chính của doanh nghiệp
Sự vững mạnh về nguồn tài chính là thế mạnh cho tổ chức trong quá trình cạnh tranh và nếu yếu tố này bị hạn chế sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của tổ
chức. Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tƣ trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thịtrƣờng.
Ví dụ: Để quyết định đầu tƣ vào một dự án, doanh nghiệp phải so sánh các chi phí mà mình phải bỏ ra cho dựán đó với các khoản thu dự tính từ dựán đó. Toàn bộquá trình đầu tƣ
Page | 47 kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định và rất khó có thể dám chắc đƣợc chính xác giá trị các khoản thu đó. Hơn nữa, khi đƣa ra một quyết định tài chính, doanh nghiệp phải đánh đổi chi phí cơ hội của việc sử dụng một nguồn lực tài chính cho những ích lợi có thể thu
đƣợc từ quyết định sử dụng vốn của mình. Chính sự giới hạn về nguồn lực tài chính và sự
không chắc chắn về lợi ích của việc sử dụng nguồn lực tài chính đòi hỏi các chủ thể kinh tế
luôn phải cân nhắc giữa chi phí cơ hội và lợi ích của việc sử dụng nguồn lực tài chính.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng ngày càng bị mài mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp để chế tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thời đại. Do đó, doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và hiện đại hoá sản phẩm của doanh nghiệp mình thì trong chiến lƣợc đầu tƣ phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với định hƣớng sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu – phát triển
Doanh nghiệp phải luôn tìm mọi cách nhằm đẩy mạnh khả năng nghiên cứu và phát triển, luôn đầu tƣ nghiên cứu, tìm tòi và đột phá ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, chất lƣợng
đểđáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Đây là việc nghiên cứu và đƣa ra sản phẩm mới, đáp ứng với nhu cầu khách hàng,
đồng thời tạo ra nhu cầu mới cho khách hàng. Việc nghiên cứu cải tiến cũng nhƣ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất cũng làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, rút ngắn thời
gian quan vòng… Tất cả các điều đó nhằm duy trì vị thế chắc chắn cho doanh nghiệp trong hiện tại, đồng thời giúp doanh nghiệp vƣơn tới các vịtrí cao hơn trong ngành.
Page | 48
Văn hóa công ty
Trong một công ty, đặc biệt là những công ty có quy mô lớn, là một tập hợp những
con ngƣời khác nhau về trình độchuyên môn, trình độvăn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ
xã hội, vùng miền địa lý, tƣ tƣởng văn hóa… chính sự khác nhau này tạo ra một môi trƣờng làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng và xu hƣớng toàn cầu hóa, buộc các công ty để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Điều này đòi hỏi công ty phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy đƣợc năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi ngƣời vào việc đạt đƣợc mục tiêu chung của tổ chức –đó là văn hóa
công ty.
Mặt khác xây dựng văn hóa công ty còn là một yêu cầu tất yếu của chính sách phát triển thƣơng hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa công ty sẽ góp phần quảng bá thƣơng hiệu của công ty. Văn hóa công ty chính là tài sản vô hình của mỗi công ty.
Công nghệ sản xuất
Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hƣởng một cách sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng
lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm, đến giá thành và giá bán sản phẩm.
Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp với một hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến cộng với khảnăng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm có chất lƣợng cao, giá thành hạ từđó nâng cao khảnăng cạnh tranh. Ngƣợc lại không một doanh nghiệp nào mà đƣợc coi là có khảnăng cạnh tranh cao trong khi trong tay họ là cả một hệ thống máy móc thiết bịcũ
kỹ với công nghệ sản xuất lạc hậu.
Ví dụđểđáp ứng chất lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, công nghệ tinh luyện dầu ăn tại
Page | 49 tinh luyện vật lý trên các dây chuyền sản xuất hiện đại của các hãng WURTER &SANGER (Mỹ), THYSSEN KRUPP (Đức), DESMET (Bỉ). Các hệ thống tinh luyện dầu hoạt động liên tục, đƣợc điều khiển và kiểm soát tựđộng bởi hệ điều hành PLC và Computer, đảm bảo các yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm tốt nhất và lƣu giữ tối đa hàm lƣợng Vitamin A, E tự nhiên có trong dầu.
Page | 50
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đểđƣa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích cũng nhƣ những giải pháp phù hợp với thực tế thì khóa luận đã sử dụng một sốphƣơng pháp nghiên cứu sau: