Kết quả nghiên cứu các xét nghiệm của bệnh nhân leukemia cấp thể M3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị lơxêmi cấp tiền tủy bằng atra và arsenic trioside tại viện huyết học truyền máu trung ương (Trang 45 - 51)

3. kết quả nghiên cứu

3.1.5.Kết quả nghiên cứu các xét nghiệm của bệnh nhân leukemia cấp thể M3

3.1.5.1. Đặc điểm tế bào máu ngoại vi

- Dòng hồng cầu

Bảng 3.6. Đặc điểm dòng hồng cầu ở máu ngoại vi

Chỉ số Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất HC (T/l) 2.343 1.6 4.06 HB (g/l) 71.51 51 94 HCT (l/l) 0.208 0.148 0.268 HCV (fl) 81.74 65.5 99.4 MCH (pg) 30.96 20.7 35 MCHC (g/l) 334.3 305 364 HCL (%) 0.359 0.0 1.2 HCL (g/l) 0.025 0 0.33

28/28 bệnh nhân đều có thiếu máu với hàm l−ợng trung bình của huyết sắc tố là 71,5g/l, trong đó tr−ờng hợp nặng nhất có l−ợng HST là 51g/l. Tỷ lệ hồng cầu l−ới nhìn chung đều rất thấp.

- Đặc điểm dòng bạch cầu và tiểu cầu

Bảng 3.7. Đặc điểm dòng bạch cầu và tiểu cầu

Chỉ số Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất BC (T/l) 26.03 1.1 138 Blast (%) 67.79 16 98 Blast (G/l) 22.78 0.18 135.24 TT (%) 7.071 1 48 TT (G/l) 1.301 0.09 10.72 TP (%) 24.42 1 76 LP (G/l) 2.141 0.17 8.17 SLTC (G/l) 40.07 1 128

Các bệnh nhân leukemia cấp thể M3 có số l−ợng bạch cầu trung bình là 26,03G/l, trong đó tỷ lệ blast trung bình là 67,8%, số l−ợng bạch cầu trung tính giảm nặng ở mức trung bình 1,3G/l trong đó có những bệnh nhân chỉ có 0,09G/l bạch cầu đoạn trung tính.

Tuy nhiên khi phân lớp chúng tôi nhận thấy có tới 10 bệnh nhân chiếm 35,7% số bệnh nhân có số l−ợng bạch cầu <5G/l, nhỏ nhất là 1,1G/l bạch cầu (bảng 3.8). Bảng 3.8. Phân lớp số lợng bạch cầu Số l−ợng BC Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) SLBC từ 0-2 G/l 5 17.86 2 < SLBC < 5 G/l 5 17.86 SLBC từ 5 - 10 G/l 5 17.86 SLBC > 10 G/l 13 46.42 Tổng 28 100

Số l−ợng tiểu cầu ở cả 28 bệnh nhân đều giảm, có tới 22 bệnh nhân có số l−ợng tiểu cầu giảm < 50G/l chiếm 78%, trong đó có 9 bệnh nhân có số l−ợng tiểu cầu < 20G/l (32,14%), còn lại 6 bệnh nhân có số l−ợng tiểu cầu ≥ 50G/l (21,43%). Không bệnh nhân nào có số l−ợng tiểu cầu ở mức bình th−ờng. Số

Bảng 3.9. Phân lớp số lợng tiểu cầu (TC) Số l−ợng BC Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) < 20G/l 9 32.14 20 - 50 G/l 13 46.43 150 > TC ≥50 G/l 6 21.43 > 150 G/l 0 0 Tổng 28 100

3.1.5.2. Kết quả nghiên cứu về tuỷ xơng

- Đặc điểm tế bào

Bảng 3.10. Đặc điểm số lợng các tế bào tuỷ xơng

Chỉ số Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất TB tuỷ (T/l) 164.1 5 690 Blast (%) 85.85 32 98 Blast (G/l) 149 1.6 669.3 BCTT (%) 2.444 0 12 BCTT (G/l) 2.693 0 19.2 BCTP (%) 8.148 1 54 BCLP (G/l) 7.941 1 40.61 NHC (%) 3.926 0 17

Số l−ợng tế bào tuỷ x−ơng trung bình là 164,1 G/l, trong số 28 bệnh nhân chỉ có 2 bệnh nhân có số l−ợng tế bào tuỷ x−ơng < 30G/l, bệnh nhân có số l−ợng tế bào tuỷ x−ơng lớn nhất là 690 G/l.

Nhận xét về hình thái các dòng:

Dòng hồng cầu: Tất cả các bệnh nhân đều có tình trạng giảm sinh nặng dòng hồng cầu, hình thái và kích th−ớc nhìn chung bình th−ờng, đôi khi có biến đổi nhẹ về hình thái và có sự không đồng bộ giữa nhân và nguyên sinh chất.

Dòng bạch cầu hạt: các tế bào dòng hạt bình th−ờng giảm sinh nặng, tuỷ tràn ngập các blast dạng tiền tuỷ bào bất th−ờng với kích th−ớc lớn, nhân lớn, méo mó, bờ nhân không đều, có 1-2 hạt nhân rõ, nguyên sinh chất rộng vừa

phải, tăng sinh rất nhiều hạt đặc hiệu, khoảng 10% tế bào có thể Auer trong nguyên sinh chất, bên cạnh thể M3 nh− đã mô tả, còn thể biến thể (variant) về hình thái gồm các tế bào nhỏ, NSC rất hẹp, hạt đặc hiệu rất nhỏ phải nhận biết bằng kính hiển vi điện tử, nhân có 2 múi đối xứng nhau (hình g−ơng) (H.3.3).

Hình 3.3. Một số hình thái tế bào đặc biệt của leukemia cấp tiền tuỷ bào

a) Tế bào có thể Auer, kết thành bó, có nhiều hạt đặc hiệu to, thô.

b) M3V rất dễ nhầm với M5 giống tế bào monocyte: Nhân to, chiếm gần hết NSC, tế bào 2 nhân đối xứng, NSC rất ít hạt đặc hiệu, hạt rất nhỏ.

- Đặc điểm nhuộm hoá tế bào: kết quả cho thấy hầu hết tế bào blast đều cho phản ứng (+) với MPO, sudan đen, NASDA NADAF trừ PAS (-), số l−ợng Score rất cao (bảng 3.11).

Bảng 3.11. Kết quả nhuộm hoá học tế bào

Ph−ơng pháp nhuộm Tỷ lệ %d−ơng tính Score

Sudan đen 100 297

MPO 100 280 PAS 0 0

NASDA 95 217

- Dòng tiểu cầu: giảm nặng, sinh MTC tại tuỷ giảm, gặp rất ít MTC (thì gặp khoảng 10 MTC/1 tiêu bản nhuộm Giemsa). Về hình thái, các MTC gặp trên tiêu bản ch−a nhận thấy bất th−ờng. Số l−ợng TC ở tuỷ và máu đều giảm <50G/l (trung bình 40G/l) (bảng 3.7, trang 35). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.5.3. Kết quả nghiên cứu về các rối loạn đông máu

Các xét nghiệm đông máu đ−ợc tiến hành ngay sau khi có chẩn đoán huyết tuỷ đồ. Kết quả cho thấy:

100% số bệnh nhân có số l−ợng tiểu cầu giảm. Gặp rối loạn đông máu ở 86% số bệnh nhân với các mức độ khác nhau: từ giảm tỷ lệ phức hệ prothrombin (86%, trong số đó chỉ có 2 bệnh nhân chiếm 7,7% có tổn th−ơng gan), kéo dài thời gian APTT (55%), giảm sợi huyết cho tới đông máu nội mạch rải rác hay tiêu sợi huyết. Trong số đó đông máu nội mạch rải rác hay tiêu sợi huyết. Trong số đó đông máu nội mạch rải rác chiếm tỷ lệ 77% và tiêu sợi huyết chiếm 8%. Hai tr−ờng hợp (8%) giảm tỷ lệ phức hệ prothrombin và sợi huyết có thể là giai đoạn cuối của đông máu nội mạch rải rác nh−ng do nghiệm pháp r−ợu và Vonkeulla đều âm tính nên chúng tôi chỉ nêu hiện t−ợng mà không kết luận sâu hơn.

Định l−ợng sợi huyết trung bình là 2,3 ± 1,25g/l, trong đó có 11 bệnh nhân có sợi huyết < 2g/l (42%). (Bảng 3.12).

Bảng 3.12. Đặc điểm các rối loạn đông máu

Kiểu rối loạn Số BN Tỷ lệ (%)

Giảm số l−ợng TC 28/28 100

Rối loạn đông máu theo h−ớng giảm đông 24/28 86 Giảm TC + tỷ lệ prothrombin + sợi huyết 2/28 7

Tình trạng tiêu sợi huyết 2/28 7

3.1.5.4. Kết quả nghiên cứu các dấu ấn màng tế bào blast

Nghiên cứu các dấu ấn màng tế bào blast tuỷ x−ơng đ−ợc tiến hành trên 15 bệnh nhân leukemia cấp thể M3 (đã đ−ợc chẩn đoán trên hình thái học và hoá học tế bào) bằng ph−ơng pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp cho kết quả nh− sau:

Bảng 3.13. Kết qủa nghiên cứu các dấu ấn màng tế bào blast

Kết quả và tỷ lệ Loại dấu ấn

(marker) B/n Âm tính D−ơng tính

CD34 15 100% 0% CD33 0 0% 10x100%, 4x80%, 1x10% CD14 15 100% 0% CD10 15 100% 0% CD19 15 100% 0% CD3 15 100% 0% CD7 14 93% 10%

Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân đều có CD33 d−ơng tính với tỷ lệ khá cao, trừ 1 tr−ờng hợp chỉ có 10% tế bào blast có CD33 d−ơng tính, đây cũng chính là bệnh nhân có 10% tế bào có CD7 d−ơng tính.

3.1.5.5. Kết quả nghiên cứu bất thờng NST:

Bất th−ờng chung: 82% số bệnh nhân đ−ợc kiểm tra có NST bất th−ờng. Kiểu biến đổi th−ờng gặp là chuyển đoạn NST (15; 17), chiếm 81,2% trong tổng số 32 bệnh nhân đ−ợc kiểm tra (bảng 3.14).

Bảng 3.14. Đặc điểm di truyền (NST bất thờng) Các bất th−ờng NST Số b/nhân nghiên cứu (n) Số có bất th−ờng (n) Tỷ lệ % Bất th−ờng chung 39 32 82,2 - Chuyển đoạn t(15; 17) 32 26 81,2 - NST Ph-1 32 1 3,1 - Bất th−ờng số l−ợng 32 5 15,6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị lơxêmi cấp tiền tủy bằng atra và arsenic trioside tại viện huyết học truyền máu trung ương (Trang 45 - 51)