Nhóm giải pháp về nguồn vốn sinh kế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên (Trang 141 - 147)

Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển du lịch đã có những ảnh hưởng

tích cực tới nguồn vốn sinh kế, tuy nhiên những ảnh hưởng này mới chỉ ở mức

trung bình. Các hoạt động kinh doanh du lịch của các hộnông dân khá đa dạng,

tuy nhiên mới chỉ tập trung vào các hoạt động dựa vào nguồn lực sinh kế hiện có

của các hộ. Trong khi đó, Điện Biên có vị trí địa lý không thuận lợi, xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng thấp kém. Diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi khô

Ngoài ra, nguồn vốn con người với đa số lao động là người dân tộc, trình độ học vấn bị hạn chế; nguồn vốn tài chính gặp khó khăn do thu nhập thấp và khó khăn

trong tiếp cận vốn. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh cũng quan tâm tới việc

đẩy mạnh các nguồn vốn sinh kế của các hộ nông dân. Mục đích của giải pháp này nhằm cải thiện nguồn vốn sinh kế của hộ thông qua các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

4.3.2.1. Ngun vốn con người

Kết quảnghiên cứu cho thấy, số lao động có trình độ học vấn ở mức cao nhất là trung cấp/cao đẳng và đại học/trên đại học trởlên chiếm tỷ lệ rất thấp (lần

lượt là 5,14% và 2,41%). Những hạn chế về trình độ học vấn dẫn đến nhiều khó khăn cho lao động khi làm việc trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch. Du lịch có tính liên ngành và tính xã hội hóa cao, cho nên, ngoài trình độ chuyên môn du lịch, người lao động đòi hỏi phải có các chuyên môn khác như văn hóa, ngoại ngữ, kinh tế, địa lý,… Do đó, tỉnh Điện Biên cần:

- Đối với lực lượng nhân lực ngành du lịch là cán bộ nhân viên trong các cơ

quan quản lý du lịch của địa phương cần phải nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng. Các địa phương thực hiện nghiêm túc quy trình tuyển dụng và các quy định vềtiêu chuẩn chất lượng nhân sự tương ứng với từng vị trí công việc nhằm đảo bảo đáp ứng yêu cầu công việc trong thực tế. Tỉnh Điện Biên cần có các chính sách để thu hút các chuyên gia, lao động có trình độ cao trong địa bàn tỉnh và từ các tỉnh khácvào đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch. Thực tế cho thấy, cán bộ quản lý nhà nước về du lịch thường có chuyên môn

về một lĩnh vực nhất định trong hoạt động phát triển du lịch như: nhà hàng khách

sạn, kinh doanh lữ hành… mà thiếu các kỹ năng cơ bản của quản lý là lập kế

hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra. Do đó, để nâng cao chất

lượng nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, bên cạnh siết chặt quy trình tuyển dụng còn cần phải tăng cường các lớp tập huấn cho cán bộ công chức, nâng cao

nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ vềphát triển du lịch bền vững. - Tập trung đào tạo kỹ năng giao tiếp, tâm lý du khách, chuyên môn, phong cách phục vụ, nâng cao trình độ cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh

viên du lịch và người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch. Liên kết với các trường nghề, trường đại học thường

xuyên mở các lớp đào tạo kỹnăng nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

- Chú trọng đào tạo nhân lực cho ngành du lịch ngay tại địa phương. Đối với các trường cao đẳng hiện đang đóng trên địa bàn tỉnh Điện Biên, có chính sách miễn giảm học phí, giới thiệu việc làm nhằm thu hút thanh niên theo học các ngành nghề phục vụcho lĩnh vực du lịch.

- Với tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và lịch sử, định hướng

phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên là phát triển sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử. Như vậy, chủ thể chính thực hiện phát triển du lịch chính là cộng đồng dân cư. Do đó, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích phát triển du lịch,

tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch trong cộng

đồng dân cư. Khuyến khích người dân hình thành lối sống xanh và tiêu dùng bền vững trong du lịch. Nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là các hộ dân

kinh doanh lưu trú, nhà hàng về tầm quan trọng của kiểm soát chất thải và áp

dụng các mô hình tiêu dùng bền vững, và phát triển các công nghệ xanh, các công nghệ tiếp thịxanh, để giảm phế thải và tăng cường sản lượng du lịch trên cơ

sở sức chứa bền vững.

- Chủ hộgia đình và các thành viên thường là những người trực tiếp tham gia phục vụkhách du lịch. Tuy nhiên, đa số hộ tập trung ở vùng nông thôn, miền

núi, tại các bản dân tộc vùng cao, kinh doanh tự phát nên chất lượng phục vụ chưa thực sự tốt, kinh nghiệm tổ chức quản lý, kỹnăng nghiệp vụ về du lịch còn

yếu, vấn đề ngoại ngữ cũng là hạn chế rất lớn. Do đó, sở Văn hóa, Thể thao và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Du lịch tỉnh Điện Biên cần phối hợp với các cơ sở đào tạo ngành du lịch tổ chức

các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về quản lý, thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông… cho chủcơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; tạo điều kiện cho chủ các cơ sở trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, góp phần tăng cường

liên kết hợp tác.

4.3.2.2. Ngun vn tnhiên

- Cảnh quan thiên nhiên là ưu thếđể tỉnh Điện Biên phát triển du lịch sinh

thái, do đó, quản lý tựnhiên và môi trường là vô cùng cần thiết đối với ngành du

lịch nơi đây. Đối với môi trường tự nhiên cần thực hiện nghiêm các biện pháp

bảo vệmôi trường theo quy định của Luật Bảo vệmôi trường, tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệvà phát triển rừng, khuyến khích phát triển những tài nguyên

du lịch nhân tạo, góp phần làm phong phú hệ thống tài nguyên du lịch tỉnh trong xu thế phát triển bền vững.

- Chú trọng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nước và đa dạng sinh học.

Xem xét các dựán chuyển đổi đất rừng sang canh tác nông nghiệp, đất ở hoặc đất phục vụ các dự án phát triển, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gắn với sức chứa môi trường, trong đó có môi trường du lịch.

- Trên cơ sở danh mục tài nguyên du lịch đã được xác định, chính quyền

địa phương thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng nhằm xây dựng hệ thống

cơ sở dữ liệu đầy đủ về tài nguyên du lịch của tỉnh (bao gồm cả tài nguyên du

lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch lịch sử - văn hóa). Đặc biệt, tỉnh Điện Biên

cần xác định các tài nguyên dễ bị tổn thương bởi hoạt động du lịch, xác định thứ

tựưu tiên để quản lý tổng hợp và bảo vệ. Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽcác hoạt

động du lịch có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch, đảm bảo tuân thụ đúng các yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng tài nguyên, kiểm tra, giám sát thường xuyên các tài nguyên để tránh việc sử dụng quá mức dẫn đến suy giảm,

phá hủy tài nguyên. Việc theo dõi biến động tài nguyên thường xuyên sẽgiúp ích cơ quan, ngành chức năng liên quan có phản ứng kịp thời, đưa ra biện pháp xử lý trong trường hợp tài nguyên bịtác động xấu.

- Kiểm soát phát sinh rác thải, chất thải và tái sử dụng cho sản xuất du lịch xanh hơn. Phát triển du lịch tại tỉnh ĐiệnBiên đã bắt đầu có những tác động tiêu cực tới môi trường, làm gia tăng chất thải rắn và lỏng, gia tăng tiếng ồn. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người. Do đó, các địa phương cần đẩy mạnh xây dựng các nhà vệ sinh công

cộng; kiểm soát việc xả thải của các cơ sở kinh doanh du lịch và tăng cường xử lý các loại chất thải khác nhau trong du lịch. Kiên quyết yêu cầu các cơ sở du lịch, dịch vụ nhà hàng phải tuân thủ Luật bảo vệ môi trường và xây dựng hệ

thống thu gom xử lý nước thải, rác thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định. Xây

dựng quy chế về xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường; tuyên

truyền giáo dục cộng đồng giữgìn vệsinh môi trường sinh thái trong sạch để làm tăng thêm giá trị của cảnh quan môi trường. Giữ vững an ninh và trật tựxã hội ở

những khu du lịch đảm bảo tốt môi trường xã hội cho du khách đến du lịch. - Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch có những cam kết cụ

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế

từ hoạt động du lịch. Việc ứng dụng khoa học công nghệ là vô cùng cần thiết. Một số công nghệ cụ thể mà các khu du lịch, doanh nghiệp du lịch, các hộ gia

đình có thểáp dụng đó là: điện mặt trời, sử dụng công nghệ tắt – bật thông minh và hệ thống sensor nhiệt ở các khu nghỉ dưỡng, phòng khách sạn để tiết kiệm

điện; đầu tư hệ thống xửlý nước thải tại các điểm du lịch để tái sử dụng nguồn

nước; phân loại rác thải phải được triển khai rộng rãi tại các điểm du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2.3. Nguồn vốn xã hội

Văn hóa các dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên là một trong những điểm

thu hút du khách đến với tỉnh. Việc bảo tồn các văn hóa này gặp khó khăn do các

bản dân tộc đều ở xa, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, không có chữ viết, sống xen kẽ với các dân tộc khác,…Chính vì điều kiện kinh tế, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, người dân chưa có ý thức lưu giữ, truyền bá văn hóa của dân tộc

mình cho lớp kế tiếp, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng nét đẹp văn hóa trong

cộng đồng dân tộc. Do đó, để bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, tỉnh Điện

Biên cần thực hiện các biện pháp cụ thể:

- SởVăn hóa, Thểthao và Du lịch tỉnh Điện Biên phối hợp với chính quyền

địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộvăn hóa xã; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa có năng lực và hiểu biết về dân ca, dân nhạc, dân vũ; xây dựng văn hóa cơ sở, trang bị thiết bị, phương tiện hoạt động cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Tỉnh xây dựng kinh phí hỗ trợ các nghệ nhân trong việc bảo tồn, truyền dạy văn hóa dân tộc cho các thế hệ kế cận; đảm bảo mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn, phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống.

- Chính quyền địa phương phối hợp với các câu lạc bộ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ để phát triển phong trào văn nghệ quần chúng. Tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngoài việc đem lại hiệu quả thiết thực trong việc duy trì sức khỏe và cải thiện đời sống tinh thần thường ngày của người dân mà còn đem lại sựthay đổi tích cực từ nhận thức đến hành vi của người dân. Đặc biệt, thông qua các hoạt động này, mối quan hệ làng xóm được tăng cường, các giá trịvăn hóa dân tộc được bảo tồn và lưu giữ.

- Đưa văn hóa truyền thống các dân tộc vào giảng dạy trong nhà trường nhằm gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

- Khuyến khích người dân tham gia các hội nhóm, đoàn thể để tăng cường

tính đoàn kết, mở rộng mối quan hệ. Thành lập hội du lịch cộng đồng là nơi để các hộdân tham gia cung ứng dịch vụ du lịch có thể cùng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong công việc.

- Phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin tuyên truyền, thể dục, thể thao.

Đẩy mạnh các phong trào như ―Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa‖

nhằm tăng cường đoàn kết, xây dựng nếp sống văn hóa mới trong các khu dân cư và các gia đình.

4.3.2.4. Ngun vn vt cht

- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh

Điện Biên chủ yếu là giao thông đường bộvà đường hàng không. Tuy nhiên, với

địa hình đồi núi, giao thông đường bộ tại nhiều thôn, bản chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụcho khai thác bay tại tỉnh Điện Biên cũng còn rất nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng khai thác loại máy bay nhỏ, phụ thuộc vào thời tiết.

Điều này khiến cho người dân và du khách gặp khó khăn trong quá trình di

chuyển. Vì vậy, tỉnh Điện Biên cần xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở

vật chất kỹ thuật ngành du lịch, ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch. Đẩy mạnh dựán giao thông, cấp nước sạch tới các địa bàn dân tộc thiểu số.

- Điện Biên vẫn còn là một tỉnh nghèo, các nguồn vốn đầu tư chủ yếu được

Trung ương hỗ trợ, trong đó cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chiếm một vị trí

quan trọng. Đểđảm bảo hệ thống giao thông nông thôn phát triển, với đặc điểm

địa hình đa sốlà đồi núi, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn. Với nguồn vốn đầu tư còn

hạn chế, tỉnh Điện Biên cần rà soát thứ tựưu tiên đầu tư các chương trình, dựán phát triển cơ sở hạ tầng.

- Đầu tư xây dựng khu trưng bày các sản phẩm thủcông mỹ nghệ của đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bào dân tộc bản địa; khu trưng bày các tiêu bản động vật, thực vật quý hiếm sinh sống trong các khu rừng của tỉnh.

- Thu hút vốn từ các nguồn đầu tư khác nhau, đẩy mạnh xã hội hóa để cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt đầu tư vào các cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại,

khu vui chơi, giải trí phục vụ du khách. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút và huy động

các nguồn lực đầu tư cho phát triển giao thông vận tải như: nguồn vốn WB;

- Khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch cải thiện cơ sở vật chất. Tỉnh

Điện Biên cần có chính sách hỗ trợ đối với các gia đình người dân tộc trong việc

xây dựng mới nhà ở, nhà vệ sinh, lắp đặt điện sinh hoạt, nước sinh hoạt,…

4.3.2.5. Ngun vốn tài chính

- Chính sách tín dụng đối với khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ hộ gia đình tại tỉnh Điện Biên được vay vốn

khá cao nhưng mức vay còn thấp. Do đó, cần phải có sựđổi mới trong chính sách

vay vốn đối với đồng bào dân tộc thiểu số như: gia tăng mức vay, thời gian

cho vay; tăng cường công tác hướng dẫn cho vay với các hộ là người dân tộc thiểu số.

- Cải thiện các thủ tục, điều kiện vay vốn và mức vay cho các hộ nông dân

tham gia kinh doanh du lịch.

- Chính quyền địa phương phối hợp với ngân hàng chính sách và các đơn vị

tổ chức các lớp tập huấn người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và tiết kiệm trong hộ.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên (Trang 141 - 147)