Địa điểm nghiên cứu Số lƣợng mẫu
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Thành phố Điện Biên 269 43,25
Huyện Điện Biên 224 36,01
Huyện Mường Nhé 129 20,74
Tổng 622 100,0
Tỉnh Điện Biên có 130.000 hộ. Như vậy với mức ý nghĩa 95%, số hộ cần
điều tra là 400 hộ. Tuy nhiên, để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong đề xuất
chính sách, cỡ mẫu điều tra là 622 hộ. Đối tượng phỏng vấn là các chủ hộ, những người ra quyết định đối với các lựa chọn về kinh tế, đời sống của gia đình.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng trong cuộc điều tra này để chọn ra mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể. Có nhiều phương pháp chọn mẫu ngẫy
nhiên, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng, theo vị trí địa lý. Theo đó, luận án chia mẫu theo địa bàn nghiên cứu. Dựa vào số lượng hộ, tỷ lệ hộ tại
các điểm điều tra, sốlượng mẫu điều tra tại các địa bàn nghiên cứu được lựa chọn
theo đúng tỷ lệ này. Dựa vào đặc điểm tự nhiên, hoạt động sinh kếchính của các địa phương, nghiên cứu chọn ra 2 - 3 xã, phường đại diện cho mỗi huyện, thành
phố. Trong đó tại thành phốĐiện Biên Phủ chọn phường Noong Bua, phường Him Lam và xã Mường Phăng; huyện Điện Biên chọn xã Nong Hẹt, xã Thanh Xương và xã Thanh Nưa; huyện Mường Nhé chọn xã Sín Thầu và Mường Nhé.
3.3.3. Phƣơng pháp xửlý và phân tích số liệu
Số liệu thu được sau quá trình điều tra sẽ đưa vào xử lý trong phần mềm
Excel, SPSS để phân tích. Số liệu thống kê mô tảvà phân tích so sánh được thực hiện để hiểu được thực trạng, đặc điểm, nhận thức và ứng xử của các tác nhân nghiên cứu.
3.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội, nghiên
cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn các hiện tượng kinh tế xã hội dựa trên quan điểm số lớn, để tìm ra bản chất, quy luật vận động của hiện tượng từ đó rút ra các kết luận có tính chất khoa học và có thể dự báo trong tương lai.
Trong đề tài này phương pháp thống kê mô tảđược sử dụng để nêu lên đặc
trưng cơ bản của các tác nhân tham gia. Trong đó có sử dụng các chỉ tiêu thống kê như: số trung bình, tổng số, tần số, tần suất, khoảng biến động...Các chỉ tiêu này được trình bày bằng các bảng biểu, sau đó sẽ được bình luận theo các nhận định
trước đó.
3.3.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này đòi hỏi bao gồm cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối đểnghiên cứu sựkhác nhau về nguồn vốn sinh kế, các chiến lược sinh kế, kết quả sinh kếtrước và sau khi phát triển du lịch tại địa phương, so sánh giữa các hộ có tham gia kinh doanh du lịch và hộkhông kinh doanh du lịch.
3.3.3.3. Phương pháp kiểm định Chi - square
Kiểm định Chi square được sử dụng phổ biến trong việc kiểm định mối
liên hệ giữa hai biến định danh –định danh hoặc định danh – thứ bậc. Phép kiểm
định này cho chúng ta biết có sự tồn tại hay không mối liên hệ giữa hai biến trong tổng thể. Trong nghiên cứu này, Chi square được dùng để kiểm định xem có
sựliên hệ giữa các biến số loại hộ (hộ có hoặc không kinh doanh dịch vụ du lịch) với các biến thể hiện nguồn vốn sinh kế của các hộnông dân.
3.3.3.4. Phân tích ảnh hưởng dựa trên chỉ sốảnh hưởng sinh kế LEI
Chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI (livelihood effect index) được sử dụng để tính toán sự tác động của một yếu tố nào đó tới các nguồn vốn sinh kế: vốn con
người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn xã hội, vốn tài chính. Thông thường, chỉ
số LEI thường được tính cùng với các chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế (LVI) và
chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế theo IPCC (LVI –IPCC). Trong nghiên cứu này,
chỉ sốLEI được ước tính dựa trên các yếu tố chính do Hahn & cs. (2009) và các nghiên cứu có liên quan cũng như xem xét các điều kiện sẵn có của số liệu tại địa
bàn nghiên cứu, đồng thời tham vấn chuyên gia. Downing & cs. (2001) nêu rõ
rằng, các chỉ số về tính dễ bị tổn thương có thể giúp xác định và nhắm đến các
khu vực, ngành nghề hoặc quần thể dễ bị tổn thương, nâng cao nhận thức và là
một phần trong các chiến lược giám sát. Các chỉ số dễ bị tổn thương được xác định dựa trên các yếu tố không gian (vật chất) hoặc phi không gian (xã hội và
và LEI đều cung cấp các chỉ số tổng hợp dựa trên cộng đồng, trong khi LEI còn
cung cấp chỉ số tổng hợp dựa trên hộgia đình.
Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả chỉ ước tính chỉ số ảnh
hưởng sinh kế LEI nhằm làm rõ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân trên các địa bàn nghiên cứu khác nhau. Từ đó, so sánh ảnh hưởng của
phát triển du lịch giữa các huyện, thành phố thuộc tỉnh Điện Biên.
Việc tính toán chỉ sốảnh hưởng sinh kế LEI thông qua các bước sau:
Bước 1: Xác định các yếu tốchính và yếu tố hợp thành;
Bước 2: Chuẩn hóa số liệu để loại bỏ thứnguyên của các yếu tố hợp thành;
Bước 3: Tính toán các yếu tốchính;
Bước 4: Tính toán chỉ số LEI.
Bước 1: Luận án đã xác định các yếu tốchính và yếu tố hợp thành của chỉ số LEI như sau: