Hiện trạng nguồn nhân lực của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên (Trang 95 - 97)

Chỉtiêu Sốlƣợng (ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

1. Trong độ tuổi lao động 1.740 60,46

- Phụ nữ từ 15 – 55 tuổi 881 30,61

- Nam giới từ 15 – 60 tuổi 859 29,85

2. Ngoài độ tuổi lao động 1.138 39,54

- Dưới 15 tuổi 732 25,43

- Phụ nữtrên 55 tuổi 281 9,76

- Nam giới trên 60 tuổi 125 4,34

3. Người khuyết tật, ốm đau 61 2,12

4. Nhân khẩu đi học cần trợ cấp 614 21,33

Tổng sốnhân khẩu 2.878 100

Nguồn: Kết quảđiều tra (2020)

Độ tuổi của người lao động ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động

cũng như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở vùng miền núi thì cần nguồn

lao động trẻ, có sức khỏe tốt vì hầu hết các công việc thường là những việc nặng nhọc, cần đến sức người. So sánh tỷ lệ dân sốtrong và ngoài độ tuổi lao động có

các hộ được điều tra, cao hơn so với dân số ngoài độ tuổi lao động. Ngoài ra, số

trẻem dưới 15 tuổi chiếm 25,43%, số nhân khẩu đang đi học chiếm 21,33% cao

hơn nhiều so với tỷ lệ phụ nữ trên 55 tuổi và nam giới trên 60 tuổi. Có thể nói,

tỉnh Điện Biên có cơ cấu dân số vàng là lợi thế lớn, vì có nguồn lao động trẻ dồi

dào, có cơ hội cải thiện năng suất lao động nhằm tăng trưởng, phát triển kinh tế. Với cơ cấu như trên, nguồn lực con người là thế mạnh của tỉnh, tạo cơ hội cho

tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm cho tương lai. Tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp sẽgóp phần nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tương lai. Số người khuyết tật, ốm đau gây nên những tổn thất về kinh tế như: giảm năng suất lao

động, gia tăng chi phí chữa bệnh. Chi phí chữa bệnh gia tăng ảnh hưởng đáng kể

nguồn ngân sách vốn đã rất eo hẹp của các hộ nông dân. Nó khiến cho các hộ

phải giảm chi cho giáo dục, lương thức và chăm sóc sức khỏe hộgia đình. Năng

suất lao động ởcác hộnông dân giảm do phải dành thời gian chăm sóc người ốm

đau, khuyết tật. Tại Điện Biên, số người khuyết tật, ốm đau chiếm tỷ lệ nhỏ (2,12%) giúp giảm gánh nặng khám chữa bệnh, thời gian và nhân lực chăm sóc cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao cũng đặt

ra không ít thách thức: tỷ lệ thất nghiệp cao nếu không đủ việc làm, các hệ lụy về phúc lợi, an sinh, nghèo đói… dẫn đến nguồn lực con người bị lãng phí.

Để đánh giá chất lượng nguồn lực, nghiên cứu thực hiện điều tra về trình độ học vấn của lao động trong các hộ gia đình. Trong đó, nghiên cứu đã phỏng vấn vềtrình độ học vấn cao nhất và trình độ học vấn thấp nhất mà các lao động trong một gia đình có được. Mức trình độ học vấn thể hiện phần nào năng lực của

lao động. Hộgia đình có lao động có học vấn cao thường có ưu thế trong tiếp cận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công nghệ mới. Do đó, để đánh giá nguồn vốn con người trong sinh kế hộ gia

đình không thể bỏ qua yếu tốtrình độ học vấn.

Kết quảđiều tra cho thấy, sốlượng hộcó lao động có trình độ học vấn cao nhất là trung học phổ thông và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (trung học phổ thông chiếm 44,05%, trung học cơ sở chiếm 33,12%). Tỷ lệ hộ có lao động

có trình độ học vấn cao nhất mức trung cấp/cao đẳng và đại học/trên đại học chiếm tỷ lệ khá nhỏ (đại học/trên đại học chiếm tỷ lệ 2,41%). Hộ có lao động ở

mức trình độ học vấn thấp nhất là tiểu học chiếm phần lớn (58,04%) là hợp lý.

nhiều khó khăn, trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế,

đời sống nhân dân vùng cao vẫn còn thấp dẫn tới việc quan tâm đầu tư, việc tạo

điều kiện cho con em theo học chưa được quan tâm. Đặc biệt, tại huyện Mường

Nhé vốn là một huyện nghèo khó, việc duy trì sĩ số học sinh đến lớp gặp nhiều

khó khăn.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên (Trang 95 - 97)