Thực trạng tiết kiệm của các hộ gia đình

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên (Trang 118)

Tiết kiệm của hộ

Hộ KDDL Hộ không KDDL Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) - Có 220 88,00 258 69,35 - Không 30 12,00 114 30,65 Chi - square 29,216 df 1 Sig. 0,000

Nguồn: Kết quảđiều tra (2020)

Hình 4.11 cho thấy các mục đích chính khi người dân sử dụng tiền tiết kiệm. Tỷ lệ hộ gửi tiết kiệm ngân hàng không cao, trong khi tỷ lệ hộ sử dụng tiền tiết kiệm

đểtái đầu tư cho sản xuất vàkinh doanh. Như vậy, thay vì gửi tiền trong ngân hàng và hưởng lãi suất, đa sốcác hộnông dân đã sử dụng tiền tiết kiệm đểphát triển các hoạt

động sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, phần lớn các hộdân cũng dùng tiền tiết kiệm đểđầu tư vào giáo dục cho con cái. Một phần nhỏ hộnông dân sử dụng tiền tiết kiệm để sửa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, cho vay cá nhân,…

Hình 4.11. Mục đích sử dụng tiền tiết kiệm của hộ dân

Nguồn: Kết quảđiều tra (2020) Tiết kiệm trong hộ gia đình có ý nghĩa vô cùng lớn. Một gia đình có tiết kiệm đồng nghĩa với việc họ có ưu thế về vốn trong sản xuất kinh doanh, có

nhiều cơ hội trong đầu tư hơn. Ngoài ra, nguồn tiết kiệm thể hiện hộcó nguồn tài chính vững vàng, ổn định, giảm những nguy cơ từ biến động kinh tế.

80,33 64,23

9,62 3,14

0,00 20,00 40,00 60,00 80,00

Sản xuất, kinh doanh Đầu tư cho con đi học Gửi ngân hàng Khác

4.2.2. Đánh giá ảnh hƣởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế qua

chỉ sốảnh hƣởng sinh kế (LEI)

Phương pháp tính chỉ số ảnh hưởng sinh kế (LEI) được dựa trên phương pháp mà Hahn & cs. (2009) đã đề ra để tính chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế

(LVI). Bằng việc xác định các yếu tố chính và yếu tố hợp thành, chuẩn hóa số

liệu, tính toán các yếu tốchính, từđó ước tính được chỉ sốảnh hưởng sinh kế.

Bảng 4.18. Xác định các yếu tốchính và yếu tố hợp thành của chỉ số LEI tại

tỉnh Điện Biên

TT Các yếu tốchính của LEI Các yếu tố hợp thành

1 Nguồn vốn tựnhiên (N)

Diện tích đất trung bình của hộ Thay đổi quỹđất của hộ

Hộ sử dụng nước máy

Hộcó đủnước sinh hoạt

Ảnh hưởng PTDL tới môi trường đất

Ảnh hưởng PTDL tới môi trường nước 2 Nguồn vốn con người (H)

Sốlượng lao động của hộ

Trình độ học vấn cao nhất của lao động Hộcó lao động được đào tạo, tập huấn 3 Nguồn vốn vật chất (P)

Loại nhà đang ở

Hộcó điều hòa, tủ lạnh

Loại nhà vệsinh đang sử dụng 4 Nguồn vốn xã hội (S)

Tham gia hội đoàn tại địa phương

Mối quan hệ cộng đồng

Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới mối quan hệ

5 Nguồn vốn tài chính (F)

Thu nhập trung bình hàng tháng của hộ

Thu nhập từ du lịch

Tỷ lệ thu nhập từ du lịch trong tổng thu nhập của hộ

Hộcó tiết kiệm Hộcó vay vốn

Mức vay trung bình của hộ

Trong nghiên cứu này, LEI được tính toán với sựđiều chỉnh theo bối cảnh

địa phương đểđánh giá sựảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế

huyện Mường Nhé. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu đã được triển khai

trong nước và quốc tếcùng với điều tra, phỏng vấn các hộnông dân tại tỉnh Điện

Biên, nghiên cứu đã xác định được yếu tố chính và các yếu tố hợp thành nhằm

đảm bảo ước tính được chỉ sốLEI chính xác nhất.

Sau khi xác định được các yếu tố chính và các yếu tố hợp thành, nghiên

cứu áp dụng các bước tính toán để chuẩn hóa từng yếu tố hợp thành và tính toán

từng yếu tốchính

Yếu tchính 1 – Ngun vn tnhiên gồm các yếu tố hợp thành liên quan đến tài nguyên đất, nước, môi trường. Luận án đã sử dụng các yếu tố thể hiện quỹ đất của hộ, sựtăng giảm quỹđất, nguồn nước hộ sử dụng, những ảnh hưởng của du lịch tới môi trường đất, nước đểxem xét. Giá trị sau chuẩn hóa của các yếu tố

hợp thành và giá trị của yếu tốchính 1 được trình bày tại bảng dưới đây:

Bảng 4.19. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn tựnhiên

TT Các yếu tố

Giá trị chuẩn hóa

TP. Điện Biên Phủ Huyện Điện Biên Huyện Mường Nhé 1 Diện tích đất trung bình của hộ 0,04 0,06 0,16 2 Tỷ lệ hộ bịthay đổi quỹđất 0,15 0,02 0,14 3 Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy 0,63 0,50 0,13 4 Tỷ lệ hộđủnước sinh hoạt 0,92 0,82 0,90 5 Tỷ lệ hộ nhận định phát triển du

lịch ảnh hưởng môi trường đất 0,14 0,05 0,45 6 Tỷ lệ hộ nhận định phát triển du

lịch ảnh hưởng môi trường nước 0,27 0,25 0,27

Giá trị của yếu tốchính 1 0,36 0,28 0,34

Nguồn: Phân tích từ kết quảđiều tra (2020)

So sánh các giá trị chuẩn hóa của các yếu tố giữa 3 địa bàn nghiên cứu nhận thấy: huyện Mường Nhé là nơi có ưu thế về quỹđất hơn so với thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Cùng với thành phố Điện Biên Phủ, huyện

Mường Nhé bị có sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới quỹ đất của các hộ nông dân lớn hơn so với huyện Điện Biên. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy ở huyện

Mướng Nhé rất thấp chứng tỏ các hộ dân nơi đây phải sử dụng các nguồn nước tựnhiên. Điều này tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe do thiếu nước sinh hoạt, sử dụng

nhận định môi trường đất bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch cao hơn so với hai

địa bàn còn lại. So sánh giá trị của yếu tố vốn tựnhiên của 3 địa bàn nghiên cứu cho thấy, mức độ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tài nguyên của cả ba

điểm đều ở mức trung bình, trong đó sự ảnh hưởng của du lịch tới vốn tài nguyên

của thành phốĐiện Biên Phủlà lớn nhất. Thực tếcũng cho thấy, trong 3 địa bàn nghiên cứu, thành phố Điện Biên Phủ là nơi phát triển, tập trung số lượng du

khách tới du lịch, nghỉ ngơi là lớn nhất trong tỉnh. Do đó, đây cũng là nơi có

nhiều sựthay đổi vềcác nguồn tài nguyên như đất, nước, môi trường.

Yếu tchính 2 - Ngun vốn con người gồm các yếu tố hợp thành thể hiện sức khỏe, trình độ, kỹnăng của người lao động trong hộ. Nghiên cứu sử dụng các

yếu tố như số lượng lao động trung bình trong hộ để xem xét về số lượng lao

động; yếu tốtrình độ học vấn và tỷ lệ hộcó lao động được đào tạo tập huấn về du lịch để xem xét về chất lượng nguồn nhân lực. Giá trị sau chuẩn hóa của các yếu tố hợp thành và giá trị của yếu tốchính 2 được trình bày tại bảng 4.20.

Bảng 4.20. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn con ngƣời

STT Các yếu tố

Giá trị chuẩn hóa

TP. Điện Biên Phủ Huyện Điện Biên Huyện Mường Nhé 1 Sốlao động trung bình của hộ 0,31 0,37 0,35 2 Mức học vấn cao nhất của lao động 0,36 0,38 0,36

3 Tỷ lệ hộcó lao động được đào

tạo, tập huấn 0,23 0,27 0,16

Giá trị của yếu tốchính 2 0,30 0,34 0,29

Nguồn: Phân tích từ kết quảđiều tra (2020) Kết quả vềgiá trị chuẩn hóa của các yếu tố hợp thành và yếu tố chính tại 03 huyện, thành phố cho thấy, mức độảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn con người của tỉnh Điện Biên chưa cao. Giá trị của yếu tố con người tại huyện Mường Nhé thấp hơn so với thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện

Biên. Điều này cho thấy, phát triển du lịch chưa thực sựlàm thay đổi nguồn vốn

con người nơi đây. Đặc biệt, tỷ lệ hộ có lao động được đào tạo, tập huấn về du lịch của huyện Mường Nhé thấp hơn hẳn so với thành phố Điện Biên Phủ và

huyện Điện Biên, đòi hỏi các nhà quản lý phải có chính sách hỗ trợ, khuyến

khích người dân nơi đây được tập huấn nâng cao năng lực.

Yếu tchính 3 - Ngun vn vt cht gồm các yếu tố hợp thành như loại

nhà đang ở, vật dụng tiện nghi, loại nhà vệ sinh hộ đang sử dụng. Đối với yếu tố

vật dụng tiện nghi là tỷ lệ hộ sở hữu điều hóa, tủ lạnh. Các yếu tố hợp thành được chuẩn hóa, từđó ước tính giá trị của yếu tốchính thứ 3.

Bảng 4.21. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn vật chất

STT Các yếu tố

Giá trị chuẩn hóa

TP. Điện Biên Phủ Huyện Điện Biên Huyện Mường Nhé 1 Tỷ lệ hộcó nhà ởkiên cố 0,35 0,34 0,16 2 Tỷ lệ hộcó điều hòa, tủ lạnh 0,70 0,79 0,68 3 Tỷ lệ hộcó nhà vệ sinh tự hoại 0,77 0,88 0,77 Giá trị của yếu tốchính 3 0,61 0,67 0,54

Nguồn: Phân tích từ kết quảđiều tra (2020)

Giá trị của yếu tốchính thứ3 đều lớn hơn 0,5 thể hiện sựthay đổi của vốn vật chất tại cả ba điểm nghiên cứu là khá lớn. Trong đó, huyện Điện Biên có giá

trị yếu tốchính thứ 3 là 0,67 cao hơn so với thành phố Điện Biên Phủ và huyện

Mường Nhé. Điều này thể hiện ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn vật chất của huyện Điện Biên là lớn nhất. Những thay đổi này đến từ sự phát

triển kinh tế, trong đó không thể thiếu động lực phát triển từ ngành du lịch. Xem

xét đến giá trị chuẩn hóa của các yếu tố hợp thành có thể thấy, tỷ lệ hộcó nhà ở kiên cố tại huyện Mường Nhé rất thấp do đây là một huyện nghèo của tỉnh, thu nhập của người dân thấp, nhiều hộcòn giữthói quen du canh du cư.

Yếu tchính 4 - Ngun vốn xã hội: Đểước tính giá trị của nguồn vốn xã

hội, nghiên cứu xem xét các yếu tốnhư: tỷ lệ hộ tham gia hội nhóm, đoàn thể tại

địa phương, mức điểm trung bình hộ tựđánh giá về mối quan hệ của hộ với hàng xóm, tỷ lệ hộ nhận định mối quan hệnày bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch. Giá

trị chuẩn hóa của các yếu tố hợp thành nên nguồn vốn xã hội được tính toán, từ đó tính ra giá trị của yếu tố nguồn vốn xã hội tại thành phốĐiện Biên Phủ, huyện

Điện Biên và huyện Mường Nhé. Kết quảước tính giá trị yếu tố vốn xã hội được

Bảng 4.22. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn xã hội

STT Các yếu tố

Giá trị chuẩn hóa

TP. Điện Biên Phủ Huyện Điện Biên Huyện Mường Nhé

1 Tỷ lệ hộ tham gia hội nhóm, đoàn thể 0,77 0,83 0,46 2 Mức điểm trung bình đánh giá mối quan

hệ của hộ với hàng xóm 0,80 0,85 0,76

3 Tỷ lệ hộcó mối quan hệ với hàng xóm

bịảnh hưởng bởi phát triển du lịch 0,60 0,70 0,26

Giá trị của yếu tốchính 4 0,72 0,80 0,49

Nguồn: Phân tích từ kết quảđiều tra (2020)

Có sự chênh lệch lớn trong giá trị của yếu tố chính 4. Sự biến đổi trong nguồn vốn xã hội của thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện

Mường Nhé là khác nhau. Trong đó, huyện Điện Biên có giá trị yếu tốxã hội lớn nhất. Điều này thể hiện phát triển du lịch đã ảnh hưởng lớn tới nguồn vốn xã hội tại huyện Điện Biên, trong khi đó, sựảnh hưởng này tại huyện Mường Nhé chỉở

mức trung bình. Huyện Mường Nhé cũng có sốít hộ nhận định mối quan hệ của họ với làng xóm bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch. Thực tế, các hoạt động du lịch tại huyện Mường Nhé chưa nhiều, do đó mức độ ảnh hưởng của nó tới quan hệ cộng đồng không cao.

Yếu t chính 5 – Ngun vốn tài chính: Giá trị của yếu tố chính vốn tài chính được ước tính bằng cách chuẩn hóa giá trị của các yếu tố hợp thành bao

gồm: Thu nhập trung bình hàng tháng, mức thu nhập đến từ du lịch, tỷ lệ thu nhập từ du lịch trong tổng thu nhập của hộ, tỷ lệ hộ có tiết kiệm, có vay vốn và

mức vốn vay trung bình. Giá trị của các yếu tố hợp thành và giá trị của yếu tố chính 5 được trình bày ở bảng 4.23.

Giá trị của yếu tố tài chính ở thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé khá giống nhau. Giá trị ước tính nhỏ hơn 0,5 cho thấy ảnh

hưởng của phát triển du lịch tới vốn tài chính của các hộ dân tại tỉnh Điện Biên không cao. Tỷ lệ hộ vay vốn tại huyện Mường Nhé cao hơn nhiều so với các địa

bàn còn lại chứng tỏ nhu cầu về vốn của các hộ dân tại đây rất cao. Tuy nhiên,

hoạch định chính sách cần phải có chính sách hỗ trợ người dân có thể tiếp cận tới

được các nguồn vốn.

Bảng 4.23. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn tài chính

STT Các yếu tố

Giá trị chuẩn hóa

TP. Điện Biên Phủ Huyện Điện Biên Huyện Mường Nhé 1 Thu nhập trung bình hàng tháng 0,16 0,17 0,16 2 Thu nhập từ du lịch 0,11 0,06 0,06 3 Tỷ lệ thu nhập từ du lịch trong tổng thu nhập của hộ 0,22 0,20 0,16 4 Tỷ lệ hộcó tiết kiệm 0,69 0,86 0,78 5 Tỷ lệ hộcó vay vốn 0,54 0,62 0,95 6 Mức vốn vay trung bình 0,09 0,10 0,26 Giá trị của yếu tốchính 5 0,30 0,33 0,39

Nguồn: Phân tích từ kết quảđiều tra (2020) Chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI được tính dựa trên giá trị của 5 yếu tố nguồn vốn: vốn tự nhiên (N), vốn con người (H), vốn vật chất (P), vốn xã hội (S), vốn tài chính (F). Chỉ số LEI được ước tính và phân theo địa bàn nghiên cứu là thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé nhằm so sánh mức độ ảnh

hưởng của phát triển du lịch tới các địa phương khác nhau.

Bảng 4.24. Kết quảtính toán chỉ số LEI dựa trên 5 yếu tốchính

STT Yếu tốchính Số yếu tố hợp thành TP. Điện Biên Phủ Huyện Điện Biên Huyện Mƣờng Nhé 1 Vốn tựnhiên 6 0,36 0,28 0,34 2 Vốn con người 3 0,30 0,34 0,29 3 Vốn vật chất 3 0,61 0,67 0,54 4 Vốn xã hội 3 0,72 0,80 0,49 5 Vốn tài chính 6 0,30 0,33 0,39 LEI 0,42 0,43 0,37

Kết quả ước tính chỉ số LEI cho thấy, chỉ số LEI tại cả 3 địa bàn nghiên

cứu đều ở mức trung bình, trong đó chỉ số LEI của thành phố Điện Biên Phủ và

huyện Điện Biên cao hơn huyện Mường Nhé.

Hình 4.12. Sơ đồ biểu diễn các giá trị vốn tự nhiên, vốn con ngƣời,

vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tài chínhcủa LEI

Nguồn: Phân tích từ kết quảđiều tra (2020) Huyện Điện Biên có nguồn vốn xã hội bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các

hoạt động du lịch. Do đây là địa phương có nhiều điểm du lịch. Hoạt động du lịch nơi đây, đặc biệt là hình thức du lịch cộng đồng đã thúc đẩy người dân tại

đây mở rộng mối quan hệ, gia tăng sự gắn kết với các hộ xung quanh để cùng phát triển du lịch. Hoạt động du lịch phát triển còn giúp người lao động được

nâng cao kỹnăng, trình độ. Qua đó tác động tới nguồn vốn con người của huyện. Nhờ sựhình thành và phát triển của nhiều điểm du lịch, huyện Điện Biên cũng là địa phương có nguồn vốn vật chất thay đổi nhiều nhất. Hoạt động kinh doanh các

dịch vụ du lịch đã đem lại nguồn thu nhất định cho người dân, từ đó đem lại sự

cải thiện trong tài sản sở hữu của các hộ.

Thành phốĐiện Biên Phủlà nơi có sựảnh hưởng của phát triển du lịch tới

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)