Chỉtiêu Sốlƣợng
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
1. Hộcó các hoạt động SXKD liên quan tới du lịch
- Có 250 40,19
- Không 372 59,81
2. Các hoạt động SXKD liên quan tới du lịch
- Làm đồ thủcông 40 16,0
- Kinh doanh cửa hàng (ăn uống, đồlưu niệm,… 77 30,8
- Làm thuê (bán hàng, lái xe, lao công,…) 104 41,6
- Kinh doanh cơ sởlưu trú 7 2,8
- Kinh doanh vận tải 7 2,8
- Hướng dẫn viên 3 1,2
- Khác (bán nông sản, văn nghệ phục vụ du
khách,…) 47 18,8
Nguồn: Kết quảđiều tra (2020) Tại Điện Biên, sự phát triển của ngành du lịch đã kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành sản xuất, dịch vụ, đồng thời thu hút các hộ nông dân tham gia vào các hoạt động để cung cấp dịch vụ du lịch (DVDL) và các dịch vụđi kèm
với tỷ lệ các hộ này chiếm 40,19% số hộ tham gia phỏng vấn. Trong đó, các ngành SXKD như sản xuất đồ thủ công, kinh doanh cửa hàng, kinh doanh vận tải, lưu trú và nhiều ngành khác được phát triển theo.
Tỷ lệ hộ tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụkhách du lịch chiếm 16,0% trong tổng số hộcó SXKD liên quan đến du lịch. Điện Biên là tỉnh
đa dân tộc với những sắc thái văn hóa độc đáo, đa dạng. Vì thế, việc phát triển nghề, sản phẩm thủcông truyền thống các dân tộc có vai trò vô cùng quan trọng.
Các sản phẩm thủcông mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc có thểđược chia thành 5 nhóm: sản phẩm dệt thổ cẩm, sản phẩm mây tre đan, sản xuất các nhạc cụ
truyền thống, sản phẩm kim hoàn và sản phẩm mộc mỹ nghệ. Trong đó, nhóm hàng dệt thổ cẩm, mây tre đan và nhạc cụ truyền thống hiện nay nhu cầu thị trường là rất lớn nhưng mới chỉ được sản xuất một cách tự phát, manh mún trong
hạn chế, sản xuất thường được thực hiện trong lúc nông nhàn, sản phẩm còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại.
Vận tải và lưu trú là hai dịch vụ đi kèm không thể tách rời của ngành du
lịch. Nói đến du lịch là sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú và làm việc
thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định. Vì vậy, khâu hoạt động đầu tiên của ngành du lịch là vận chuyển
đưa đón hành khách. Sự gia tăng số lượng hành khách kéo theo sự gia tăng của
các đơn vị cung cấp các dịch vụ vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của
khách. Bên cạnh nhu cầu đi lại, nhu cầu vềở trọ của con người khi rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình cũng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các cơ
sở lưutrú. Căn cứ vào nhu cầu và khảnăng thanh toán của con người, nhiều loại
hình cơ sở lưu trú xuất hiện như: khách sạn các loại, nhà khách, nhà nghỉ, nhà
trọ, biệt thự,… Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng hộ kinh doanh vận tải và nhà trọ đều chiếm tỷ lệ 2,8%, thấp hơn nhiều so với các hộ kinh doanh dịch vụ khác. Thực tế, toàn tỉnh Điện Biên chỉ có 145 cơ sở lưu trú, hầu hết các cơ sở được đặt ởthành phốĐiện Biên Phủ. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, sốít các
hộkinh doanh nhà trọđặt tại huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé, do nhu cầu
ở lại các huyện này thấp. Các dịch vụ vận tải của tỉnh Điện Biên khá đơn giản,
thường chỉ cung cấp dịch vụcho thuê xe, vận chuyển khách du lịch. Các hộnông dân kinh doanh dịch vụ vận tải gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từcác đơn vịởcác
tỉnh khác. Do khách du lịch thường di chuyển từđịa phương khác tới Điện Biên nên thường thuê đơn vị vận chuyển bên ngoài tỉnh. Tỷ lệ hộgia đình kinh doanh lĩnh vực vận tải và cơ sở lưu trú thấp thể hiện số lượng du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, đồng thời thể hiện
hai lĩnh vực kinh doanh này còn nhiều thị phần đểcác hộ đầu tư.
Bên cạnh di chuyển và lưu trú, nhu cầu ăn uống, mua sắm của khách du
lịch cũng không thể thiếu. Trong đó, ăn uống là nhu cầu thiết yếu, cơ bản nhất của con người để tồn tại và phát triển. Quá trình du lịch, nghỉ dưỡng, nhu cầu và các dịch vụ phục vụăn uống của du khách tăng nhanh. Đối với ngành du lịch, ăn
uống của du khách không chỉđơn giản đểthõa mãn nhu cầu sinh lý là tồn tại của
thức các món ăn đặc trưng của mỗi dân tộc, khách du lịch còn có nhu cầu tìm
hiểu nền văn hóa các dân tộc thông qua các món ăn. Sựphát triển của du lịch đã kéotheo các loại hình kinh doanh ăn uống hình thành và phát triển song hành tại tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nông dân mở các cơ sở phục vụ ăn uống, bán đồ lưu
niệm cho khách du lịch chiếm tỷ lệkhá cao (30,8%). Trong đó các cơ sởăn uống
thường phục vụ các món ăn đa dạng, đậm chất dân tộc của đồng bào vùng cao. Các cửa hàng bán đồ lưu niệm thường nằm gần khu du lịch và trên các tuyến
đường lớn. Ngoài ra nhiều cơ sởlưu trú còn phục vụăn uống ngay tại cơ sở. Như
vậy, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, tỉnh Điện Biên cần có
những biện pháp quản lý chặt chẽđểtránh tình trạng chặt chém, nâng giá các loại
hình dịch vụ. Đặc biệt, với các cơ sở lưu trú, vận tải, kinh doanh ăn uống cần
nâng cao chất lượng, đảm bảo vệsinh, an toàn thực phẩm.
Tỷ lệ hộ có lao động làm thuê trong các cơ sở phục vụ khách du lịch chiếm tới 41,6%. Các công việc chủ yếu bao gồm: bán hàng, lái xe, lễ tân, lao công,…Lao động làm việc thường nhận mức tiền công thấp, không có hợp đồng
lao động. Tuy nhiên, các công việc trên không đòi hỏi trình độ học vấn cao nên thu hút nhiều lao động tham gia. Bên cạnh đó, có một tỷ lệ rất nhỏ hộcó lao động
là hướng dẫn viên du lịch và 18,8% hộ tham gia các công việc khác. Cụ thể bao gồm các việc: bán hàng nông sản, tham gia văn nghệ tại bản phục vụ du khách, hướng dẫn khách thăm quan tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống
hàng ngày tại nhà. Các công việc này thường theo mùa vụ, thu nhập bấp bênh,
chỉ được coi là việc phụbên cạnh các công việc khác của hộ.
Như vậy, sự phát triển của du lịch tại tỉnh Điện Biên đã kéo theo sự tham gia của các hộ gia đình vào các lĩnh vực liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm cung cấp sản phẩm du lịch. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của du khách, đi cùng
với các nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa thông thường và các hàng hóa đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…đã tác động tới nhiều lĩnh vực kinh tếkhác. Từ đó tạo ra nhiều hoạt động sinh kế thay thế cho sinh kế truyền thống là nông nghiệp của người dân vùng cao
4.2. ẢNH HƢỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SINH KẾ HỘ NÔNG DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
4.2.1. Ảnh hƣởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế
4.2.1.1. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn con người
Vốn con người hàm ý ―số lượng và chất lượng của lực lượng lao động‖, trong đó, chất lượng được phản ánh qua tình hình sức khỏe, dinh dưỡng, giáo
dục, kiến thức, kỹnăng, năng lực làm việc, khảnăng thích nghi của lực lượng lao
động. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế cho hộ nông dân bởi lẽ trong bất kì loại hình sản xuất nào, yếu tố con
người luôn là sự quan tâm hàng đầu. Yếu tốcon người/người lao động trong sản xuất được đánh giá bởi nhiều yếu tố như độ tuổi, trình độ học vấn và đào tạo
chuyên môn, trình độ tay nghề, năng suất lao động. Luận án phân tích số lượng
lao động, tình trạng người khuyết tật, ốm đau cũng như tỷ lệngười đi học để cho thấy hiện trạng nguồn nhân lực của các hộnông dân.