Giá trị Eigenvalues

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên (Trang 133)

phƣơng sai % cộng dồn Tƣơng quan Canonical 1 1,405 90,2 90,2 0,764 2 0,124 7,9 98,1 0,332 3 0,029 1,9 100,0 0,168

Nguồn: Kết quả điều tra (2020) Kiểm định Wilk’s Lambda cho thấy giá trị Sig. của hàm 1 và hàm 2 đều bằng 0,000 < 0,05; chứng tỏ cả hai hàm này cùng lúc có khả năng phân biệt 4

nhóm một cách có ý nghĩa thống kê. Bảng 4.31. Kiểm định Wilk’s Lambda Kiểm định các hàm Wilks' Lambda Giá trị Khi

bình phƣơng Bậc tự do Giá trị Sig.

1 through 3 0,360 616,662 42 0,000

2 through 3 0,865 87,479 26 0,000

3 0,972 17,248 12 0,141

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Phân tích biệt sốtheo nhóm hộ với 14 yếu tố. Kiểm định sự bằng nhau về trung bình của các yếu tố ở bảng 4.29 cho thấy, các yếu tố: X1, X2, X3, X4, X7, X8, X9, X12, X13, X14có sựkhác nhau về giá trị trung bình, thể hiện ở giá trị Sig.<

0,05, giá trị Sig. của X14 < 0,1. Các yếu tốkhác X5, X6, X10, X11 có giá trị Sig. >

0,05 nên không khác nhau về giá trị trung bình. Hay nói cách khác, giữa các nhóm hộkhông có sựkhác nhau về: hộcó đủ nước sinh hoạt, loại nhà đang ở, hộ đã từng vay vốn và mức vay trung bình.

Bảng 4.32. Bảng hệ sốhàm khác biệt dạng chuẩn tắc Hàm 1 2 3 Thu nhập từ du lịch 1.132 -0.418 -0.038 Học vấn cao nhất của lđ -0.011 0.224 0.143

Số LĐ được đào tạo về du lịch 0.206 0.757 -0.072

Diện tích đất của hộ -0.091 0.084 0.161

Nguồn nước sử dụng (hộ có sử dụng nước máy) 0.189 -0.311 0.774

Hộ có đủ nước sinh hoạt -0.038 -0.042 -0.351

Loại nhà đang ở -0.043 0.072 0.037 Loại nhà vệ sinh -0.089 -0.005 -0.05 Thu nhập của hộ -0.436 0.171 -0.47 Hộ có vay vốn 0.073 -0.371 0.39 Mức vay trung bình -0.282 0.244 -0.263 Hộ có tiết kiệm 0.16 0.264 0.619

Hộ có tham gia hội nhóm, đoàn thể 0.074 0.125 0.353

Mối quan hệ với hàng xóm -0.006 -0.143 0.034

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Các hệ số chuẩn hóa ở bảng 4.32 cho thấy thu nhập từ du lịch có hệ số lớn

trong hàm thứ nhất, trong khi hàm thứ hai có hệ số lớn đối với biến số lao động

được đào tạo về du lịch, hàm thứ ba có biến nguồn nước sử dụng có hệ số lớn nhất. Đây là các biến đóng góp nhiều hơn vào khả năng phân biệt của hàm. Điều

Bảng 4.33. Bảng ma trận cấu trúc Hàm 1 2 3 Thu nhập từ du lịch 0.846* -0.072 -0.325 Diện tích đất của hộ -0.140* 0.043 -0.026 Hộ có vay vốn -0.061* -0.033 0.04 Loại nhà đang ở 0.041* 0.012 0.004

Số LĐ được đào tạo về du lịch 0.364 0.790* -0.07

Học vấn cao nhất của LĐ 0.044 0.382* -0.067

Mối quan hệ với hàng xóm -0.071 -0.179* 0.037

Hộ có đủ nước sinh hoạt 0.066 -0.089* -0.06

Hộ có tham gia hội nhóm, đoàn thể 0.067 0.21 0.462*

Hộ có tiết kiệm 0.156 0.327 0.452*

Nguồn nước sử dụng 0.142 -0.247 0.424* (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập của hộ 0.245 0.2 -0.272*

Mức vay trung bình -0.006 0.063 -0.194*

Loại nhà vệ sinh -0.13 -0.096 -0.164*

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Các biến có hệ số lớn trong cùng một hàm được nhóm chung với nhau. Việc phân nhóm được thể hiện bằng các dấu sao (*). Như vậy, các biến: thu nhập từ du lịch, diện tích đất của hộ, hộ có vay vốn, loại nhà đang ở có hệ số ở hàm

thứ nhất lớn hơn hệ số ởhàm thứ hai và thứba. Các biến này chủ yếu gắn kết ở hàm thứ nhất Các biến: Số lao động được đào tạo về du lịch, học vấn cao nhất của lao động, mối quan hệ với hàng xóm, hộ có đủnước sinh hoạt có hệ sốởhàm

thứ hai cao hơn các hàm thứ nhất và thứba. Các biến còn lại gắn kết với nhau ở hàm thứba. Chúng ta có thể dựa vào các biến này đểphân biệt các nhóm hộ với

So sánh về mức học vấn cao nhất của lao động và số lao động được đào

tạo giữa các nhóm hộ thấy rằng, các hộ kinh doanh du lịch có trình độ học vấn của lao động cao hơnvà có số lượng lao động được đào tạo, tập huấn cao hơn so với hộ không kinh doanh du lịch. Tuy nhiên giá trị trung bình của cả hai yếu tố này ởnhóm hộ mà thu nhập đến từ du lịch chiếm trên 85% nhỏhơn so với nhóm

hộcó thu nhập đến từ du lịch chiếm dưới 50%.

Do sinh kế chính là nông nghiệp, nhóm 1 có diện tích đất trung bình mỗi hộcao hơn rất nhiều so với các nhóm còn lại. Trong khi đó, các nhóm hộ mà sinh

kế chính là kinh doanh du lịch có xu hướng sử dụng nước máy hơn là sử dụng nguồn nước tựnhiên; sử dụng nhà vệ sinh dạng tự hoại, hợp vệsinh thay cho nhà

vệ sinh dạng thô, không hợp vệ sinh. Đây là xu hướng tất yếu, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, các nhóm hộ kinh doanh dịch vụ du lịch phải cải thiện cơ sở vật chất, nguồn nước sinh hoạt…

So sánh mức thu nhập của các nhóm hộ cho thấy, các hộ kinh doanh du lịch có thu nhập trung bình hàng tháng và thu nhập đến từ du lịch cao hơn so hộ không kinh doanh du lịch. Đặc biệt, nhóm 4 bao gồm hộ có sinh kế chính là du

lịch, thu nhập hầu như đến từ hoạt động kinh doanh du lịch có mức thu nhập

trung bình hàng tháng cao hơn so với các nhóm hộcòn lại, chứng tỏphát triển du lịch giúp các hộ gia tăng thu nhập.

Nhóm 2 và nhóm 3 bao gồm các hộ có thu nhập từ du lịch trên 10% và dưới 85% có xu hướng có tiết kiệm nhiều hơn nhóm 1. Trong khi đó, nhóm 4 là nhóm có thu nhập gần như hoàn toàn từ kinh doanh du lịch có xu hướng sử dụng nguồn vốn trong hộ cho hoạt động tái đầu tư.

Xét về vốn xã hội giữa các nhóm hộ thấy rằng, nhóm 2 và nhóm 3 có xu hướng tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ, đoàn thể tại địa phương hơn nhóm 1. Tuy nhiên, mức điểm trung bình tự đánh giá mối quan hệ của hộ với hàng xóm ở nhóm 1 cao hơn các nhóm còn lại. Điều này cho thấy, phát triển du lịch

giúp các hộ mở rộng mối quan hệ nhưng cũng có thể làm giảm tính gắn kết trong cộng đồng.

Như vậy, so sánh sự khác biệt về giá trị trung bình các yếu tố giữa các nhóm hộ thấy rằng, các hộ kinh doanh du lịch có sự cải thiện nhất định về nguồn vốn sinh kế, có mức thu nhập cao hơn so với hộ không kinh doanh du lịch. Giữa

doanh dịch vụ du lịch cũng có sự khác biệt; trong đó, hộ có sinh kế chính là du

lịch, thu nhập từ du lịch chiếm từ 50 - 85% tổng thu nhập (nhóm 3) có ưu thế về

vốn tự nhiên (nguồn nước sử dụng), vốn tài chính (tiết kiệm), vốn xã hội hơn so

với nhóm 2 và nhóm 4. Nhóm hộcó sinh kế chính là du lịch, thu nhập từ du lịch chiếm 85% trở lên trong tổng thu nhập (nhóm 4) có ưu thế về vốn vật chất và thu

nhập so với nhóm 2 và nhóm 3. Nhóm 2 có sinh kế chính không phải là kinh

doanh du lịch, nhóm có ưu thế về vốn tự nhiên (diện tích đất trung bình) và vốn

con người.

4.2.5. Đánh giá chung về ảnh hƣởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ

nông dân tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 – 2020

Nghiên cứu đã phân tích các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch của các hộ nông dân tỉnh Điện Biên và đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế và kết quả sinh kế. Thông qua quá trình tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu, có thể kết luận những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển du lịch tới sinh kế hộnông dân tại tỉnh Điện Biên như sau:

4.2.5.1. Nhng ảnh hưởng tích cực của phát triển du lịch đến sinh kế hnông dân tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 2020

Phát triển du lịch đã có những tác động tích cực tới các nguồn vốn sinh kết. Cụ thể:

Kết quảnghiên cứu đã cho thấy phát triển du lịch giúp gia tăng chất lượng nguồn vốn con người. Bằng việc kinh doanh du lịch, các hộ nông dân đã có được nguồn thu đểđầu tư vào học hành cho con cái hoặc người lao động. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động tập huấn, đào tạo, nhân lực trong ngành du lịch được nâng

cao kỹnăng và kiến thức.

Phát triển du lịch ảnh hưởng tới nhiều mặt của vốn xã hội. Các loại hình

du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ngày càng phát triển ởĐiện Biên đã nảy sinh

các cơ hội hợp tác, chia sẻ lợi ích giữa các gia đình, từđó tăng cường sựliên kết giữa các hộ nông dân. Không chỉ vậy, du lịch còn giúp hình thành và thúc đẩy

các hội nhóm phát triển và giúp người kinh doanh du lịch mở rộng các mối quan hệ. Xem xét tác động tích cực của phát triển du lịch tới vốn xã hội không thể bỏ qua tác động tới vị thế của người phụ nữ. Với tỷ lệ 67,97% lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh là phụ nữ, du lịch đã tạo cơ hội để phụ nữ gia tăng thu nhập, nâng cao tiếng nói trong gia đình và xã hội.

Đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tự nhiên có thể thấy,

phát triển du lịch tác động tích cực tới nhóm nhỏ các hộ nông dân. Thông qua quá trình mua bán đất đai, một tỷ lệ nhỏ các hộđã gia tăng diện tích đất để phục vụ việc xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi,... Bên cạnh

đó, phát triển du lịch cũng ảnh hưởng tới ý thức sử dụng nước sạch của các hộ nông dân. Nguồn nước trong các khu du lịch, điểm nghỉ dưỡng, trong các nhà

nghỉ, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng... phục vụkhách du lịch đòi hỏi phải có chất

lượng nhất định. Điều này khuyến khích các hộnông dân tham gia kinh doanh du lịch phải cải tạo nguồn nước gia đình đang sử dụng hoặc kết nối với đường nước

máy tại địa phương.

Nghiên cứu đã so sánh các hộ kinh doanh du lịch và các hộ không kinh

doanh du lịch và nhận thấy, tỷ lệcác hộ kinh doanh du lịch sở hữu nhà kiên cốvà các loại tài sản như: ti vi, bếp ga, bếp điện, tủ lạnh, điều hòa, xe máy, xe điện,

bình nóng lạnh cao hơn. Như vậy, phát triển du lịch đã góp phần giúp các hộ gia

tăng nguồn vốn vật chất.

Các tác động của phát triển du lịch tới vốn tài chính của các hộ nông dân khá rõ rệt. Tỷ lệ hộ kinh doanh du lịch có thu nhập cao và có tiết kiệm cao hơn so

với hộkhông kinh doanh du lịch. Phát triển du lịch đã giúp gia tăng thu nhập cho

các hộnông dân, góp phần đảm bảo nguồn tài chính vững vàng, tạo nên ưu thế về

vốn kinh doanh.

Phát triển du lịch đã tác động tích cực tới các kết quả sinh kế theo hướng: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm tính tổn thương và tăng tính ổn định.

Với sinh kế truyền thống của các hộnông dân của tỉnh Điện Biên là nông nghiệp,

người dân chịu nhiều rủi ro vì sâu bệnh, thời tiết, giá cả,... Du lịch đã trở thành sinh kế thay thế cho sinh kế truyền thống của các hộ nông dân với đa số hộ nông dân đồng ý với phát biểu ―phát triển du lịch tạo nguồn thu ổn định hơn so với nông nghiệp‖. Tỷ lệ hộ đánh giá phát triển du lịch đã làm tăng thu nhập cho hộ

chiếm 39,39%. Thu nhập hàng tháng của các hộ gia tăng chủ yếu ở mức dưới 5 triệu/tháng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra , tỷ lệ lao động quay về địa phương làm du lịch chiếm 11,72% trong tổng số lao động hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch. Nhờđó, những nguy cơ và tổn thương như bạo hành, bất bình đẳng, phân

4.2.5.2. Nhng ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch đến sinh kế hnông dân tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 2020

Bên cạnh những tác động tích cực, phát triển du lịch cũng có những ảnh

hưởng tiêu cực tới nguồn vốn sinh kế của các hộgia đình tỉnh Điện Biên. Kết quả điều tra chỉ ra:tỷ lệ hộkhông kinh doanh du lịch đánh giá mối quan hệ của các hộ ở mức tốt cao hơn so với hộ kinh doanh du lịch cho thấy phát triển du lịch có thể gây ảnh hưởng tiêu cực ở mặt nào đó tới mối quan hệ của các hộnông dân. Phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển du lịch cũng tiềm ẩn các nguy cơ đối với vốn tài nguyên. Một tỷ lệ nhỏ hộ nông dân bị giảm quỹđất đặt ra các vấn đềtrong tương lai nếu du lịch ngày càng phát triển như: thiếu việc làm, mất an toàn lương thực, lao động di cư. Bên cạnh

đó, vấn đề người dân bán đất hoặc bị thu hồi đất để phát triển du lịch nhưng lại

không được hưởng lợi từ du lịch đòi hỏi các nhà quản lý phải có kế hoạch nhằm hỗ trợ nhóm hộ nông dân này. Một phần nhỏ các hộ cho rằng phát triển du lịch khiến môi trường không khí, đất, nước trởnên tệ hơn cũng cho thấy tác động tiêu

cực của du lịch tới vốn tài nguyên. Sự gia tăng nước thải từcác nguồn, gia tăng phương tiện giao thông khiến ô nhiễm không khí, xói mòn đất do phá rừng là

những hệ quả tất yếu nếu như du lịch phát triển mạnh.

Phát triển du lịch ở tỉnh Điện Biên đã ảnh hưởng tới giá cả. Đa số hộnông

dân khẳng định phát triển du lịch khiến giả cả sinh hoạt tăng. Sự có mặt ngày càng nhiều của khách du lịch đã thúc đẩy tiêu dùng tại tỉnh Điện Biên. Các cửa

hàng không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương mà còn của khách du

lịch. Nhu cầu tiêu dùng tăng cùng với đòi hỏi về chất lượng hàng hóa cao hơn trước và các loại chi phí đầu vào tăng đã đẩy mức giá sinh hoạt tại các điểm du lịch tăng so với những năm trước đây.

Sự phát triển của du lịch tại tỉnh Điện Biên đã kéo theo sự tham gia của

các hộ gia đình vào các lĩnh vực liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm cung cấp sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, tỷ lệ hộcó lao động làm thuê với các công việc chủ

yếu như: bán hàng, lái xe, lễ tân, lao công…. vẫn khá cao. Những công việc này không đòi hỏi trình độ học vấn cao nhưng lao động trong các ngành phi chính

thức này có thể đối mặt với các vấn đề như: tiền công thấp, điều kiện làm việc

không đảm bảo, các chếđộ bảo hiểm, chăm sóc y tếkhông được bảo đảm,…

Những ảnh hưởng tiêu cực này đặt ra bài toán cho chính quyền và các nhà

xảy ra trong tương lai. Đó là các vấn đề liên quan đến việc làm cho người nông dân bị mất đất, vấn đề ô nhiễm môi trường, các chính sách đối với người lao

động trong ngành du lịch.

4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG ẢNH HƢỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ

ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ

CỦA HỘNÔNG DÂN TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

Dựa trên kết quả nghiên cứu, chính sách phát triển du lịch của tỉnh, phân tích sựảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ dân trên địa bàn tỉnh Điện

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên (Trang 133)