Loại hộ
Mối quan hệ giữa hộgia đình với hàng xóm
Trung bình Tốt Rất tốt Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Hộ kinh doanh DL 35 14 60 24 155 62 Hộkhông kinh doanh DL 40 10,75 65 17,47 267 71,77
Nguồn: Kết quảđiều tra (2020)
Tuy nhiên, tỷ lệ hộ không kinh doanh du lịch đánh giá mối quan hệ của
các hộ ở mức tốt cao hơn so với hộ kinh doanh du lịch cho thấy phát triển du lịch
có thểgây ảnh hưởng tiêu cực ở mặt nào đó tới tính gắn kết trong cộng đồng.
Đểphân tích rõ hơn, nghiên cứu cũng đề nghị các hộgia đình đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới mối quan hệ của gia đình họ với hàng xóm theo các chiều hướng từ rất xấu tới rất tốt. Kết quảđược thể hiện ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Ảnh hƣởng của phát triển du lịch tới mối quan hệ của các hộdân
Mức ảnh hƣởng Số lƣợng(hộ) Tỷ lệ(%) Rất xấu - - Xấu 11 1,77 Không đổi 269 43,25 Tốt 296 47,59 Rất tốt 46 7,40
Nguồn: Kết quảđiều tra (2020) Số lượng hộ đánh giá phát triển du lịch khiến cho mối quan hệ giữa các
hộ gia đình không thay đổi hoặc trở nên tốt chiếm tỷ lệ cao nhất. Không có hộ nào cho rằng phát triển du lịch ảnh hưởng rất xấu tới mối quan hệ giữa các hộ và
chỉ có một số nhỏ hộ đánh giá phát triển du lịch ảnh hưởng xấu. Điều này cho
dân. Do các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ngày càng phát triển ở
tỉnh Điện Biên đã đòi hỏi sựliên kết giữa các hộ gia đình. Hoạt động kinh doanh du lịch đã giúp các hộcó cơ hội hợp tác, chia sẻ lợi ích từ đó gia tăng tính cố kết trong cộng đồng.
Sự phát triển của du lịch khiến cho nhu cầu sử dụng lao động trong ngành du lịch tăng lên. Đối với một tỉnh vùng cao như Điện Biên, phát triển du lịch đã tác động không nhỏ tới vị thế của người phụ nữ trong kinh tế gia đình. Phụ nữ dân tộc thường kiếm sống phụ thuộc nhiều vào đất đai, ít có cơ hội tự quyết định các vấn đề có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Việc phụ thuộc vào nông nghiệp cũng khiến nhóm dân số này đặc biệt dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và thiên tai. Nhiều phụ nữ dân tộc là nạn nhân của bạo hành, phân biệt đối xử, ít được bảo vệ, khả năng tiếp cận các dịch vụ pháp lý của họ bị hạn chế. Phát triển
du lịch đem tới cơ hội có việc làm và thu nhập, từ đó giúp người phụ nữ tăng tiếng nói trong gia đình và xã hội.
Hình 4.6. Tỷ lệ lao động trực tiếp trong du lịch phân theo giới tính
Phát triển du lịch tại Điện Biên đã thu hút sự tham gia của phụ nữ trong
các công việc phục vụ du khách. Phụ nữ chiếm tới 67,97% lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh. Với tỷ lệ phụ nữ tham gia vào ngành du
lịch cao, rõ ràng ngành du lịch có khả năng là một phương tiện trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là tại các tỉnh vùng cao như Điện Biên. Du lịch đã tạo cơ hội tốt
đểngười phụ nữtham gia vào lực lượng lao động, mở ra cơ hội đểhình thành đội
ngũ lao động nữ là doanh nhân và có vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, hầu hết công
việc của phụ nữ tại Điện Biên là các công việc làm thuê như bán hàng, lao công,
phục vụ nhà hàng, khách sạn, bán nông sản, biểu diễn văn nghệ… Đây là những
67,97 % 32,03 %
Nữ
công việc có các điều kiện làm việc không đảm bảo trong khi mức lương lại thấp, phụ nữ dễ bị bạo hành, căng thẳng. Như vậy, phát triển du lịch đã mở ra cơ hội việc làm, giúp nâng cao vị thế của phụ nữ. Nhưng muốn thúc đẩy hơn nữa vai trò
của phụ nữ, cần tăng cường cơ sở pháp lý bảo vệ phụ nữ làm du lịch, gồm các quy định bình đẳng về mức lương tối thiểu, cải thiện chế độ thai sản, thời gian làm việc. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cần quan tâm lĩnh vực giáo dục và đào tạo du lịch cho phụ nữ nhằm nâng cao trình độ giáo dục cho phụ nữ, từ đó giúp phụ nữcó tiếng nói trong quá trình đàm phán tiền công.
Như vậy, phát triển du lịch tại tỉnh Điện Biên đã có những ảnh hưởng nhất định tới nguồn vốn xã hội. Những ảnh hưởng tích cực như: thúc đẩy các hộ nông dân mở rộng mối quan hệ, gia tăng tính gắn kết trong cộng đồng, tạo cơ hội việc làm, thúc đẩy hội nhập và nâng cao tiếng nói cho người phụ nữ.
4.2.1.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tài nguyên
Vốn tự nhiên có thể bao gồm đất đai và sản vật, nước và nguồn nước, cây cối và các sản phẩm từ rừng, sinh vật tự nhiên, các loại sợi và lương thực tự nhiên, sự đa dạng sinh học, môi trường, khí hậu. Vốn tự nhiên là nền tảng để con người xây dựng nền kinh tế - xã hội thịnh và sự thịnh vượng. Con người khai thác tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố môi trường để phục vụ đời sống của mình. Các nguồn lực tự nhiên mà chủ yếu là nguồn nước, các loại đất canh tác, sản xuất, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản,...như là yếu tố quan trọng trong phát triển sinh kế của người dân. Với đặc điểm tự nhiên của tỉnh Điện Biên, diện tích đất nông – lâm nghiệp chiếm tới 77,17% tổng diện tích đất tự nhiên, người dân sống phụ thuộc vào nương rẫy, do đó, trong phạm vi của nghiên cứu này, việc tiếp cận nguồn vốn tự nhiên quan trọng nhất là đất đai và nguồn nước được lựa chọn để phân tích, so sánh giữa các nhóm hộ nông dân. Cơ hội để hưởng thụ các nguồn vốn tự nhiên khác như khí hậu, sự đa dạng sinh học,...về cơ bản sẽ không khác nhau giữa các nhóm hộ nông dân. Ngoài ra nghiên cứu cũng quan tâm tới vấn đề môi trường khi có sự xuất hiện của phát triển du lịch, những đánh giá và nhận xét của các nhóm đối tượng khác nhau về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới môi trường.
Kết quả điều tra cho thấy, số hộ có tổng diện tích đất trên 2.000m2 và từ
1.000 – 2.000m2 chiếm tỷ lệ lớn hơn. Đặc biệt số hộ nông dân có tổng diện tích đất trên 2.000m2 chiếm đa số. Trong phân loại đất của các hộ nông dân, tỷ lệ hộ nông dân có diện tích đất nông nghiệp trên 2.000m2 cũng phần lớn.
Bảng 4.13. Phân bổ diện tích đất của các hộdân
Diện tích đất
(m2)
Tổng diện tích đất Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất NTTS Đất ở
Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ)) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Không có 51 8,20 480 77,17 428 68,81 ≤ 100 15 2,41 5 0,80 0,00 7 1,13 95 15,27 100 - 300 23 3,70 32 5,14 7 1,13 24 3,86 280 45,02 300 - 500 18 2,89 35 5,63 17 2,73 45 7,23 209 33,60 500 - 1000 54 8,68 106 17,04 18 2,89 74 11,90 31 4,98 1000 - 2000 100 16,08 71 11,41 3 0,48 17 2,73 2 0,32 ≥ 2000 412 66,24 322 51,77 97 15,59 27 4,34 5 0,80 Tổng 622 100 622 100 622 100 622 100 622 100
Nguồn: Kết quả điều tra (2020)
Đối với đất lâm nghiệp và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS), tỷ lệ các hộ không có hai loại đất này lần lượt là 77,17% và 68,81%. Với đất ở, tỷ lệ hộ có diện tích từ 100 – 300m2 và 300 – 500 m2 cao hơn nhiều so với các hộ khác. Điện Biên là một tỉnh vùng núi, do đó nguồn lực tự nhiên là một ưu thế trong sinh kế của người dân so với các tỉnh khác. Quỹ đất rộng lớn là điều kiện tốt để phát triển du lịch, mở ra các khu du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, kinh doanh dịch vụ lưu trú. Các hộ có diện tích đất lớn cũng có lợi thế trong tiếp cận vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, để tận dụng những ưu thế về đất đai đòi hỏi người dân phải có kiến thức nhất định và có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Bởi nguồn đất không thể được khai thác hiệu quả nếu người dân mà đa số là người dân thuộc các dân tộc thiểu số chỉ sử dụng đất để tiến hành các hoạt động sinh kế nông nghiệp truyền thống. So sánh giữa tỷ lệ các hộ sử dụng loại đất có thể thấy rằng, phần lớn quỹ đất được các hộ nông dân đầu tư để phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Tại tỉnh Điện Biên, các loại cây nông nghiệp chủ yếu được trồng là lúa và ngô, là hai loại cây không đòi hỏi đầu tư và chăm sóc nhiều nhưng không cho hiệu quả kinh tế cao. Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả đang dần được chú trọng nhưng diện tích trồng vẫn còn khiêm tốn. Các nhóm hộ có đất lâm nghiệp thông qua hoạt động giao đất, giao rừng cho hộ, nhóm hộ và cộng đồng dân cư đã được tạo điều kiện để làm chủ trong sản xuất. Nhiều hộ đã phát huy tốt hiệu quả đất rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng. Bên cạnh đó, có nhiều hộ đã khai thác tốt tiềm năng đất đai, tổ chức sản xuất theo hướng nông, lâm kết hợp. Tuy nhiên, nhiều diện tích đất được giao không chính chủ, không có mốc, không ký biên bản bàn giao, không có sự chứng kiến của chủ đất liền kề…dẫn đến việc người dân không xác định được ranh giới đất rừng được giao để bảo vệ và phát triển rừng; xảy ra tranh chấp đất đai, việc theo dõi quản lý rừng chưa thường xuyên. Như vậy, để phát huy lợi thế về đất đai,phía chính quyền địa phương cần có những hành động nhanh chóng như: đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo quỹ đất sản xuất cho người dân trong đó có đồng bào di dân tự do; giải quyết các tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai; hỗ trợ người dân tiếp nhận các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp,…
Các nghiên cứu của Schott & cs. (2016), Mingming (2018), Tiwari (2014)
đã cho thấy phát triển du lịch ảnh hưởng lớn tới nguồn tài nguyên đất. Thông qua việc mua bán hoặc thu hồi đất, quỹ đất của người dân có thể tăng lên hoặc giảm đi. Tại tỉnh Điện Biên, việc kinh doanh du lịch như mở các khu du lịch, xây dựng
nhà nghỉ, khách sạn hoặc xây dựng các công trình công cộng phục vụ cho khách thăm quan cũng tác động tới tài nguyên đất của các hộ dân.
Hình 4.7. Ảnh hƣởng của phát triển du lịch tới quỹ đất của hộ dân
Nguồn: Kết quả điều tra (2020)
Mặc dù số lượng hộ bị giảm hoặc tăng diện tích đất do phát triển du lịch chiếm tỷ lệ nhỏ, lần lượt là 3,54% và 6,75% nhưng điều này cho thấy du lịch đã ảnh hưởng nhất định tới nguồn tài nguyên đất. Quá trình phỏng vấn các hộ có sự thay đổi diện tích đất cho thấy, các hộ bị giảm quỹ đất do các nguyên nhân chính như: bán cho các hộ kinh doanh du lịch hoặc bị thu hồi, giải tỏa để xây dựng các khu du lịch và để xây dựng các công trình công cộng phục vụ du lịch. Các hộ tăng diện tích đất thường để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, mở rộng các khu sinh thái… Mặc dù số lượng hộ nông dân bị mất đất chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số hộ điều tra nhưng đã đặt ra cho chính quyền các cấp các vấn đề kéo theo trong tương lai khi du lịch ngày càng phát triển và quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng tại tỉnh Điện Biên. Thực tế đã cho thấy, tại các vùng nông thôn, một loạt các hậu quả đi kèm khi người nông dân bị mất đất. Trước tiên phải kể đến là tình trạng thiếu việc làm. Lao động nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động cả nước nhưng lại tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất và cũng là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần. Với một tỉnh thuần nông như Điện Biên, việc dư thừa lao động và thiếu việc làm khi các hộ nông dân bị mất đất là hậu quả tất yếu. Trong khi đó, các chính sách chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao
3,54% 6,75% 89,71% Tăng Giảm Không đổi
động tại chỗ chưa được quan tâm đúng mức. Người lao động tại các vùng nông thôn của tỉnh Điện Biên đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đòi hỏi phải có thời gian dài. Đặc biệt, đối với lĩnh vực du lịch, người lao động cần có những kỹ năng, nghiệp vụ nhất định. Nếu chính quyền địa phương không làm tốt công tác lập kế hoạch chuyển đổi nghề cho các hộ nông dân bị mất đất sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực thay vì tích cực của phát triển du lịch. Thay vì tạo ra nguồn thu nhập cao hơn, ổn định hơn so với nông nghiệp, du lịch có thể khiến cho một số nhóm hộ bị giảm thu nhập và chỉ có nguồn thu bấp bênh hoặc dẫn đến tình trạng di cư lao động để kiếm việc làm.
Bênh cạnh đó, nhóm hộ nông dân bị mất đất cũng phải đối mặt với an ninh lương thực. Trước khi thu hồi đất, các hộ nông dân luôn có khả năng tự chủ về lương thực. Việc giảm đất nông nghiệp có thể dẫn đến mất an toàn lương thực. Ngoài ra, vấn đề giá nhà đất tăng cũng là một ảnh hưởng đã được để cập trong các nghiên cứu của Ahebwa (2012), Richard & Hall (2003). Khi các nhà đầu tư quan tâm tới bất động sản tại các điểm du lịch, bằng cách đẩy mạnh việc mua đất để hình thành nên các khu du lịch, khu vui chơi, nghỉ dưỡng hoặc chỉ để đầu cư sẽ đẩy giá đất lên cao. Trong khi người dân bán đất đi nhưng lại không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi rất ít từ du lịch. Tất cả những vấn đề này đòi hỏi chính quyền các cấp phải lường trước và có những kế hoạch cụ thể nhằm ứng phó và hỗ trợ các nhóm hộ nông dân.
Như vậy, tại tỉnh Điện Biên, phát triển du lịch hiện tại đã ảnh hưởng tới nguồn vốn đất đai của một số nhóm hộ. Một tỷ lệ nhỏ hộ mở rộng đất đai thông qua việc thu mua để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng,... Tỷ lệ hộ bị giảm quỹ đất do bán, bị thu hồi, giải tỏa mặc dù không cao nhưng cũng đặt ra cho tỉnh Điện Biên các vấn đề về sinh kế của hộ nông dân trong tương lai. Với nhu cầu du lịch ngày càng tăng, hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng được mở rộng sẽ ảnh hưởng tới một bộ phận người dân bị mất đất dẫn tới sinh kế truyền thống là nông nghiệp bị ảnh hưởng.
Bên cạnh tài nguyên đất, nguồn nước cũng là một trong các yếu tố quan trọng trong vốn tài nguyên của các hộ nông dân. Đối với con người, nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Với một tỉnh nông nghiệp như Điện Biên, nguồn nước càng trở nên quan trọng với các hộ nông dân. Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loài cây trồng và vật nuôi không thể
phát triển. Đối với ngành du lịch, nguồn là là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với du lịch đường sông, đường biển. Bên cạnh đó, nguồn nước trong các khu du lịch, điểm nghỉ dưỡng, trong các nhà hàng, khách sạn là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới khách du lịch.
Với đặc điểm tự nhiên đa dạng, người dân tỉnh Điện Biên thường sử dụng