Yếu tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đào tạo nhân lực tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.3.1 Yếu tố môi trường bên ngoài

1.3.1.1. Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng“rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực nói riêng. Môi trường này là yếu tố quyết định doanh nghiệp có cần phải thường xuyên đào tạo nhân viên hay không.”Nếu doanh nghiệp hoạt động có môi trường mà ở đó có sự năng động và hiệu quả rất lớn thì doanh nghiệp không thể không liên tục nâng cao khả năng thích nghi của mình bằng cách đào tạo đội ngũ lao động của mình.“Môi

trường kinh tế xã hội đòi hỏi doanh nghiệp phải thực sự linh hoạt và năng động hơn các đối thủ của mình nến không muốn bị tụt hậu hoặc bị loại bỏ. Điều này thúc đẩy họ không ngừng phát triển hệ thống đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được nhu cầu của thịtrường.”

1.3.1.2. Pháp luật và chính sách của nhà nước

“Các quy định của pháp luật cũng chi phối đến công tác đào tạo. Những quy định này đã được đưa vào Bộ Luật lao động; Luật dạy nghề; Chính sách cải cách giáo dục... Đây được coi là cơ sở pháp lý yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh trên đất nước Việt Nam đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong các điều Luật có quy định về quyền và nghĩa vụ của bên đào tạo và bên được đào tạo. Đây là một trong những điểm thuận lợi giúp cho doanh nghiệp và người lao động có cơ sở pháp lý để giải quyết nếu xảy ra tranh chấp trong công tác đào tạo nhân lực.”

1.3.1.3. Sự tiến bộ khoa học công nghệ

“Khoa học công nghệ phát triển làm xuất hiện những ngành nghề mới, đòi hỏi người lao động phải trang bị những kiến thức và kỹnăng mới. Do đó, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp càng trở nên cần thiết hơn.

Công nghệ mới có thể tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻhơn và chất lượng cao hơn, làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Các doanh nghiệp có công nhân lành nghề giỏi nhưng công nghệ không cao cũng không thể cạnh tranh với doanh nghiệp có khoa học kỹ thuật hiện đại. Sự ra đời của công nghệ mới và khả năng chuyển giao công nghệ mới này đòi hỏi người sử dụng phải am hiểu một cách sâu sắc, rõ ràng. Vì vậy cần phải đào tạo người lao động để có thể sử dụng máy móc kỹ thuật hiện đại và nhanh chóng nắm bắt kiến thức, kỹnăng sử dụng, vận hành một cách hiệu quả nhất đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.”

“1.3.1.4. Thịtrường lao động

Sự biến động của cung cầu lao động trên thị trường lao động ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo trong doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu thì việc tuyển dụng lao động sẽ dễ dàng hơn từ đó doanh nghiệp giúp giảm áp lực cho công tác

đào tạo. Ngược lại, nếu cung lao động thấp hơn cầu lao động thì những công việc còn trống còn rất nhiều, lao động đó khan hiếm doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng và tăng thêm áp lực cho công tác đào tạo.”

Ngoài ra, việc cung lao động nhiều đã được đào tạo đúng ngành nghề mà doanh nghiệp cần thì việc đào tạo sẽ dễdàng hơn vì bản thân họđã có kiến thức nền tảng, chỉ yếu về kỹ năng do ít kinh nghiệm, thực hành. Ngược lại, nếu cung lao động chưa được qua đào tạo thì công tác đào tạo sẽ vất vảhơn vì phải đào tạo mới. Qua đó, doanh nghiệp sẽ biết được cung về lao động sẽ đáp ứng đến đâu so với nhu cầu lao động của doanh nghiệp về sốlượng và chất lượng.

1.3.1.5. Đối thủ cạnh tranh

“Để có một vị thế vững chắc trong một môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì buộc các doanh nghiệp phải biết sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực của mình đặc biệt là nguồn lực con người. Những doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt, chính sách đào tạo tốt, chú trọng chất và lượng của công tác đào tạo thì sẽluôn thu hút được nguồn lao động hợp lý, chất lượng cao. Ngược lại, người lao động sẽ có xu hướng chuyển sang những doanh nghiệp khác mở ra cho họ cơ hội thăng tiến, học tập, đào tạo tốt hơn thậm chí là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp họđang làm việc.”

Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải ý thức được sựđe dọa của các đối thủ cạnh tranh và đưa ra những chính sách phù hợp nhằm giảm được các rủi ro trong hoạt động.“Một trong các chính sách đó là các chính sách đào tạo nhân lực phù hợp với sự cạnh tranh, tạo ra một đội ngũ đủ mạnh để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thịtrường.”

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đào tạo nhân lực tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)