6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.3.2 Yếu tố môi trường bên trong
1.3.2.1 Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của công ty
Mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh nghiệp tác động mạnh mẽđến công tác đào tạo nhân lực.“Chính mục tiêu, chiến lược quyết định đến hướng phát triển của doanh nghiệp, từ đó đặt ra những yêu cầu cho công việc trong thời gian tới có khả năng đáp ứng được công việc hay không? Sốlượng đi đào tạo nhiều hay ít, bộ
phận nào có người đi đào tạo, kinh phí đào tạo bao nhiêu để quyết định hình thức đào tạo và phương pháp đào tạo phù hợp. Các hoạt động đào tạo cần phản ánh tầm nhìn, chiến lược của tổ chức. Doanh nghiệp cần có khả năng phân tích quan hệ rõ ràng giữa đào tạo, phát triển với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.”
1.3.2.2 Đặc điểm, cơ cấu lao động của công ty
Đối với một doanh nghiệp quy mô lao động nhiều thì biến động nhân sự: số lượng nghỉ hưu, thuyên chuyển công việc… sẽ nhiều hơn. Theo tính chất công việc, nếu lao động trực tiếp nhiều thì đặc điểm công việc phải phù hợp với trình độ dẫn đến biến động nhân sự sẽ ít hơn.“Đây là căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo nhân viên, lựa chọn phương pháp, hình thức, nội dung đào tạo phù hợp. Các yếu tố như trình độ, chuyên môn, tay nghề, năng lực, các đặc tính cá nhân của người lao động quyết định ai là người cần thiết được đào tạo. Trình độ nhân viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo trong doanh nghiệp. Nếu trong doanh nghiệp, nhân viên đều có trình độ học vấn và chuyên môn nhất định thì họ sẽ dễ dàng nắm bắt công việc và có nhu cầu nâng cao hơn trình độ. Đồng thời, người đào tạo sẽ dễdàng hơn trong việc truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm. Còn nếu nhân viên có trình độ thấp hơn, là lao động phổ thông thì cần có phương pháp đào tạo riêng, nội dung cơ bản.”
Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính:“Về độ tuổi, nếu doanh nghiệp có cơ cấu lao động trẻhơn thì nhu cầu đào tạo có khảnăng cao hơn. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm lý của người lao động khi càng lớn tuổi thì nhu cầu học tập càng giảm đi. Về giới tính cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo,”thông thường trong một tổ chức nếu tỷ lệ nữ cao hơn nam giới thì nhu cầu đào tạo sẽ thấp và ngược lại.
1.3.2.3 Quan điểm, tư duy của nhà quản trị
Quan điểm, thái độ của lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công tác đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp.“Lãnh đạo sẽ là người định hướng các chính sách trong đơn vị, trong đó có chính sách đào tạo nhân lực. Nếu nhà lãnh đạo quan tâm dành nhiều thời gian và tài chính cho công tác đào tạo nhân lực thì việc đào tạo sẽđược tiến hành bài bản và có kết quảcao hơn do sự chỉ đạo sát sao trong quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu không được quan tâm thì ít có những chế độ,
chính sách phù hợp cho công tác đào tạo, không tiến hành thường xuyên, hiệu quả không được theo mong muốn.”
1.3.2.4 Nguồn lực tài chính của công ty
Đây là một nhân tố rất quan trọng khi đưa ra quyết định đào tạo nhân lực vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi bao nhiêu cho quá trình đào tạo.“Để việc đào tạo đạt hiệu quả cao, tổ chức cần lựa chọn phương pháp đào tạo sao cho chi phí nằm trong khảnăng cho phép và phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu tổ chức có nguồn tài chính mạnh thì có thể đầu tư nhiều hơn như tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp, mời chuyên gia, đào tạo từ xa. Ngược lại, nguồn tài chính eo hẹp thì tổ chức thường thu hút nhân lực bằng những phương pháp ít tốn kém chi phí hơn như đào tạo nội bộ kèm cặp chỉ dẫn, luân phiên và thuyên chuyển. Do vậy, trong quá trình đào tạo doanh nghiệp cần căn cứ vào ngân quỹđào tạo, cân đối một cách hợp lý các khoản chi phí và phải lên kế hoạch sử dụng một cách cụ thểđể có thể quyết định, lựa chọn các hình thức và phương pháp đào tạo làm sao cho kết quả đạt được là tối ưu nhất.”
1.3.2.5 Quan hệ giữa nhân viên và văn hóa công ty
Trong một tổ chức có quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh, tạo hứng khởi từ bên trong tổ chức được tiến hành đào tạo thuận lợi hơn.“Một tổ chức có quan hệ lao động lành mạnh cũng dễ dàng thu hút học viên tham gia đào tạo do phần lớn học viên đều mong muốn có tâm lý thật thoải mái, giao tiếp cởi mở, gần gũi trong quá trình học tập mà ở đó không có mâu thuẫn giữa người học và người giảng dạy. Ngược lại, nếu quan hệ lao động không lành mạnh có sự mâu thuẫn từ bên trong tổ chức, vấn đề đào tạo nhân lực sẽ có nhiều khó khăn, đặc biệt là những trở ngại về tâm lý.”Vì vậy, khi thực hiện đào tạo cần phải chú ý đến việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh nhằm tạo mối quan hệ tốt giữa giảng viên và học viên để kết quả đào tạo được tốt hơn.
“Đồng thời, bầu không khí văn hóa doanh nghiệp cũng tác động lớn đến công tác đào tạo. Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa của mình. Công ty cũng có những văn hóa riêng của mình.”Nó là bầu không khí xã hội và tâm lý của doanh nghiệp. Bầu
không khí văn hóa của công ty ảnh hưởng đến sự thành công trong tổ chức và hậu quả là ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên cũng như ảnh hưởng đến khảnăng sinh lời của công ty.
1.3.2.6 Năng lực của bộ phận chuyên trách vềđào tạo nhân lực của công ty
“Năng lực của các cán bộ chuyên trách về lĩnh vực đào tạo cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Những cán bộ chuyên trách phải là những người có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đảm nhận và thực hiện hiệu quả nhất mọi khâu của công tác này. Họ không chỉ có đủ trình độ chuyên môn mà còn phải có đầy đủ các kiến thức cần thiết khác như: các kiến thức về khoa học xã hội hay hành vi cư xử để phục vụ cho công việc của mình.”Như vậy, họ phải có đầy đủ năng lực chuyên môn, kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, thái độthì đánh giá học viên trong quá trình đào tạo sẽđạt hiệu quả cao; doanh nghiệp sẽ tìm kiếm được những nhân viên phù hợp với yêu cầu của công ty giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình đào tạo.
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(EVNHANOI)