Đánh giá môi trường thể chế Việt Nam dựa trên Chỉ sốc ạnh tranh toàn cầu (GCI)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 72 - 76)

cu (GCI)

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) thực hiện thường niên, bắt đầu từ năm 1979. Từ năm 2005 tổ chức này sử dụng Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index - GCI) dựa trên ý tưởng ban đầu của Klaus Schwab như

một công cụ để đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh quốc gia; những điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế các nước, cũng như nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của một nước và các yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bền vững.

Năng lực cạnh tranh (Competitiveness) được WEF định nghĩa là tập hợp các thể

chế, chính sách và các nhân tố khác quyết định đến năng suất của một nền kinh tế. Để

phù hợp với bối cảnh đang thay đổi về công nghệ, phân cực chính trị và tình hình kinh tế thế giới, Diễn đàn kinh tế thế giới đã thay đổi cách xếp hạng và đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu, trong đó quan tâm nhiều hơn tới các yếu tố giúp nâng cao thu nhập của người dân và các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng dài hạn. Chỉ số mới này có tên gọi là “Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0)”. Chỉ số này được bổ sung với vai trò là chỉ số tham khảo vào năm 2017 và được chính thức áp dụng vào công bố của Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018. Vì vậy, xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 không so sánh được với xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu trước đây (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Do vậy, trong các phân tích dưới đây các số

Từ trước năm 2018, chỉ số GCI là sự kết hợp của 114 chỉ số thành phần, và

được chia làm 12 nhóm trụ cột với ba nền tảng, gồm: (1) Các lợi thế tự nhiên, (2) NLCT vĩ mô và (3) NLCT vi mô. 12 nhóm trụ cột bao gồm: thể chế, môi trường kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục tiểu học, giáo dục và đào tạo đại học, hiệu quả

thị trường lao động, hiệu quả thị trường hàng hóa, phát triển thị trường tài chính, quy mô thị trường, sẵn sàng công nghệ, trình độ phát triển của môi trường kinh doanh và năng lực đổi mới sáng tạo. Các trụ cột này lần lượt được tổ chức thành ba nhóm con: yêu cầu cơ bản, nâng cao hiệu quả và các yếu tố đổi mới và tinh tế. Ba phân nhóm

được đưa ra các trọng số khác nhau trong tính toán Chỉ số tổng thể, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, nhưđược xác định bởi GDP bình quân đầu người và tỷ trọng xuất khẩu được thể hiện bằng nguyên liệu thô.

Trong đó, chỉ số thể chế bao gồm yếu tố thể chế công (Public Institution) và yếu tố thể chế tư (Private Institution) với các cấu phần: Hiệu lực của Chính phủ

(Government Efficiency), Đạo đức và tham nhũng (Ethics and Corruption), Quyền sở

hữu (Property Rights), Ảnh hưởng phi pháp (Undue Influence), An ninh (Security), thể

chế tư. Chỉ số thể chế tổng hợp được tính từ tổ hợp thể chế công và thể chế tư như sau:

Thể chế= 0.75*Thể chế công+0.25*Thể chế tư

Chỉ số thể chế công là trung bình cộng của 5 chỉ số: Quyền sở hữu, Đạo đức và tham nhũng, Ảnh hưởng phi pháp, Hiệu lực của Chính phủ, An ninh.

Hình 3.4: Chất lượng thể chế của Việt Nam (2008-2017)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ cơ sở dữ liệu bộ Global competitiveness Index

3 3,5 4 4,5 5 5,5 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Quyền sở hữu (Property rights)

Đạo đức và tham nhũng

(Ethics and corruption)

Ảnh hưởng phi pháp (Undue influence) An ninh (Security ) Thể chế công (Public institutions) Thể chế tư (Private institutions) Hiệu lực của chính phủ (Government Efficiency)

Theo đó, hình 3.4 biểu diễn xu hướng của tổ hợp các yếu tố cấu thành của chỉ

số thể chế từ năm 2008-2017. Tương tự với chỉ số quản trị toàn cầu, thì chỉ số GCI cho thấy chỉ số an ninh luôn có điểm cao nhất so với các chỉ số còn lại. Chỉ sốan ninh cao nhất đạt 4.95 điểm năm 2012, thấp nhất là 4.42 năm 2014. Năm 2017 chỉ số này đạt 4.78 điểm, tuy nhiên nếu nhìn chung trong cả thời kỳ thì chỉ số này có giảm nhẹ. Chỉ

số đạo đức tham nhũng được cải thiện hơn trong giai đoạn này khi năm 2008 đạt 3.2

điểm, và năm 2017 tăng lên 3.44 điểm.

Yếu tố Ảnh hưởng phi pháp có cải thiện trong giai đoạn 2006 -2010, sau đó giảm sâu vào năm 2011 và 2012 rồi dần hồi phục cho đến năm 2016. Tuy nhiên, do yếu tố còn tồn tại sự thiên vị trong các quyết định của quan chức chính phù nên điểm số này vẫn còn rất thấp.

Yếu tố Hiệu lực của Chính phủ tăng đều trong giai đoạn 2006 – 2010, nhưng không duy trì đươc cho các năm sau. Vì vậy, điểm số nă 2016 vẫn thấp hơn năm 2010. Nguyên nhân của sự biến động này được cho là bắt nguồn từ lãng phí chi tiêu công và gánh nặng trong các quy định của Chính phủ.

Chỉ số thể chế và các yếu tố hợp phần bắt đầu giảm sâu vào năm 2011 và vẫn chưa được phục hồi vào năm 2015.

Nhìn chung, phân tích các bộ chỉ số cho thấy chất lượng thể chế của Việt Nam

đang dần được cải thiện, nhưng tốc độ diễn ra chậm. Hơn nữa, chất lượng thể chế vẫn còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới và các nước trong khu vực. Có thể thấy rằng vấn đề thể chế và chất lượng thể chế ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, chất lượng thể chế hay vấn đề cải cách thể chế không được duy trì ồn

định và liên tục. Chính phủ và các chuyên gia đã có những kêu gọi cải cách về thể chế

kinh tế trong nhiều năm qua. Tuy nhiên nếu nhìn từ kết quả của các chỉ số chất lượng thể chếđược công bốở các tổ chức quốc tế như (GCI, WGI) thì các chỉ sốđược duy trì không ổn định, năm tăng và năm giảm. Do vậy, các chỉ sốđánh giá chất lượng thể chế

không có nhiều sự cải thiện trong 10 năm qua.

Thứ hai, chất lượng thể chế công không có nhiều sự cải thiện và chất lượng thể

chế tư thì cải cách khá chậm chạp. Như kết quả phân tích diễn biến chỉ số GCI ở mục 3.1.2 cho thấy chỉ số thể chế tư không có nhiều sự cải thiện trong 2008-2017, thậm chí chất lượng thể chế năm 2017 chưa hồi phục lại được mức 2008 sau khi bị giảm kể từ

khu vực tư nhân của Việt Nam còn nhiều hạn chế như: “nhiều doanh nghiệp tư nhân còn kinh doanh theo tình huống ngắn hạn; ý thức tự giác chấp hành pháp luật còn hạn chế. Một bộ phận doanh nhân còn thiếu kinh nghiệm quản lý, thậm chí thiếu trách nhiệm với xã hội, vì lợi ích cục bộ mà có những hoạt động kinh doanh gây tác động tiêu cực đến môi trường” (Nguyễn Mạnh Hùng, 2018).

Thứ ba, chất lượng của các quy định và chính sách còn yếu và chưa được thực thi hiệu quả. Như những phân tích ở trên thì chất lượng các quy định là một trong những chỉ tiêu thể hiện chất lượng thể chế, và chất lượng thực thi các quy định sẽ phản ánh chất lượng của nền quản trị. Tuy nhiên, chỉ số chất lượng các quy định từ năm 1996 đến nay có giảm, nhưng rất chậm chạp và vẫn ở dưới mức trung bình của thế

giới. Trong khi đó, chỉ số hiệu lực của chính phủ (thể hiện chất lượng của dịch vụ

công, hoạt động của các cơ quan chính phủ, thực thi các chính sách quy định, .v.v) có cải thiện so với năm 1996 (chuyển từ mức chỉ số âm sang mức chỉ số dương), nhưng vẫn ở mức yếu so với các nước trong khu vực, và dưới mức trung bình của thế giới. Sự

chồng chéo trong các quy định và luật lệ, sự phức tạp trong các thủ tục hành chính, và sự yếu kém trong việc thực thi và triển khai các chính sách quy định sẽ là những lực cản để tạo dựng một môi trường kinh doanh thân thiện, và trong sạch ở Việt Nam.

3.2. Thực trạng chất lượng thể chế địa phương

Hiện nay Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh/thành phố, với 5 thành phố trực thuộc trung ương. Sự đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và

địa phương theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa IX (2004) với yêu cầu phân cấp “trên từng ngành, từng lĩnh vực một cách đồng bộ, bảo đảm hiệu lực quản lý thống nhất, xuyên suốt của Trung ương đối với địa phương và khuyến khích tính sáng tạo, tự

chịu trách nhiệm của các địa phương” đã góp phần tạo ra một môi trường thể chế riêng của các địa phương (tỉnh). Bởi vậy, việc đánh giá chất lượng thể chếđịa phương (cấp tỉnh) là xem xét chất lượng của các luật, các quy định và việc thực thi chúng, chất lượng của các cơ quan công quyền của địa phương trong việc thực thi và điều hành các chính sách và luật lệđó. Trong phần này, dựa trên các bộ chỉ sốđo lường chất lượng thể chế cấp địa phương được thực hiện gần đây, nghiên cứu xem xét thực trạng và các khía cạnh khác nhau của chất lượng thể chế cấp địa phương của Việt Nam.

Như đã trình bày ở chương 2, đánh giá chất lượng thể chế gồm nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi nghiên cứu, mỗi tổ chức dựa trên các góc nhìn về thể chế sẽđưa ra các tiêu chí đánh giá nhất định. Các đánh giá chất lượng thể chế thường dựa trên việc lượng hóa các tiêu chí đánh giá chất lượng thể chế bằng các bộ chỉ số. Trong chương 2

của luận án đã nêu định nghĩa và các trụ cột đo lường chất lượng thể chế. Phân tích dưới đây đánh giá chất lượng thể chế của Việt Nam dựa vào các trụ cột đo lường thể

chế trong chương 2 (xem mục 2.2.4) và hai bộ chỉ số được thu thập và xây dựng hàng năm từ năm 2006 cho đến nay dưới hai góc nhìn khác nhau: (i) góc nhìn của người dân với bộ PAPI đánh giá chất lượng quản trị và các dịch vụ hành chính công (dữ liệu chỉ

có từ 2011-2018, (ii) góc nhìn của doanh nghiệp với bộ PCI đi sâu vào đánh giá chất lượng môi trường thể chế hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)